Những phát hiện mới nhất về loài rồng còn sót lại trên Trái đất
Các nghiên cứu trước đây tập trung vào hành vi kiếm ăn độc đáo của rồng Komodo nhưng không liên quan đến hình thái, sự phát triển và thay thế răng độc đáo của chúng.
Khi nhìn quanh nơi ở của rồng Komodo, người ta phát hiện ra trên mặt đất có những chiếc răng rụng . Hiện tượng rụng răng đáng kinh ngạc này đã khiến các nhà “Rồng học” phải nghiên cứu về răng và hành vi kiếm ăn của loài bò sắt săn mồi này. Một nhóm ở Sở thú Toronto (Canada) đã thu thập rất nhiều chiếc răng rụng để tiến hành nghiên cứu, đồng thời đối chiếu với những hộp sọ trong bộ sưu tập xương các loài bò sát lớn của Bảo tàng Hoàng gia Ontario.
Các nghiên cứu trước đây tập trung vào hành vi kiếm ăn độc đáo của rồng Komodo nhưng không liên quan đến hình thái, sự phát triển và thay thế răng độc đáo của chúng. Nhóm nghiên cứu ở Toronto lần này đã kiểm tra răng và hàm của rồng Komodo trưởng thành và những con non rồi kết hợp với dữ liệu chụp cắt lớp vi tính (CT) và phân tích mô học (một kỹ thuật phổ biến để nghiên cứu cấu trúc vi mô của răng).
Họ phát hiện ra rằng răng rồng Komodo trưởng thành giống một cách đáng ngạc nhiên với răng của khủng long chân thú, với những răng mọc ngược rất chắc chắn có các cạnh cắt hình răng cưa được gia cố bằng lõi ngà.
Cấu tạo răng của rồng Komodo
Tiến sĩ Tea Maho, tác giả chính của bài báo về nghiên cứu này cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng trước phát hiện này vì nó khiến Komodo trở thành mẫu sinh vật sống lý tưởng cho các nghiên cứu về lịch sử sự sống và chiến lược kiếm ăn của loài khủng long theropod đã tuyệt chủng”.
Rồng Komodo, giống như hầu hết các loài bò sát khác (gồm cả loài khủng long theropod đã tuyệt chủng) thay răng liên tục trong suốt cuộc đời của nó. Dùng phân tích bằng mô học và hình chụp X-quang CT hộp sọ rồng Komodo, các nhà nghiên cứu nhận thấy mỗi vị trí răng trong hàm của rồng Komodo có thể được thay thế đến 5 lần.
Từ những chiếc răng rụng, hình chụp X-quang CT và phân tích từ mô học, các nhà nghiên cứu cũng thấy sự phát triển răng cực kỳ nhanh chóng ở loài thằn lằn lớn nhất được phong là Rồng.
Hầu hết các loài bò sát khác được biết đến thường chỉ có một hoặc nhiều nhất là hai chiếc răng thay thế ở hàm, và điều này cũng hiện diện ở hầu hết các loài khủng long chân thú. Có lẽ khám phá đáng ngạc nhiên nhất là loài Komodo bắt đầu mọc răng mới ở mỗi vị trí sau mỗi 40 ngày.
Đây là lý do tại sao có rất nhiều răng rụng trong chuồng rồng Komodo và đây cũng là lý do tại sao răng mới nhanh chóng thay thế răng chức năng cũ. Các loài bò sát khác, gồm hầu hết các loài khủng long theropod, thường cũng phải mất ba tháng để có một chiếc răng thay thế, đôi khi kéo dài tới một năm.
Tea Maho giải thích: “Vì vậy, nếu trong tự nhiên, rồng Komodo bị gãy một chiếc răng trong quá trình bắt hoặc xẻ thịt con mồi thì cũng không vấn đề gì, vì sau đó rất nhanh, một chiếc răng mới sẽ thay thế chiếc răng bị gãy”.
Vì nhóm nghiên cứu có hộp sọ và răng của cả rồng Komodo trưởng thành và rồng con nên họ cũng có thể phát hiện ra mối tương quan thú vị giữa răng của rồng Komodo và hành vi kiếm ăn của chúng.
Komodo con mới nở và Komodo con non có hàm răng mỏng manh hơn, không phù hợp với hành vi rụng răng điển hình của con trưởng thành. Các con non dành phần lớn thời gian trên cây, tránh con trưởng thành và chủ yếu ăn côn trùng hay động vật có xương sống nhỏ.
Khi chúng lớn lên đến kích thước trưởng thành, răng của chúng thay đổi đáng kể về hình dạng và khi nanh vuốt đủ mạnh, chúng sẽ rời cuộc sống trên cây để xuống mặt đất và trở thành kẻ săn mồi đứng đầu chuỗi thức ăn, có thể tấn công và tiêu diệt bất cứ thứ gì trong lãnh thổ của chúng.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng răng cửa của Komodo trưởng thành rất nhỏ hoặc bị mất hoàn toàn. Hình thái răng bất thường này có liên quan chặt chẽ với hành vi dùng lưỡi của chúng. Rồng Komodo thường sử dụng chiếc lưỡi mảnh, chẻ đôi giống như rắn để kiếm mồi mà không cần phải mở miệng.
Video đang HOT
Rồng Komodo là loài săn mồi đáng sợ
Là loài ăn thịt, rồng Komodo có chiếc lưỡi dài 30 cm và 60 chiếc răng sắc nhọn dài gần 2,8 cm. Tuy lực cắn của chúng không cao nhưng những chiếc răng này rất sắc nhọn và có một số mọc ngược nên rất nguy hiểm. Một khi Rồng Domoco cắn con mồi, răng chúng có thể cắn ngập đến xương và gây ra một đòn chí mạng cho con mồi.
Lực cắn không mạnh nhưng với chiếc cổ khỏe kết hợp với những chiếc răng ngược, rồng Komodo còn có sức xé rất mạnh. Đồng thời do hàm răng mọc không đều nên vết cắn nham nhở còn khiến con mồi bị đau dữ dội, khiến vết thương chảy máu, làm chậm quá trình di chuyển của con mồi.
Điều đáng sợ nhất trong vết cắn của rồng Komodo là con mồi bị nhiễm loại nọc độc cực kỳ nguy hiểm. Chúng có hai tuyến nọc độc ở hàm, loại nọc độc này chứa nhiều loại protein độc hại, một khi xâm nhập vào cơ thể động vật sẽ gây ra hiện tượng đông máu, khó thở và cuối cùng là bất tỉnh.
Các nhà động vật học đã phát hiện ra rằng độc tính của rồng Komodo vẫn rất mạnh, 4 mg có thể làm mất khả năng di chuyển của con người, 30 mg có thể dễ dàng giết chết một con trâu và tất cả nọc độc được lưu trữ trong cơ thể của chúng thậm chí có thể giết chết 40 con vật cùng một lúc.
Vì rồng Komodo thường xuyên ăn xác thối nên nước bọt của chúng chứa rất nhiều vi khuẩn. Đây cũng là vũ khí nguy hiểm của rồng Komodo vì nếu con mồi kháng được chất độc thì cũng không kháng được vi khuẩn và bị nhiễm trùng từ vết cắn.
Những loài rồng tưởng chỉ có trong truyền thuyết lại có thật ngoài đời
Rồng tưởng như chỉ có trong truyền thuyết nhưng thực tế có nhiều loại rồng tồn tại ngoài đời thực...
Rồng xanh có tên khoa học Glaucus atlanticus, thường được biết tới với tên gọi rất mĩ miều như thiên thần xanh nhưng thực chất là một loài sên biển
Rồng xanh có cơ thể dẹt, sở hữu 6 chi phụ với các nhánh, trông rất đẹp mắt
Rồng xanh còn được mệnh danh là sát thủ đẹp nhất đại dương vì màu sắc bắt mắt và sở hữu nọc độc có khả năng gây chết người
Rồng biển lá hay Hải long lá là một trong những loài cá quý hiếm nhất dưới đáy biển có hình dạng giống hệt rồng trong truyền thuyết
Rồng biển lá xuất hiện ở bờ biển phía Tây và Nam Australia
Thằn lằn Armadillo có tên khoa học Ouroborus cataphractus, là sinh vật sở hữu vẻ ngoài vừa đặc biệt vừa đáng yêu
Thằn lằn Armadillo là loài bò sát có kích thước nhỏ, sở hữu nhiều màu sắc từ nâu đến nâu vàng nhạt, với làn da đầy gai nhọn
Thằn lằn Armadillo thường cuộn thành một quả bóng khi bị đe dọa
Rồng đất có tên khoa học Physignathus cocincinus, là loài kỳ nhông đặc hữu ở Trung Quốc và Đông Nam Á, được xếp vào nhóm nguy cấp
Rồng đất trưởng thành có chiều dài cơ thể lên tới 90 cm
Rồng đất có màu xanh lá cây tới xanh sẫm gần như đen
Rồng Úc có tên khoa học Pogona Vitticeps, sống ở rừng miền trung Australia, có chiều dài tối đa 60cm, là loài ăn tạp, ăn cả thực vật và côn trùng
Rồng Úc rất hiền lành, nhất là đối với con người, thích được vuốt ve và nằm im trên tay của người nuôi. Vì thế, Rồng Úc là loài bò sát cảnh thân thiện và rất thích hợp với trẻ em
Thằn lằn bay Draco Volans còn được gọi với cái tên thằn lằn rồng bay, là một loài bò sát sống tại các khu rừng rậm thuộc Đông Nam Á
Trong tự nhiên, Draco volans ăn kiến và mối. Chúng không chủ động tìm kiếm những loài côn trùng này mà đậu trên cây mà đợi con mồi xuất hiện. Sau đó, dễ dàng bắt mồi và thưởng thức bữa ăn ngon lành của mình
Thằn lằn bay Draco Volans sử dụng đuôi thon dài như một chiếc bánh lái để điều chỉnh hướng bay
Rồng Komodo là loài thằn lằn lớn được tìm thấy trên các đảo của Indonesia, có chiều dài 3m và nặng khoảng 170kg
Rồng Komodo có thể chạy với tốc độ 20 km/h, lặn sâu 4,5 m và biết leo trèo nhờ những chiếc móng vuốt cực kì khỏe và sắc
Nước bọt của rồng Komodo chứa tới 50 loại vi khuẩn khác nhau, có thể khiến con mồi nhiễm độc rồi tử vong trước khi bị rồng nuốt trọn nhưng hàng triệu người kháng thuốc kháng sinh sẽ được cứu nhờ máu rồng komodo
Rồng Komodo là loài bò sát máu lạnh, là kẻ săn mồi chuyên nghiệp, từ những con vật nhỏ đến con vật to như con trâu hay chính những con rồng đồng loại
Ngay cả con người cũng luôn ám ảnh với kích thước khổng lồ và vết cắn khủng khiếp của chúng
Rồng Komodo thường mất từ 3-5 năm để trưởng thành và đạt độ chín về sinh sản khi 8 hoặc 9 tuổi. Loài này có thường có tuổi thọ 30 năm nhưng cũng có thể sống tới 50 năm
Hai loài rồng nguy cấp, còn tồn tại trên thế giới Rồng Komodo Varanus komodoensis được cộng đồng quốc tế công nhận, bảo vệ rất sớm, chính thức thuộc Phụ lục I CITES từ ngày 1/7/1975. Rồng đất Varanus komodoensis được Việt Nam và Liên minh châu Âu cùng đề xuất thành công với 75% đồng thuận tại Hội nghị các quốc gia thành viên CITES năm 2022 và chính thức thuộc Phụ lục...