Những phụ kiện hữu ích nhằm bảo vệ ô tô trong mùa nắng nóng
Thời tiết nắng nóng kèm mưa ẩm như hiện nay chính là kẻ thù của ô tô. Do vậy, việc trang bị những món phụ kiện giúp bảo vệ xế cưng là điều hết sức cần thiết.
Vào mùa hè, nhiệt độ ngoài trời tại nhiều địa phương có thể lên trên dưới 40 độ C. Nếu đóng kín cửa, hiệu ứng nhà kính khiến nhiệt độ trong khoang xe có thể bị đốt lên tới 65-70 độ C chỉ sau vài chục phút. Điều này không chỉ khiến vật liệu trong khoang nội thất bị xuống cấp nhanh chóng mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và sự an toàn của người ngồi trên xe.
Dưới đây là một số phụ kiện rẻ tiền nhưng lại có tác dụng bảo vệ xế cưng của bạn dưới thời tiết nắng nóng như hiện nay:
Bạt phủ ô tô
Bạt phủ ô tô là phụ kiện khá phổ biến và được nhiều chủ xe sử dụng để bảo vệ lớp sơn và nội thất chiếc xe khỏi nắng nóng mùa hè. Đồng thời, bạt phủ còn có tác dụng chống nước, bụi và những va quệt nhẹ khi đỗ trong bãi gửi xe.
Bạt phủ ô tô phù hợp với những chiếc xe ít sử dụng trong thời gian dài.
Tuy nhiên, phụ kiện này chỉ phù hợp với những chiếc xe ít sử dụng bởi thời gian lắp đặt, trùm lên xe khá phức tạp, thường đòi hỏi phải 2 người cùng thao tác. Nếu không cẩn thận hoặc không được vệ sinh sạch sẽ, trong quá trình phủ bạt có thể khiến lớp sơn và kính xe bị trầy xước.
Hiện nay, giá trên thị trường cho một chiếc bạt phủ xe con loại bình dân vào khoảng 300-700 nghìn đồng tuỳ chất liệu. Với những loại bạt cao cấp, giá có thể lên tới trên 1 triệu đồng.
Ô che nắng
Loại ô được gắn lên nóc xe thông qua bộ gá hút chân không này mới xuất hiện vài năm trở lại đây và ngày càng được nhiều người đặt mua. So với phủ bạt, ô che ô tô có tính thẩm mỹ cao, dễ sử dụng hơn mà không sợ bị hấp hơi và ảnh hưởng đến lớp sơn xe. Nhược điểm của loại phụ kiện này là không che phủ được 100% xe, không chịu được gió to và chi phí khá cao.
Video đang HOT
Ô che nắng được gắn lên nóc xe thông qua bộ gá hút chân không và móc dây vào các cửa xe, thường mở và thu lại bằng điều khiển từ xa.
Giá thị trường của một chiếc ô như vậy không hề rẻ, dao động từ 1-2 triệu đồng, thậm chí với nhiều loại ô cao cấp có thể có giá đến 3-4 triệu. Nhiều người dùng đánh giá, ô che nắng phù hợp với các dòng sedan với nóc xe thấp, còn với xe SUV sẽ khá bất tiện khi lắp đặt và sử dụng.
Ô che nắng kính lái
Đây là loại ô khi mở ra có hình chữ nhật với mục đích che toàn bộ kính lái khi đỗ xe dưới trời nắng. Ô che nắng kính lái khá linh hoạt, sử dụng đơn giản và gọn gàng nên được khá nhiều chủ xe sử dụng.
Tuy vậy, loại ô này không làm giảm nhiệt độ trong xe quá nhiều mà tác dụng chính của nó là giúp giảm thiểu ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào xe, qua đó bảo vệ và tăng tuổi thọ cho khu vực như taplo, vô lăng, cần số, ghế trước,…
Ô che nắng bên trong kính lái.
Hiện, giá của ô che nắng kính lái trên thị trường khá rẻ, chỉ dao động từ khoảng 200-400 nghìn đồng tuỳ chất liệu. Ngoài ô che kính lái, nhiều người còn sử dụng tấm phản quang hoặc rèm kéo để đạt mục đích tương tự với giá rẻ hơn, chỉ từ 50-100 nghìn/chiếc.
Trên đa số các dòng xe bình dân hiện nay, rèm che nắng cho kính sau và các cửa đều không có sẵn. Do vậy, nhiều chủ xe đã tự trang bị cho mình rèm che nắng gắn lên các kính xe. Ưu điểm của rèm này là giúp giảm ánh nắng chiếu vào người ngồi bên trong, tạo không gian mát mẻ, kín đáo khi đi đường.
Rèm che nắng bằng lưới tối màu cho xe ô tô.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại rèm che, phổ biến nhất là rèm lưới tối màu gắn lên xe bằng nam châm. Giá của một bộ 5 chiếc khoảng 500-700 nghìn. Còn có loại rèm rời gắn lên kính bằng hút chân không với kích thước tương tự kính xe có giá rẻ hơn, từ 200-300 nghìn một bộ.
Tại Việt Nam, có lẽ phim cách nhiệt được hầu hết người dùng ô tô sử dụng như biện pháp hữu hiệu để giảm nắng nóng cho khoang hành khách. Khác với rèm xe, phim cách nhiệt có máu tối không chỉ giúp giảm lượng ánh sáng mặt trời đi vào xe mà còn giảm nhiệt đáng kể và triệt tiêu tia UV có hại cho con người.
Dán phim cách nhiệt được đông đảo khách hàng tại Việt Nam áp dụng để tránh nắng nóng cho xe.
Hiện nay, tùy theo dòng xe 4 chỗ hay 7 chỗ và độ cao cấp của loại phim mà chi phí có thể dao động từ 2-3 triệu đồng đến hơn 10 triệu đồng cho mỗi xe. Nên dán loại phim cách nhiệt có thương hiệu rõ ràng và thi công ở cơ sở có uy tín, chính sách bảo hành đầy đủ. Không nên dán phim có màu quá đen, sẽ gây khó khăn khi quan sát vào ban đêm.
Ngoài việc sử dụng những phụ kiện trên để tránh nắng cho ô tô vào mùa hè, các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên không nên để một số vật dụng như: Bật lửa ga, bình chữa cháy mini, đồ uống có ga, nước hoa, chai nước lọc,… trên xe bởi những vật trên có thể phát nổ và làm hư hỏng nội thất khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Tin hãng xe, tôi dán phim cách nhiệt loại xịn nhưng bị tráo sang hàng rẻ
Phim cách nhiệt thường có nhiều gói khác nhau, với mức giá chênh lệch đáng kể, và tôi đã phải nhận bài học trị giá khoảng chục triệu đồng vì phó mặc toàn bộ cho đại lý lắp phụ kiện khi mua ô tô.
Hôm trước, tôi đọc được bài viết "Sửa ô tô trong hãng, tôi nghi bị tráo lốp và mọi người cũng nên cẩn thận" của độc giả Thành Nam và thấy lời nhắc nhở đó rất cần thiết. Tôi cũng có một bài học mà bản thân đã phải trả giá, xin chia sẻ với mọi người để không rơi vào tình huống tương tự.
Để đảm bảo khách quan, tôi sẽ không nêu tên hãng xe, nhân viên kinh doanh hay nhắc cụ thể tới thương hiệu. Sự việc cách đây khoảng 3 tháng, khi tôi đặt mua một chiếc sedan giá hơn 2 tỷ đồng. Tính tôi vốn xởi lởi nên có đặt hàng bạn nhân viên làm luôn thủ tục đăng ký, mua bảo hiểm thân vỏ và dán phim cách nhiệt.
Tôi chọn phim cách nhiệt của một thương hiệu có tiếng từ Mỹ, lấy gói cao cấp nhất với giá 25 triệu đồng cho xe sedan. Tuy nhiên, bạn sale báo rằng xe của tôi có trang bị hệ thống radar (phục vụ tính năng hỗ trợ lái) nên khuyến nghị không dán phim ở kính lái nhằm đảm bảo xe hoạt động ổn định nhất. Tôi tin tưởng nên nghe theo, gói dán phim cũng vì thế bớt được 5 triệu đồng, còn 20 triệu đồng.
Phim cách nhiệt cho ô tô là món phụ kiện mang nhiều cảm tính, không dễ để cảm nhận và so sánh sự khác biệt với người dùng phổ thông.
Sau hơn 2 tháng sử dụng thì trời bắt đầu vào hạ, tôi cảm thấy hiệu quả của phim cách nhiệt không như mong đợi (so sánh cảm tính với chiếc xe cũ của tôi). Cho rằng vấn đề do vẫn chưa dán phim kính lái, tôi mới hỏi các chủ xe khác trên Facebook thì biết rằng đã có nhiều người dán phim cách nhiệt cho cả kính lái mà không gặp vấn đề.
Tôi lúc này mới quyết định dán bổ sung phim cách nhiệt cho kính lái. Vẫn chọn loại cao cấp nhất của thương hiệu Mỹ trước đây nhưng ra một gara ở gần nhà để tiện đi lại. Người thợ chủ động đưa ra mức giá 4 triệu đồng cho riêng phần dán kính lái (20 triệu đồng cho cả xe sedan) và cam kết phim chính hãng, có hóa đơn và mã vạch để kiểm tra.
Điều đáng nói là sau khi nhận xe, người thợ có gặp để trao đổi riêng và nói rằng các phần phim tôi dán trước đây đúng là của thương hiệu Mỹ đó nhưng chỉ là loại phổ thông, không phải loại cao cấp nhất như tôi chọn. Người thợ cho tôi xem dữ liệu online của hãng, chính xác ngày giờ và chủng loại phim chỉ là hàng với giá rẻ bằng nửa.
Vì dữ liệu khách hàng là riêng tư nên người thợ này nói rằng không thể cung cấp hình ảnh, dữ liệu về lịch sử dán phim trên xe của tôi. Riêng việc nói ra thông tin với khách như vậy cũng là vi phạm quy định.
Ở câu chuyện này, tôi đã sai vì tin tưởng vào một hãng xe sang, một nhân viên bán hàng luôn nằm trong top best seller. Sẽ chẳng thể có chuyện nhầm lẫn ở đây được vì gói tôi đặt là 25 triệu đồng (nếu dán cả kính lái) nhưng sản phẩm nhận về chỉ là gói giá rẻ bằng nửa tiền. Ở đây là lừa dối khách hàng, xuất phát từ seller hoặc nhân viên của hãng xe.
Làm nhân viên của hãng xe, bán được sản phẩm là bạn đã có tiền rồi. Tôi lắp thêm phụ kiện, bạn thế nào cũng có được thêm hoa hồng từ bên thứ ba nhưng chừng ấy là chưa đủ. Bạn còn tham lam tráo từ loại cao cấp sang loại giá rẻ để thu lợi thêm chục triệu đồng nữa, để khách nhận về một sản phẩm không đúng với số tiền bỏ ra.
Chịu nóng vì dùng phim giá rẻ, giờ lột ra dán lại, tôi sẽ vừa mất tiền cái cũ lại còn mất thêm lần nữa cho phim mới, một bài học quá đắt. Tôi cũng có cái sai là quá tin tưởng nhân viên của hãng xe, phó mặc toàn bộ công việc.
Hy vọng qua câu chuyện của tôi, mọi người sẽ tránh gặp phải trường hợp tương tự, hãng sẽ tăng cường quản lý nhân viên và ai cũng giở trò tương tự thì cần khắc phục hậu quả và đừng bao giờ lừa dối khách hàng nữa.
Phân biệt phim cách nhiệt thật và giả bằng cách nào? Các dòng phim cách nhiệt cao cấp tại Việt Nam dễ bị làm giả, nhất là đối với thương hiệu nổi tiếng. Để đối phó với vấn nạn này, hãng Cool N Lite tại Việt Nam dùng phương pháp tem chống hàng giả Hologram cho các sản phẩm của mình. Tem Hologram (Tem chống hàng giả hologram) hay còn gọi là tem 7...