Những phi vụ vượt ngục “khét tiếng” trong lịch sử nước Mỹ
Vụ hai tù nhân trốn thoát khỏi một nhà tù có an ninh nghiêm ngặt nhất tại New York chỉ là vụ mới nhất trong hàng loạt vụ vượt ngục “khó tin” tại Mỹ.
Hai tên Richard Matt (trái) và David Sweat vừa vượt ngục tại nhà tù bang New York ngày 6/6 vừa qua (Ảnh AP)
AP đã liệt kê những vụ đáng chú ý nhất:
Vụ mở màn của Willie Sutton
Là một “chuyên gia” cướp nhà băng, tên Sutton đã từng bị bắt vào tù nhiều lần và hắn cũng đã trốn thoát khá nhiều lần.
Lần đầu tiên là vào năm 1932, khi hắn trốn khỏi nhà tù bằng cách trèo qua một bức tường cao tới 6m.
Vụ thứ 2 là vào năm 1945 khi hắn cùng hàng chục tù nhân khác đào một đoạn đường hầm dài 30m để vượt ra khỏi một nhà tù ở Pennsylvania.
Lần cuối cùng hắn vượt ngục là vào năm 1947 khi hắn trộm được quần áo của quản giáo và trốn được ra ngoài. Không may cho hắn, đến năm 1952, hắn lại bị tống giam.
Video đang HOT
Vụ vượt ngục bí ẩn tại nhà tù Alcatraz
Hầu hết những kẻ có ý định vượt nhà tù trên đảo Alcatraz ở thành phố San Francisco đều dẫn đến cái chết cho những kẻ đào tầu. Tuy nhiên, vẫn có 3 tù nhân trốn thoát khỏi nhà ngục này bằng một chiếc bè tự tạo vào năm 1962 và không hề bị bắt lại.
Một năm sau, nhà tù này bị đóng cửa và trở thành một điểm thăm quan nổi tiếng. Nhiều bộ phim về âm mưu vượt ngục đã được quay tại đây, trong đó có một bộ phim của tài tử điện ảnh Clint Eastwood.
Trong những bộ phim này, những kẻ vượt ngục thường cập bờ an toàn sau nhiều ngày lênh đênh trên biển. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu làm như vậy, khả năng họ bị nhấn chìm dưới các đợt sóng dữ trên Vịnh San Francisco là rất cao.
Vụ vượt ngục trốn án tử tại bang Virginia
6 tử tù ngồi chung một buồng giam đã tìm cách trốn thoát khỏi một nhà tù ở bang Virginia vào năm 1984 sau khi chúng để ý rằng an ninh tại nhà tù này rất lỏng lẻo.
Chúng đã sử dụng vật liệu từ một chiếc TV để tạo ra một quả bom giả và dễ dàng vượt qua cửa nhà ngục này.
Dù những kẻ này sau đó đều bị bắt lại và hành quyết, vụ vượt ngục này đã tạo ra những thay đổi đáng kể trong việc giam giữ các tử tù riêng rẽ nhau và “được thực hiện ngày một rộng rãi hơn kể từ năm 1990″, Giáo sư Marie Gottschalk tại Khoa Khoa học Chính trị, Đại học Pennsylvainia, nhận định.
Vụ vượt ngục tại Texas
7 tù nhân ngồi chung một buồng giam đã tìm cách thoát ra khỏi một nhà tù tại Texas sau khi lấy trộm được đồng phục của quản giáo và sử dụng vũ khí để buộc một quản giáo phải mở cửa cho chúng.
Tên tuổi 7 tên này liên tục xuất hiện trên truyền thông trong vài tuần liền khi chúng trốn chạy. Trong thời gian đó, chúng đã tiến hành một vụ cướp và nổ súng tấn công khiến một cảnh sát thiệt mạng vào ngày 24/12/2000.
Cảnh sát sau đó đã bắt được 6 tên, một tên còn lại đã tự sát. 3 trong số những tên này đã bị hành quyết, trong khi những tên còn lại vẫn đang trong thời gian chờ bị xử tử.
Vụ Richard Lee McNair vượt ngục năm 2006
Bị bắt vào tù vì tội giết người và đã tìm cách vượt ngục tới hai lần, tên Richard Lee McNair đã trốn thoát thành công bằng cách chui vào một thùng các-tông chứa nhiều túi đựng thư của các tù nhân trong nhà tù đi các nơi khác khi hắn đang sửa một trong số các túi đựng thư này.
Chiếc thùng các-tông có chứa tên McNair sau đó được đưa đến một nhà chứa đồ sắp được chuyển đi ở bên ngoài nhà tù này và hắn dễ dàng trốn ra ngoài vào buổi trưa khi mọi người đang bận đi ăn.
Tên McNair được tự do khoảng 18 tháng cho đến khi hắn bị cảnh sát Mỹ tóm tại miềm Đông Canada./.
Trần Khánh
Theo_VOV
Bị bắt sau khi trốn tù 56 năm trước
56 năm sau sau khi trốn khỏi nhà tù vì án tông xe chết người, Frank Freshwaters - một phạm nhân Mỹ đã bị tóm hôm 5.5. Năm nay ông 79 tuổi.
Frank Freshwaters vào năm 1959 và 2015 - Ảnh: Reuters
Freshwaters đã bị kết án phạm tội ngộ sát sau khi tông xe làm chết một khách bộ hành từ năm 1957. Đến 1959 ông trốn khỏi tù.
Vào năm 1975, Freshwaters bị chính quyền tại West Virginia (Mỹ) bắt giữ nhưng lại nhanh chóng trốn thoát và "biến mất" hoàn toàn.
Ông ta đã sống ở bang Florida trong ít nhất là 20 năm qua dưới một cái tên giả. Hãng truyền thông BBC dẫn lời một quan chức địa phương cho biết sau khi phát hiện kẻ tình nghi, nay đã khác biệt hoàn toàn so với tấm hình mà cảnh sát lưu trữ cách đây hơn nửa thế kỷ, cảnh sát đã "bày trò" dụ ông này ký vào một số giấy tờ. Nhờ thế mà họ có được dấu vân tay của ông để đối chiếu với dấu vân tay lưu trữ.
Sau 1 tuần theo dõi, lực lượng cảnh sát liên bang và cảnh sát Florida đã chặn Freshwaters khi ông vừa ra khỏi nhà, đưa tấm ảnh chân dung cũ mà họ giữ, hỏi Freshwaters là có từng gặp người đàn ông trong ảnh không.
Ban đầu, Freshwaters bảo rằng lâu rồi mình chẳng gặp ai hết, nhưng sau đó thừa nhận người trong ảnh là chính mình rồi nói: "Các anh đã bắt được tôi".
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Hành trình trốn khỏi nhà thổ IS của cô gái bị bán làm nô lệ tình dục Trong đêm tối, Hanan cùng nhiều người khác bị Nhà nước Hồi giáo (IS) bắt làm nô lệ tình dục trèo qua cửa sổ phòng ngủ thoát ra ngoài, trước khi bị IS "gả chồng". Hanan hiện cùng gia đình sống trong khu trại tị nạn Shariya. Dù trốn thoát khỏi sự giam cầm của IS nhưng những gì phải chứng kiến và...