Những phụ nữ Hà Nhì vượt rừng tìm con chữ
Sinh ra và lớn lên trong định kiến của bản làng không cần học nhiều, chỉ cần giỏi việc nương rẫy, lấy chồng, sinh con đẻ cái, thế nhưng vẫn có những người phụ nữ dân tộc Hà Nhì đã dũng cảm bước qua rào cản để thực hiện ước mơ của mình.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Mù Cả Toán Go Xừ. Ảnh: Trúc Hà
Ở Ka Lăng, Mù Cả (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu), tôi đã gặp những người phụ nữ nhỏ bé sống giữa chốn rừng sâu nhưng đã làm được những việc lớn lao mà ngay cả những người ở phố cũng không dám chắc mình làm được trong hoàn cảnh ấy.
Lỳ Gió Nu, Phó Chủ tịch UBND xã Ka Lăng là nữ lãnh đạo duy nhất của vùng đất vốn được mệnh danh là “đệ nhất khốn khó” của vùng biên giới Lai Châu. Sinh ra và lớn lên ở bản Lò Ma, xã Ka Lăng, “con đường học” của nữ Phó Chủ tịch xã này được ví “dài như những con dốc”, bởi trong khi nhiều bạn gái cùng trang lứa chỉ cố lắm học hết lớp 9 rồi ở nhà lấy chồng, Lỳ Gió Nu vẫn kiên trì đi bộ, chèo thuyền trên sông Đà về xuôi để thực hiện giấc mơ con chữ. Lỳ Gió Nu từng học và làm y tế thôn bản, làm bưu điện văn hóa xã, ở vị trí nào cô cũng luôn là người nhiệt tình với công việc, không để mọi người chê trách.
Thấy được sự nỗ lực, cố gắng của Lỳ Gió Nu, Đảng ủy xã Ka Lăng đã tạo điều kiện cho cô đi học Trung cấp quản lý đất đai tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Năm 2013, Lỳ Gió Nu vừa là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, vừa tiếp tục đi học liên thông Đại học quản lý đất đai. Mọi người càng nể hơn khi cô sinh con nhỏ nhưng không chịu gác lại việc học. Suốt 4 năm học liên thông đại học, Lỳ Gió Nu đi học ở thành phố Lai Châu (mỗi năm 6 tháng), thời gian còn lại làm việc ở xã.
Vì con nhỏ, không gửi ông bà được nên cô phải thuê 1 người bế con để hằng ngày đi học. Giờ việc học đã xong, 2 mẹ con trở về Ka Lăng, ngày ngày bé đi học, tối về hai mẹ con ở trong căn nhà công vụ lại tiếp tục học thêm. Lỳ Gió Nu bảo: “Mình không sợ khó, không sợ khổ, nhưng vì con nhỏ nên phải ở với mẹ, thương con nên mỗi lần đi tập huấn dài ngày đều phải mang con theo. Quãng đường từ Ka Lăng về huyện Mường Tè rồi từ đó về thành phố Lai Châu gần 200 cây số, 2 mẹ con đèo nhau trên xe máy, có những đợt về con bé ốm, thương con mà chưa tìm ra cách khắc phục”.
Chị Lỳ Gió Nu còn chia sẻ thêm: Dân tộc Hà Nhì có lẽ là dân tộc thiểu số có tỷ lệ người đi học, làm cán bộ nhiều nhất ở Lai Châu. Họ Lỳ nhà tôi là một trong những dòng họ hiếu học ở Mường Tè. Tuy nhiên, việc học vẫn chủ yếu ưu tiên cho con trai; con gái ở nhà làm nương, lấy chồng sinh con. Tôi có được ngày hôm nay, ngoài sự cố gắng của bản thân còn do sự động viên rất lớn của gia đình. Bố tôi trước đây làm Chủ tịch, Bí thư xã Ka Lăng nhưng nhà vẫn nghèo, nhiều lúc không đủ ăn vì có tới 8 người con. Tuy nhiên, việc học của con cái bố không để ai bỏ dở nửa chừng. Hiện tại, chị cả làm cấp dưỡng, anh trai làm giáo viên, anh trai thứ 2 làm công an, em trai làm địa chính xã, em gái làm giáo viên mầm non. Em út là Lỳ Hạ Tư, tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm hiện đang làm Trưởng bản Lò Ma.
Video đang HOT
Câu chuyện của Lỳ Gió Nu có lẽ “chưa thấm tháp gì” so với Toán Go Xừ, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Mù Cả. Ai cũng nói, chị Toán Go Xừ điển hình của người phụ nữ Hà Nhì có nghị lực thật phi thường. Sinh ra và lớn lên ở Mù Cả, chị được học hết lớp 2 rồi ở nhà làm nương và lấy chồng như bao bạn bè cùng trang lứa.
Năm 21 tuổi, khi ấy con trai chị mới được 8 tháng, mặc mọi người can ngăn, chị vẫn quyết tâm cõng con vượt rừng từ Mù Cả về Pắc Ma rồi đi đò về bến Pô Lếch để vào Mường Tè học lớp 3. Con hơn 1 tuổi, chị cai sữa gửi mẹ đẻ để chuyên tâm việc học. Mỗi dịp nghỉ hè, chị tranh thủ làm nương, chăn gà, nuôi lợn để chồng con ở nhà có cái ăn, còn mình thì đi học. Ngoài 30 tuổi nhưng việc học luôn là niềm ao ước của chị.
Năm 2009, chị học Trung cấp pháp lý. Năm 2011, chị học Trung cấp chính trị. Thực ra, việc học của chị Xừ “chưa bao giờ là dễ dàng”, không chỉ là việc tâm lý ngại ngùng vì nhiều tuổi so với bạn cùng lớp hay việc vừa đi học, vừa lo toan nhà cửa, con cái, mà còn đến từ chính chồng chị. Chồng chị chỉ ở nhà làm nương, lúc đầu không ý kiến, nhưng nhiều người nói ra nói vào nên anh dần không muốn vợ đi học và đã có lúc 2 vợ chồng mâu thuẫn về chuyện học hành của chị. Cũng may, con gái của chị là Pờ Chùy Mé thương và luôn ủng hộ mẹ, nên thủ thỉ với bố, cộng với việc chị vẫn chu toàn việc gia đình, nên anh lại xuôi. Hiện nay, chị đang học bổ túc cấp 3 ở thị trấn Mường Tè, cách nhà hơn 70 cây số đường rừng dốc núi quanh co.
Trúc Hà
Theo bienphong.com
Lớp học "đặc biệt" ở bản Mo
Ngày đi làm rẫy, chiều về nấu cơm cho con, tối đi học xóa mù chữ. Mỗi tối, bản Mo (xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên, (Lào Cai) lại râm ran tiếng đọc chữ, cộng - trừ - nhân - chia. Điều đặc biệt của lớp học này là học viên có độ tuổi không giống nhau, có người tuổi cao gấp 2 đến 3 lần giáo viên đứng lớp.
Cháu cùng bà học chữ tại lớp xóa mù chữ bản Mo 3 (Ảnh nhân vật cung cấp)
Khát khao "con chữ"
Đã thành thông lệ, từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần, khi mặt trời vừa khuất núi, 35 học viên người Mông ở bản Mo gác lại công việc nương rẫy để tham gia lớp học xóa mù chữ tại điểm trường bản bản Mo 3.
Học viên tại lớp xóa mù của điểm trường bản Mo đều là lao động chính trong gia đình. Ban ngày họ tham gia lao động sản xuất, tối muộn lại cùng nhau tranh thủ đến lớp để học lấy cái chữ.
Lớp xóa mù chữ đa phần đều là người dân tộc Mông, thuộc hộ nghèo, khó khăn trong bản. Mong muốn biết đọc, biết viết chữ phổ thông để phục vụ cuộc sống hằng ngày đã thôi thúc họ đến lớp. Và cứ thế, mỗi khi mặt trời lặn, đồng bào lại í ới gọi nhau lên lớp học chữ.
Có dịp chứng kiến một buổi học mới thấy hết được cái khát khao "con chữ" của bà con nơi đây. Nhìn bàn tay chai sần vì cầm cuốc, vụng về cầm bút, nắn nót viết từng chữ khiến nhiều người khâm phục ý chí quyết tâm của những học sinh đặc biệt này.
Bà Nông Việt Hà - Chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện Bảo Yên, Lào Cai cho biết: "Hàng tháng tôi thường xuyên lên với lớp học XMC nơi đây, mang chút bánh kẹo, quần áo lên cho trẻ em. Cảnh tượng thân quen tôi gặp là những cháu nhỏ giúp bà hơn 60 tuổi học chữ, những nguời mẹ địu con trên lưng đi học, là những ánh đèn pin rực sáng như những ánh sao đêm giúp bà con nhận từng con chữ. Nhìn học viên say sưa, nhiệt tình đi học để biết con chữ, bản thân tôi thầm cảm phục thầy cô đã không quản ngại khó khăn vất vả đến ở cùng người dân, mang con chữ, ánh sáng đến cho bà con dân bản".
Tôi đã biết viết tên mình...
Theo điều tra tháng 11/2018, bản Mo 3 có 52 hộ với 333 nhân khẩu thì có đến 48 hộ nghèo (chiếm 92,3%), 4 hộ cận nghèo (chiếm 7,7%); cả thôn chưa có điện lưới và nước ở đây cũng vô cùng thiếu thốn. Đường sá đi lại khó khăn, 100% là người dân tộc Mông, tiếng Kinh đều không biết.
Để giúp bà con biết đọc, biết viết, biết tính toán, sau đó là biết áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao dân trí và làm giàu trên mảnh đất biên giới, vùng cao, vùng sâu, Phòng GD&ĐT huyện Bảo Yên đã phối hợp với huyện Bảo Yên cử cán bộ phụ nữ và viên chức xã cùng với các thầy cô giáo Trường Tiểu học số 2 Xuân Hòa đứng lớp.
Hàng ngày, cô Ma Thị Nống, cán bộ văn hóa xã, cô Phùng Thị Khuyên, cán bộ Hội Phụ nữ, thầy Lê Văn Tùng, GV Trường Tiểu học số 2 Xuân Hòa không quản ngại khó khăn, tối tối lại lên dạy chữ cho bà con dân bản.
Là người dân tộc Mông, cô Ma Thị Nống có nhiệm vụ vừa dạy chữ vừa là người trực tiếp phiên dịch cho thầy cô giáo và học viên tại lớp. Cô Ma Thị Nống cho biết: Vượt lên những vất vả của cuộc sống, những hạn chế về tuổi tác, nhận thức, người dân bản Mo bằng tinh thần cầu thị, đã quyết tâm học chữ để nâng cao trình độ hiểu biết, chất lượng cuộc sống của chính mình. Các anh, chị học viên đến lớp đều rất tích cực học tập, nghiêm túc tiếp thu bài giảng và thảo luận rất sôi nổi. Đến nay, họ đã hoàn thành chương trình lớp 2 ở mức độ 1, các học viên đã đọc thông, viết thạo, biết cộng trừ, nhân chia.
Là một trong những học viên cao tuổi tham gia lớp học XMC, bà Giàng Thị Sâu (63 tuổi ở bản Mo 3), tâm sự: "Tham gia lớp học, tôi đã biết đọc, biết viết. Thầy cô đã dạy chúng tôi biết cái chữ, giờ tôi đã biết viết tên mình, biết đọc rồi. Cảm giác khi tự tay viết được tên mình sướng lắm. Bây giờ, tôi có thể bán thóc, ngô, con gà, con vịt mà không lo tính sai nữa", vừa nói bà vừa mở quyển vở của mình ra cho chúng tôi xem với vẻ tự hào.
Xóa mù chữ, xóa được nghèo
Khi được hỏi về động lực để duy trì đều đặn các buổi học, cô Phùng Thị Khuyên cho biết, chính sự hiếu học của người dân khiến các thầy cô thêm nhiệt huyết trong mỗi giờ lên lớp. Tham gia công tác xóa mù chữ, tình cảm của học viên ở bản hồ hởi chào đón mỗi ngày khiến cô không thể nghỉ dạy buổi nào.
Với người dân bản Mo, đến lớp học xóa mù chữ này, được học tiếng Việt và toán cơ bản, toàn bộ đều được miễn học phí, lại được trang bị thêm đồ dùng học tập, bà con vui vẻ, nhiệt tình đi học lắm. Nhiều học viên còn đưa cả con đến lớp nữa, nên lớp học lúc nào cũng chật kín người.
Nhờ lớp xóa mù chữ đặc biệt, đến nay, hầu hết những người lớn tuổi ở bản Mo và nhiều bản làng khác tại xã Xuân Hòa đã biết đọc, biết viết. Cũng nhờ tấm lòng của những cán bộ, thầy giáo cắm bản mà con chữ đang về gần hơn với các bản nghèo. Sắp tới đây, những lớp học đặc biệt như thế này sẽ được nhân rộng, như một dấu hiệu tốt cho một tương lai tươi sáng của người dân nơi đây.
Lê Đăng
Theo GDTĐ
Sơn La: Bế giảng lớp xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc Mông Ngày 8-4, thực hiện chương trình phối hợp giữa Bộ Tư lệnh BĐBP và Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Chỉ huy BĐBP Sơn La đã phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo địa phương tổ chức Bế giảng 2 lớp học xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc Mông tại bản Huổi Luông, Pá Khoang, xã Mường Lèo,...






Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Giải mã trend "Cơm nước gì chưa người đẹp", nổi đình nổi đám đầu năm 2025
Netizen
2 phút trước
HLV Atalanta chê bai học trò giành phạt đền còn đá hỏng
Sao thể thao
2 phút trước
Bạn trai của Rihanna được tòa tuyên bố vô tội
Sao âu mỹ
8 phút trước
Đặt hoa mẫu đơn đỏ ở đâu trong nhà để hút tài lộc?
Sáng tạo
18 phút trước
Fed đối mặt bài toán khó cân bằng trong bối cảnh kinh tế mới
Thế giới
24 phút trước
3 món cực ngon miệng, đưa cơm cho bữa tối ngày thời tiết mưa nồm
Ẩm thực
45 phút trước
Khả Như vào vai quỷ dữ, ăn thịt sống trong phim kinh dị
Phim việt
49 phút trước
Quỳnh Lương: 18 tuổi làm mẹ đơn thân, 30 tuổi hạnh phúc bên thiếu gia
Sao việt
55 phút trước
Phương Mỹ Chi bật khóc khi đóng cảnh múa lửa trong phim "Nhà gia tiên"
Hậu trường phim
57 phút trước
Những cặp sao Hoa ngữ có đám cưới cổ tích nhưng ly hôn trong tiếc nuối
Sao châu á
1 giờ trước