Những phương pháp chữa bệnh mất ngủ hiệu quả
Mất ngủ kéo dài thường ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như chất lượng sống của người bệnh. Hiệu suất làm việc giảm, tâm lý không ổn định, khẩu vị kém, trầm cảm, lo âu, dễ cáu gắt…
Những phương pháp chữa bệnh mất ngủ hiệu quả
Một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh mất ngủ
Lá vông nấu canh, tâm sen 8g. Cách dùng: đun uống
Phục thần 8g, táo nhân xao 12g, đan sâm 12g. đương qui 12g. Cách dùng: sắc uống.
Liên tâm 8g, sinh thảo quyết minh 20g. hoè hoa 12g. Cách dùng: sắc uống.
Dùng 50g hạt táo chua, giã nhỏ. Đun sôi kỹ với 300ml nước trong 15 phút. Dùng nước này uống hàng ngày trước khi đi ngủ giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn. Tinh dầu có trong hạt táo có tác dụng dưỡng não, an thần.
Lấy 100g cùi nhãn tươi với 200ml nước, nấu thành canh, để nguội. Dùng hàng ngày, trước khi đi ngủ 30phút. Canh từ cùi nhãn tươi giúp cho việc lưu thông máu lên não trở nên dễ dàng, tránh suy nhược thần kinh, giúp giảm căng thẳng và đau đầu.
Hấp chín 200gram hoa bách hợp. Cho thêm 1 lòng đỏ trứng gà và 50 gram đường phèn rồi trộn đều.Sau đó tiếp tục hấp cách thuỷ trong vòng 10 phút. Nên dùng nóng trước khi đi ngủ 1 tiếng. Hoa bách hợp có tính hàn, giúp ngủ ngon và điều hoà hoạt động của hệ thần kinh. Dùng thường xuyên có thể tránh được các bệnh như: đau đầu, suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ…
Dùng 200 gram táo đỏ tươi và 500ml nước, sắc lấy nước. có thể dùng nước này thay nước uống hàng, giúp bổ thận, mát gan, tinh thần thoải mái.
Lấy 10gram quế khô trộn với 100 gram hạt sen tươi và 300ml nước. Nấu kĩ thành canh. Có thể cho thêm một chút đường phèn. Quế và hạt sen có tác dụng an thần, ngủ ngon, dưỡng sắc. Người già, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh nên thường xuyên dùng loại canh này.
Dùng 50gram đậu xanh và 10 gram đường phèn nấu kỹ với 200ml nước. Dùng khi còn nóng. Khi dùng có thể cho thêm chút sữa. Món canh này thích hợp với mọi người, nhất là những người mất ngủ lâu ngày, hoặc thường xuyên phải làm việc căng thẳng.
Mắc cỡ (trinh nữ), theo tài liệu cổ, mắc cỡ có vị ngọt, se, tính hơi hàn, ít độc, tác dụng an thần, làm dịu thần kinh, giảm đau, long đàm, chống ho, hạ nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu. Toàn cây chứa ancaloit là mimosin và crocetin, flavonosit. Trong lá và rễ đều có selen nên chữa đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Dân gian thường dùng nước sắc của mắc cỡ hoặc phối hợp với một số vị khác chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ. Mỗi ngày dùng 20 gam sắc lấy khoảng 100ml uống mỗi tối trước khi đi ngủ.
Lạc tiên, còn được gọi là dây nhãn lồng, chùm bao, tên khoa học là Passiflora foetida. Dân gian tin rằng dùng đọt lá luộc chín làm rau trị mất ngủ rất hiệu quả. Trong lạc tiên có chứa cyanohydrin glycoside, sulphate ester, tetraphylline A, B, deidaclin, volkenin, passiflorin. Nhiều nước châu Âu đã ly trích chất passiflorin từ lạc tiên để bào chế thành một loại thuốc an thần nhẹ, giúp những người lớn tuổi dễ ngủ.
Hoa nhài là cây thân gỗ, thường mọc thành bụi, lá bóng cả hai mặt, phiến lá hình bầu dục hơi trái xoan, mọc đối. Hoa trắng, mọc thành cụm ở nách lá hay ngọn cây. Nếu bị mất ngủ kéo dài, hãy lấy rễ hoa nhài 100-200 g, ngâm trong 1 lít rượu trắng 35-40 độ. Mỗi ngày uống 10-20 ml trước khi đi ngủ. Nếu không uống được rượu, có thể dùng rễ nhài hãm uống thay trà. Hoặc, hoa nhài 10 g, tâm sen 10 g, hạt muồng (quyết minh tử) 12 g ( sao đen). Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống 3-5 ngày liên tục.
Mất ngủ do làm việc quá sức hoặc suy nghĩ lo âu căng thẳng, kèm theo là biểu hiện hay hốt hoảng, thấp thỏm lo âu, tim hồi hộp, hay quên, chân tay mỏi rũ, ăn uống kém, sắc da không tươi nhuận, cả đêm không ngủ được, hoặc lúc ngủ lúc thức, hay nằm mơ, dễ tỉnh giấc. Lấy củ mài sao vàng, hạt sen để cả tim (sao) mỗi thứ 20 g; lá dâu, long nhãn, áo nhân (sao), lá vông, bá tử nhân mỗi thứ 10 g; sắc uống mỗi ngày.
Mất ngủ kèm theo triệu chứng buồn bực, ù tai, đau lưng, uể oải không muốn làm việc, nóng nảy bứt rứt, có cảm giác bốc hỏa lên đầu mặt, đau đầu choáng váng, tâm phiền miệng khát, đêm ra mồ hôi trộm…Dùng bài thuốc: Đậu đen, hạt sen để cả tim (sao), lá vông, lá dâu tằm mỗi thứ 20 g; lạc tiên, thảo quyết minh, mè đen mỗi thứ 10 g; vỏ núc nác 6 g; sắc uống.
Ngủ không yên, người nhút nhát, hay cáu gắt, hư phiền, ngủ không yên, hay chiêm bao vớ vẩn: Hạt sen, táo nhân sao đen mỗi thứ 40 g, sắc uống.
Video đang HOT
Mất ngủ kèm theo đầy tức vị quản, ợ hơi, khó chịu hoặc ăn ít, đại tiện không thông hoạt, bụng đau, chân tay bủn rủn: Trần bì, la bạc tử, chỉ thực mỗi thứ 10 g; hương phụ 12 g, mộc hương 15 g, sắc uống.
Ngoài ra, dân gian cũng có nhiều vị thuốc chữa mất ngủ từ cây cỏ, chẳng hạn như lạc tiên (chùm bao, nhãn lồng). Có thể dùng riêng, luộc hoặc hấp và ăn như rau; hoặc phối hợp với lá dâu tằm, lá vông, tim sen nấu nước uống.
Hỗ trợ điều trị mất ngủ bằng các biện pháp tự nhiên và thảo dược
Uống sữa ấm
Nếu bị mất ngủ, bạn hãy uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ. Sữa hạnh nhân là một nguồn cung cấp canxi tuyệt vời, giúp não tạo ra melatonin (một loại hormone giúp điều hòa giấc ngủ). Ngoài ra, uống sữa ấm còn giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu và thư giãn nên dễ ngủ hơn.
Ăn đồ ăn nhẹ có tính chất gây buồn ngủ
Theo Shelby Harris, tiến sĩ tâm lý, giám đốc chương trình y tế giấc ngủ hành vi tại Trung tâm Rối loạn Giấc ngủ, thuộc Trung tâm Y khoa Montefiore, Bronx, New York, Mỹ: Các loại thực phẩm gây ngủ tốt nhất là sự kết hợp giữa protein và carbohydrate. Bạn nên ăn 1/2 quả chuối với 1 thìa súp bơ đậu phộng hoặc bánh quy lúa mạch với phô mai trước khi đi ngủ 30 phút.
Trà tâm sen
Tâm sen (tên dùng trong Đông y là liên tâm), được sử dụng từ lâu như một loại trà thảo mộc có tác dụng an thần, thanh nhiệt, giúp ngủ ngon. Tâm sen có chứa alkaloid, flavonoid cùng các axit amin. Alkaloid trong tâm sen có tác dụng giúp ngủ ngon nhưng cũng dễ gây độc với cơ thể nếu dùng quá liều.
Lưu ý là bạn không nên sử dụng trà tâm sen quá thường xuyên và kéo dài trên 1 tháng.
Ngoài ra, việc ăn các món chè hạt sen như: chè hạt sen củ năng, chèn hạt sen long nhãn… cũng giúp ngủ ngon hơn.
Rễ cây nữ lang (Valerian)
Từ thời cổ đại, rễ cây nữ lang đã được sử dụng để cải thiện các vấn đề về giấc ngủ. Rễ của loại thảo dược này giúp an thần, chống mất ngủ nhưng phải sử dụng vài tuần mới đem lại kết quả. Các dạng bào chế của loại thảo dược này là trà, thuốc ngâm rượu, thuốc viên. Hãy trao đổi với bác sĩ về liều lượng sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Hoa cúc La Mã (Chamomile)
Cúc La Mã là một loại thảo mộc lâu đời nổi tiếng ở Ai Cập cổ đại, Hy Lạp và La Mã. Trà hay tinh dầu hoa cúc La Mã thường được sử dụng để khắc phục chứng mất ngủ nhờ tính chất giúp thư giãn, an thần.
Lưu ý là bạn không nên sử dụng cúc La Mã nếu từng dị ứng với hoa hướng dương, nấm mốc, hoa cúc.
Tinh dầu hoa oải hương
Tinh dầu hoa oải hương có tác dụng làm dịu thần kinh và có thể hữu ích với một số người bị mất ngủ. Bạn có thể xông tinh dầu hoa oải hương hay thử tắm nước ấm có bổ sung loại tinh dầu này trước khi đi ngủ để thư giãn cơ thể và tâm trí.
Ngoài ra, bạn có thể dùng tinh dầu sả, tinh dầu gỗ hoàng đàn, tinh dầu hoa ngọc lan, tinh dầu cam hương Bergamot… để có giấc ngủ ngon hơn.
Yoga và thiền định
Sự gia tăng hoạt động cơ bắp và trí não phải suy nghĩ nhiều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Việc thực hiện các kỹ thuật này nhằm làm cho cơ bắp và tâm trạng thư giãn là phương pháp điều trị chứng mất ngủ hiệu quả.
Ai cũng có thể học kỹ thuật này nhưng thường phải mất đến vài tuần mới có thể thực hành thuần thục. Một số nghiên cứu cho rằng việc tập yoga hay thực hành thiền định thường xuyên giúp tăng nồng độ melatonin trong máu, nên thúc đẩy một giấc ngủ ngon.
Ngoài ra, y học cổ truyền dùng phương pháp châm cứu để cải thiện chất lượng giấc ngủ giúp điều trị chứng mất ngủ. Đôi khi, các bác sĩ Đông y sẽ kết hợp thảo dược với châm cứu để nâng cao hiệu quả điều trị.
Một số cách chữa bệnh mất ngủ khác
Điều chỉnh thời gian biểu
Đầu tiên, chỉnh sinh hoạt, sắp xếp thời gian làm việc một cách khoa học. Điều này giúp hình thành phản xạ đi ngủ đúng giờ và dậy đúng giờ.
Trước khi đi ngủ, tuyệt đối không ăn no và uống nhiều nước.
Nhiệt độ trong phòng ngủ phải mát vừa phải, tránh quá lạnh hoặc quá nóng.
Tránh ngủ nhiều ban ngày.
Hạn chế mang vào phòng ngủ những thứ có thể ảnh hưởng giấc ngủ như tivi, máy vi tính, điện thoại…
Có thể tắm nước ấm để cơ thể thư giãn trước khi ngủ khoảng một đến hai tiếng. Khôngnên tắm trễ bằng nước lạnh và tắm sát giờ ngủ.
Tập thể dục và vận động thường sẽ xuyên giúp cơ thể xua tan đi mệt mỏi.
Khi lên giường ngủ, không nên làm gì. Nếu cảm thấy không thể ngủ được, sau 10-15 phút, hãy đứng dậy đi làm một việc khác.
Nhiệt độ, độ ẩm môi trường: Môi trường quá ẩm sẽ gây ngột ngạt, quá khô khiến người bệnh đau họng, khô mũi miệng, khó ngủ.
Nếu khi ngủ dậy, bạn thường có cảm thấy ê ẩm hay đau lưng thì có thể là do chăn gối được làm từ vật liệu không thích hợp.
Không nên uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ.
Thư giãn tâm lý
Không suy nghĩ đến những áp lực, căng thẳng trước khi ngủ. Sau khi vừa kết thúc công việc trí óc hoặc chân tay nặng nhọc, không nên ngủ ngay. Thay vào đó, nên trò chuyện vui vẻ với bạn bè và người thân, đọc sách, đi dạo hay làm việc nhẹ nhàng. Ngoài ra, các hoạt động giãn cơ, thiền, yoga cũng có nhiều lợi ích cho giấc ngủ.
Thuốc và thực phẩm hỗ trợ
Nếu đã áp dụng các biện pháp thông thường trên mà vẫn cảm thấy khó ngủ thì các loại thực phẩm chức năng hay thuốc ngủ đôi khi là cần thiết. Nếu mất ngủ do bệnh lý tâm thần, trầm cảm, lo âu, rối loạn nhịp thức ngủ chu kỳ… thì nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị hợp lý. Đặc biệt, không nên lạm dụng thuốc ngủ, chỉ sử dụng thuốc ngủ hay kể cả thực phẩm chức năng hỗ trợ giấc ngủ một cách hạn chế và khi thật cần thiết, theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc gây buồn ngủ sẽ tạo tác động ức chế hệ thần kinh. Điều này khiến cơ thể rơi vào trạng thái ngủ mà không phải xuất phát từ giấc ngủ tự nhiên. Do đó sẽ cực kì nguy hiểm khi lạm dụng nó. Những loại thuốc này nên được chỉ định khi thật cần thiết và từ thầy thuốc có chuyên môn.
Theo thoidai
Người trẻ cũng mất ngủ
Theo các chuyên gia y tế, tình trạng mất ngủ hay còn gọi rối loạn giấc ngủ (RLGN) ngày càng phổ biến và có xu hướng gia tăng ở người trẻ (từ 18 đến 30 tuổi). Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do áp lực cuộc sống, lo âu và nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm.
1.001 nguyên nhân
Tại phòng khám Bệnh viện (BV) Đại học Y dược 1, chị N.T.N. (45 tuổi, ngụ tại Bình Dương) thở dài kể: "Con gái tôi mới 23 tuổi nhưng bị mất ngủ từ 5 tháng qua. Cứ tối đến là trằn trọc không ngủ được. Bác sĩ chẩn đoán cháu mất ngủ do mắc phải hội chứng rối loạn lo âu. Nguyên nhân gây ra hội chứng này là do người bệnh thường xuyên lo sợ điều xấu sẽ xảy ra bất chợt với mình".
Khác với cô gái này, em N.T.L (16 tuổi, ngụ tại huyện Bình Chánh, TPHCM) bị mất ngủ 3 tháng nay vì áp lực trong học tập. Việc học khiến em mệt mỏi. Suốt ngày vì muốn có điểm cao nên lao vào học, em bị áp lực về điểm số. Nhưng cứ áp lực là điểm lại càng thấp, điểm thấp em lại lo lắng; từ đó đêm nằm không ngủ được.
Ảnh minh họa
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Minh Khuyên, chuyên khoa Tâm thần kinh trị liệu, Phòng khám Đại học Y dược 1, việc thay đổi giấc ngủ sinh lý liên tục cũng gây mất ngủ ở người trẻ tuổi. Có nhiều nguyên nhân để dẫn đến việc thay đổi giấc ngủ sinh lý như bản chất công việc, chơi game... Ví dụ các bạn trẻ thức đêm chơi game, nếu việc này lặp đi lặp lại sẽ làm cho đồng hồ sinh học của các bạn bị thay đổi. Nếu có ngủ lại vào ban ngày thì giấc ngủ cũng chập chờn, ngủ không sâu giấc. Lâu dần, các bạn bị mất ngủ.
"Tình trạng RLGN ở người trẻ tuổi hiện nay chủ yếu do mắc phải hội chứng rối loạn lo âu và stress. Ngoài ra, người bệnh có thể bị mất ngủ do tâm thần phân liệt, dùng các chất kích thích, nghiện game hoặc mắc các bệnh lý khác. Việc sử dụng chất gây nghiện sẽ dẫn đến tình trạng loạn thần, gây RLGN ở giới trẻ", bác sĩ Trần Minh Khuyên cho hay.
Cẩn trọng với thuốc
Các bác sĩ chuyên khoa tâm thần cho biết, với một người trưởng thành, mỗi đêm cần từ 7 - 8 giờ để ngủ. Khi bị chứng mất ngủ sẽ phát sinh nhiều hệ lụy khác, ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, hiệu quả công việc. Người mất ngủ, ngoài việc giảm sút sức khỏe còn thường xuyên cáu gắt với những người xung quanh, làm việc không hiệu quả... Ngoài ra, mất ngủ kéo dài có thể làm tăng nguy cơ gây tai nạn giao thông.
Hiện một số người bị chứng mất ngủ, khó ngủ đã tự ra tiệm thuốc tây để mua thuốc ngủ, thuốc an thần. Theo các chuyên gia y tế, việc tự ý dùng thuốc như vậy sẽ làm cơ thể lệ thuộc vào thuốc, nếu không uống sẽ không ngủ được. Nếu tự ý dùng thuốc trong thời gian dài, người bệnh sẽ lạm dụng thuốc, mất tập trung, mệt mỏi hoặc rối loạn tâm thần. Vì vậy, khi sử dụng các loại thuốc trên thì phải có sự chỉ định của bác sĩ.
Thậm chí, nhiều trường hợp người bệnh RLGN cho rằng, việc uống rượu bia sẽ dễ ngủ, chữa được bệnh mất ngủ. Thế nhưng, theo các bác sĩ, việc lạm dụng rượu bia để dễ ngủ là sai. Khi sử dụng liên tục và kéo dài sẽ khiến cơ thể trở nên nghiện rượu, ngủ không sâu, sau khi dậy sẽ mệt mỏi, đau đầu.
BS Trần Minh Khuyên tư vấn: "Để điều trị RLGN, chúng ta cần thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý để cơ thể tự điều chỉnh. RLGN được chữa trị bằng cách hướng dẫn cho bệnh nhân tự điều tiết và cân bằng cơ thể để có lại được giấc ngủ sinh lý. Trường hợp không tự điều tiết được thì mới dùng đến thảo dược và cuối cùng bệnh nặng mới bắt buộc dùng tân dược. Để tự điều tiết cơ thể, người bệnh nên tập thói quen ngủ sớm; trước khi ngủ cần giải phóng căng thẳng, áp lực. Trường hợp mất ngủ do stress, chúng ta có thể khắc phục bệnh bằng cách thư giãn trước khi ngủ như nghe nhạc, ngừng suy nghĩ, thư giãn cơ thể".
Theo thống kê tại BV Đại học Y Dược TPHCM, mỗi ngày BV tiếp nhận 15 - 17 bệnh nhân tới khám, điều trị bệnh mất ngủ. Còn đối với Trung tâm Y tế Medic Hòa Hảo, mỗi tháng phòng khám chuyên khoa mất ngủ này tiếp nhận 500 - 600 bệnh nhân.
KIM HUYỀN
Theo SGGP
Những dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm Trầm cảm là một rối loạn phổ biến, đây không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối. Bất kỳ ai cũng có thể mắc trầm cảm. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm, bạn cần lưu ý: Tâm trạng buồn bã, lo âu, mệt mỏi Nét mặt trầm buồn, chán nản, không muốn chia sẻ khiến nhiều người...