Những ‘ông trùm’ sẵn sàng chi lớn để thâu tóm TikTok
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, một số “ông trùm” tài chính và công nghệ Mỹ đang chuẩn bị “núi tiền” để mua TikTok sau khi Tổng thống Joe Biden ký đạo luật buộc chủ sở hữu Trung Quốc phải bán ứng dụng TikTok.
Biểu tượng ứng dụng TikTok. Ảnh: AFP/TTXVN
Tờ New York Post ngày 2/5 đưa tin, đứng đầu trong số những nhân vật này phải kể tới cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Stevan Mnuchin; cựu Giám đốc điều hành (CEO) của Acltivision Blizzard – ông Bobby Kotick; CEO của Open AI Sam Altman; Trưởng quỹ Pershing Square – tỷ phú Bill Ackman và những “cá mập triệu USD” như Kevin O’Leary.
Theo đạo luật do Tổng thống Biden vừa ký ban hành, ByteDance (công ty mẹ của Tiktok ở Trung Quốc) có một năm để thoái vốn khỏi TikTok hoặc ứng dụng này bị cấm hoàn toàn tại nước Mỹ. Tuy nhiên, việc mua bán này sẽ gặp nhiều khó khăn khi Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết việc ByteDance thoái vốn khỏi TikTok cần phải được bộ phê duyệt. Ngoài ra, Bộ Thương mại Trung Quốc phản đối mạnh mẽ bất kỳ thương vụ mua bán nào.
Điều đó có nghĩa là người mua tiềm năng sẽ chỉ có được tên thương hiệu và cơ sở người dùng, đồng thời phải xây dựng lại công nghệ mà TikTok sử dụng. Người mua cũng sẽ phải huy động hàng tỷ USD để có thể mua được TikTok.
Mặc dù mức định giá của TikTok không được công khai nhưng một số nhà phân tích đã định giá Tiktok ở mức 100 tỷ USD nhờ thuật toán mà ứng dụng này sử dụng. Theo dữ liệu của công ty nghiên cứu thị trường Pitchbook, ByteDance được định giá 220 tỷ USD vào năm ngoái.
Trong khi đó, một bài phân tích trên tờ Financial Times cho rằng, phản ứng của Mỹ đối với Tiktok trái ngược với cách Trung Quốc xử lý với hãng xe điện Tesla. Hôm 28/4, tỷ phú Elon Musk – CEO của hãng Tesla – đã có cuộc gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tại Bắc Kinh và đạt được một thỏa thuận với “gã khổng lồ” công nghệ của Trung Quốc Baidu để tiếp cận hệ thống bản đồ và dẫn đường của Baidu. Tham vọng của Tesla là chuyển đổi công ty từ một hãng sản xuất phần cứng sang một tập đoàn sản xuất cả phần mềm. Việc lái xe tự động sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi này và Tesla cần tiếp cận với các dữ liệu của Trung Quốc. Cách xử lý của Bắc Kinh đối với Tesla sẽ giúp thúc đẩy đầu tư nước ngoài và những khoản đầu tư của Tesla cũng thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp xe điện của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Trong bối cảnh Washington tiến gần hơn tới việc cấm ứng dụng TikTok, một cuộc thăm dò dư luận do Reuters/Ipsos thực hiện cho thấy, 50% số người được hỏi tại Mỹ ủng hộ việc cấm TikTok, trong khi 32% số ý kiến phản đối lệnh cấm và số còn lại không chắc chắn. Cuộc thăm dò chỉ khảo sát người trưởng thành ở Mỹ và không phản ánh quan điểm của những người dưới 18 tuổi, những người chiếm một phần đáng kể người dùng TikTok tại Mỹ.
Video đang HOT
TikTok đã chi hơn 1,5 tỷ USD cho các nỗ lực bảo mật dữ liệu và đã cam kết sẽ không chia sẻ dữ liệu của 170 triệu người dùng tại Mỹ với Chính phủ Trung Quốc. Trong cuộc điều trần tại Quốc hội Mỹ vào năm ngoái, đại diện TikTok khẳng định họ “không quảng bá hoặc xóa nội dung theo yêu cầu của chính phủ Trung Quốc”.
Tập đoàn viễn thông hàng đầu Trung Quốc kiên định với kế hoạch về TikTok
Ngày 25/4, ByteDance cho biết không có ý định bán lại ứng dụng TikTok, sau khi Nhà Trắng thông qua luật buộc công ty phải thoái vốn khỏi ứng dụng chia sẻ video phổ biến.
Biểu tượng của mạng xã hội TikTok tại văn phòng ở Los Angeles, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Lời khẳng định nói trên được ByteDance đăng tải trên trang mạng xã hội Toutiao, đáp trả lại thông tin công ty đang cân nhắc bán lại TikTok không kèm thuật toán đề xuất video.
Từ lâu các cơ quan quản lý Mỹ đã để mắt tới TikTok. Giới chức Mỹ cáo buộc TikTok đã cho phép thu thập dữ liệu và theo dõi người dùng.
Theo ước tính, hiện có khoảng 170 triệu người dùng TikTok tại Mỹ, trong đó phần lớn là giới trẻ.
Về phần mình, TikTok và ByteDance trong thời gian liên tục bác bỏ những cáo buộc trên.
Trước đó, Trung Quốc ngày 24/4 từ chối trả lời các câu hỏi về đạo luật vừa được Thượng viện Mỹ thông qua, yêu cầu công ty mẹ ByteDance của Trung Quốc thoái vốn khỏi ứng dụng mạng xã hội đình đám TikTok, nếu không ứng dụng này sẽ phải rút khỏi thị trường Mỹ.
Theo dự luật, ByteDance sẽ phải bán TikTok trong vòng 9 tháng và có thể được gia hạn 3 tháng, nếu không sẽ phải gỡ ứng dụng này ra khỏi các cửa hàng ứng dụng của Apple và Google tại Mỹ. Thượng viện Mỹ ngày 23/4 đã phê chuẩn dự luật này, ba ngày sau khi Hạ viện Mỹ có quyết định tương tự. Việc thông qua dự luật trên có thể đưa đến động thái cấm TikTok hoạt động tại thị trường Mỹ. Tổng thống Joe Biden cho biết ông sẽ ký ban hành luật.
Sau khi Hạ viện Mỹ phê chuẩn vào ngày 20/4, TikTok cho rằng dự luật sẽ tác động đến 7 triệu doanh nghiệp và cản trở một nền tảng đóng góp 24 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ mỗi năm.
Các quan chức Mỹ và các nước phương Tây khác đã lên tiếng cảnh báo về sự phổ biến của TikTok đối với những người trẻ tuổi, cáo buộc ứng dụng này cho phép Trung Quốc thu thập dữ liệu và theo dõi người dùng. Chỉ riêng tại Mỹ, TikTok đã có 170 triệu người dùng.
Tuy nhiên, khi được hỏi về thông tin rằng dự luật nói trên giờ đây sẽ được chuyển đến Tổng thống Joe Biden để ý ban hành thành luật, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin đã từ chối đưa ra phản hồi, thay vào đó ông chỉ đề cập đến những phát ngôn trước đó. Ông cho biết: "Tôi và các đồng nghiệp, cũng như người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc, trước đây đã giải thích lập trường của Trung Quốc về việc Quốc hội Mỹ thông qua dự luật liên quan đến TikTok".
Trong lúc đó, Liên minh châu Âu (EU) cuối tháng Tư này đã khởi động điều tra ứng dụng Lite của TikTok và cho biết có thể dừng tính năng gây nghiện dành cho những người dùng xem và thích các video, khi có những lo ngại về vấn đề an toàn đối với trẻ em.
TikTok Lite đã được ra mắt tại Pháp và Tây Ban Nha trong tháng 3/2024, cho phép người dùng từ 18 tuổi tích điểm và có thể đổi lấy thẻ giảm giá hoặc thẻ quà tặng thông qua các chương trình tặng thưởng của ứng dụng.
Theo Ủy ban châu Âu (EC), có những lo ngại về rủi ro gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của người dùng.
TikTok Lite là phiên bản có dung lượng nhẹ hơn của TikTok, chiếm ít bộ nhớ của smartphone hơn và chạy tốt với kết nối Internet chậm.
EC cho biết, TikTok tuần trước đã không cung cấp được đánh giá rủi ro của TikTok Lite trước hạn chót là ngày 18/4, yêu cầu ứng dụng này thực hiện vào ngày 23/4.
EC tuyên bố sẽ thực hiện các biện pháp tạm thời như dừng chương trình tặng thưởng ở EU, tùy thuộc vào đánh giá về độ an toàn.
EC cảnh báo nếu TikTok, thuộc sở hữu của ByteDance của Trung Quốc, không thực hiện yêu cầu thì có thể áp phạt đến 1% doanh thu hàng năm hoặc doanh thu toàn cầu và phạt định kỳ đến 5% doanh thu trung bình hàng ngày hoặc doanh thu hàng năm trên toàn cầu.
TikTok cho biết sẽ tiếp tục thảo luận với EC nhưng khẳng định chương trình tặng thưởng không áp dụng với trẻ vị thành niên.
Đây là cuộc điều tra thứ hai của EU đối với TikTok theo Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số, với quy định các công ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật số tích cực kiểm soát các nội dung.
EC yêu cầu TikTok thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu các rủi ro mang tính hệ thống của ứng dụng Lite, với thời hạn là ngày 3/5.
Người dùng TikTok Lite có thể nhận điểm thưởng nếu đăng nhập hàng ngày trong 10 ngày, dành thời gian xem video, với tối đa là 60-85 phút mỗi ngày và có những thao tác như thích video hoặc theo dõi người tạo nội dung.
Hồi tháng 3/2024, Cơ quan chống độc quyền của Italy đã phạt ứng dụng truyền thông xã hội chia sẻ video TikTok 10 triệu euro (10,9 triệu USD) do đã không bảo vệ đầy đủ trẻ vị thành niên trước những nội dung có hại.
Cơ quan trên nhấn mạnh rằng "việc kiểm soát của TikTok đối với nội dung lưu hành trên nền tảng là không đầy đủ, đặc biệt liên quan đến nội dung có thể đe dọa đến sự an toàn của trẻ vị thành niên và những cá nhân dễ bị tổn thương". Ngoài ra, "các nội dung này được đề xuất lại một cách có hệ thống cho người dùng theo hồ sơ thuật toán của họ, kích thích việc sử dụng mạng xã hội ngày càng nhiều hơn".
Việc phạt được thực hiện đối với TikTok Technology Limited tại Ireland, TikTok Information Technologies UK Limited tại Anh và TikTok Italy Srl tại Italy, cùng thuộc ByteDance của Trung Quốc.
Quyết định phạt được đưa ra sau khi Cơ quan chống độc quyền Italy vào tháng 2/2024 đã yêu cầu TikTok xóa một số video quay cảnh những người trẻ tuổi thực hiện thử thách được gọi là "vết sẹo kiểu Pháp" liên quan đến việc véo vào má để lại vết bầm tím lâu dài trên xương gò má và quyết định mở cuộc điều tra.
Kết quả điều tra đã giúp xác định trách nhiệm của TikTok trong việc phổ biến nội dung, chẳng hạn như nội dung liên quan đến thách thức "'vết sẹo kiểu Pháp" có thể đe dọa sự an toàn tâm lý thể chất của người dùng, đặc biệt là trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương.
Hơn nữa, họ còn cáo buộc rằng nền tảng truyền thông xã hội này đã không thực hiện các biện pháp thích hợp để ngăn chặn việc phổ biến nội dung đó, không tuân thủ các nguyên tắc đã được công bố của chính TikTok.
Năm 2023, mạng xã hội TikTok đã lần đầu tiên báo lỗ ròng lên tới gần 427 triệu ruble (hơn 4,6 triệu USD) so với lợi nhuận 530 triệu ruble một năm trước đó. Đây là lần đầu tiên công ty này báo lỗ kể từ khi bắt đầu báo cáo với Cơ quan Thuế Liên bang vào năm 2020.
TikTok đã ghi nhận mức lợi nhuận 54 triệu ruble trong năm 2021 và 11,2 triệu ruble trong năm 2020. Tuy vậy, theo cơ sở dữ liệu của Cơ quan Thuế Liên bang Nga, doanh thu của TikTok giảm 3,4 lần, xuống còn xấp xỉ 681 triệu ruble từ mức 2,36 tỷ ruble năm 2022.
ByteDance tuyên bố không có kế hoạch bán TikTok sau lệnh cấm tại Mỹ Ngày 25/4, ByteDance cho biết không có ý định bán lại ứng dụng TikTok, sau khi Nhà Trắng thông qua luật buộc công ty phải thoái vốn khỏi ứng dụng chia sẻ video phổ biến. Biểu tượng Tiktok tại văn phòng ở Culver City, California, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Lời khẳng định nói trên được ByteDance đăng tải trên trang mạng xã...