Những nút giao 3 tầng đang hình thành ở thủ đô
Đều được thiết kế 3 tầng xe chạy, nút giao Cầu Giấy, Mai Dịch và Trung Hòa đang được xây dựng gấp rút và dự kiến hoàn thiện trong năm 2016, góp phần giảm ùn tắc giao thông, kết nối những tuyến cửa ngõ của thủ đô.
Cầu Giấy là nút giao thông quan trọng kết nối các tuyến đường cửa ngõ phía Tây của thủ đô nên lưu lượng phương tiện đông đúc, thường xuyên ùn ứ. Theo quy hoạch, nút giao này có 3 tầng xe chạy.
Tầng trên cùng là đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội. Tầng thứ 2 là cầu vượt nối từ đường Bưởi sang đường Láng thuộc dự án đường vành đai 2, đến nay đã hoàn thiện 90%. Mặt cầu đã được thảm nhựa và hệ thống lan can đã được lắp đặt, dự kiến cuối năm nay sẽ thông xe kỹ thuật.
Tầng mặt đất tại nút giao này đã bị rào chắn một nửa để phục vụ thi công, nên vào giờ cao điểm thường xuyên ùn tắc kéo dài.
Dự án đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội qua đoạn này đang trong giai đoạn khoan cọc nhồi, dự kiến năm 2016 sẽ hoàn thiện trụ và dầm bê tông.
Video đang HOT
Phối cảnh tổng thể sau khi nút giao Cầu Giấy hoàn thiện. Theo kế hoạch, đến năm 2016 sẽ hoàn thành kết nối những thanh dầm của dự án đường sắt Nhổn – Ga Hà Nội và năm 2017 chạy thử, đến đầu năm 2018 sẽ đưa vào khai thác.
Nút giao Mai Dịch kết nối đường Xuân Thủy với đường Hồ Tùng Mậu, Phạm Hùng và Phạm Văn Đồng, cửa ngõ phía Tây của thành phố. Tại nút giao này, theo quy hoạch sẽ có 3 tầng xe chạy.
Tầng trên cùng sẽ là dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội. Tại đây nút giao 3 tầng đang được gấp rút thi công, khoan cọc nhồi và chuẩn bị đến giai đoạn đổ trụ bê tông. Tầng thứ hai là cầu vượt Mai Dịch (khánh thành năm 2003), phục vụ các loại phương tiện, xe cơ giới lưu thông.
Tầng dưới cùng là đường bộ. Hiện do các công trường thi công, lô cốt, rào chắn khiến nút giao này vào giờ cao điểm thường xuyên ùn tắc kéo dài theo hướng về Xuân Thủy – Cầu Giấy và Mai Dịch – Phạm Văn Đồng.
Một nút giao 3 tầng xe chạy khác cũng thuộc quận Cầu Giấy đang được xây dựng và dự kiến năm 2016 sẽ hoàn thiện là nút Trung Hòa. Theo tầm nhìn đến năm 2030, nút giao này có 4 tầng xe chạy gồm cả tầng hầm cho tuyến đường sắt đô thị Metro Nam Hồ Tây – Láng Hòa Lạc, tuy nhiên dự án này chưa triển khai.
Ngoài đường cầu vượt trên cao (Vành đai 3) đưa vào hoạt động năm 2010 thì một hầm chui khởi công đầu năm nay có chiều dài gần 700 m, theo hướng Đại lộ Thăng Long – Trần Duy Hưng và ngược lại với tổng mức đầu tư khoảng 700 tỷ đồng.
Tuyến hầm này kết nối với hầm chui cũ ở điểm đầu của đại lộ Thăng Long. Đến nay các đơn vị đang thi công các nhánh hầm tiếp theo, dự kiến đến tháng 4/2016 sẽ khánh thành và đưa vào hoạt động.
Làn đường bộ của nút giao này là đường Trần Duy Hưng và đại lộ Thăng Long đã khánh thành và đưa vào hoạt động nhiều năm nay. Dự kiến, đến giữa năm 2016, nút giao này sẽ hoàn thành 3 tầng xe chạy, kết nối trung tâm thủ đô Hà Nội với khu vực phía Tây của thành phố và kết nối các trục chính phía Đông Bắc như: Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lạng Sơn đi qua đường Vành đai 3 lên khu công nghệ cao Hòa Lạc, đi Hòa Bình và ngược lại.
Bá Đô
Theo VNE
Xây cầu vượt, hầm chui để giảm ùn tắc lối vào cảng Cát Lái
Để kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông ở lối vào cảng Cát Lái, TPHCM kiến nghị xây dựng cầu vượt và hầm chui tại nút giao Mỹ Thủy (quận 2) với tổng vốn đầu tư là 770 tỷ đồng.
Cảng Cát Lái hiện là cảng lớn và hiện đại nhất Việt Nam, hơn 80% lượng container hàng hóa tại khu vực TPHCM lưu thông qua cảng Cát Lái. Lưu lượng xe tải trung bình lưu thông trên tuyến đường Mai Chí Thọ - Đồng Văn Cống - cảng Cát Lái khoảng hơn 20.000 lượt/ngày đêm, khiến cho tuyến đường này luôn trong tình trạng quá tải.
Nút giao Mỹ Thủy nằm là điểm giao cắt giữa trục đường ra vào cảng Cát Lái và tuyến đường Vành đai 2. Lưu lượng xe vận chuyển hàng hóa qua khu vực này quá lớn, trong khi hiện trạng tổ chức giao thông tại nút giao này là lưu thông đồng mức nên thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông.
Giao thông tại khu vực vòng xoay Mỹ Thủy thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài
Do đó, UBND TPHCM đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện dự án nút giao Mỹ Thủy (quận 2) theo phương thức nhà thầu ứng vốn thi công sau đó thành phố trả chậm có tính lãi. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 770 tỷ đồng.
Theo UBND TP, hình thức này tương tự như hình thức đầu tư xây dựng cầu Rạch Chiếc trên đường Vành đai Đông đã được Chính phủ chấp thuận trước đây. UBND TP cam kết cân đối đủ vốn ngân sách để thanh toán chi phí đầu tư xây dựng công trình theo phương án trả chậm (từ 2 đến 5 năm) có tính lãi cho nhà đầu tư.
Dự kiến, TPHCM sẽ đầu tư giai đoạn 1 nút giao Mỹ Thủy với quy mô gồm 1 cầu vượt theo hướng đường Vành đai 2, kết hợp với hầm chui bên dưới nút giao hiện hữu (không phải bồi thường giải phóng mặt bằng).
Theo UBND TPHCM, việc đầu tư xây dựng hoàn chỉnh nút giao thông Mỹ Thủy là rất cấp thiết, góp phần tăng cường năng lực giao thông khu vực, kéo giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông và là động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.
Quốc Anh
Theo Dantri
Trạm trung chuyển Cầu Giấy "đìu hiu" trước ngày phá dỡ Sau gần 10 năm hoạt động, trạm trung chuyển Cầu Giấy đã chính thức dừng hoạt động từ ngày 16-11, để tổ chức phân luồng giao thông tại nút giao Cầu Giấy - Kim Mã phục vụ thi công trụ cầu nhà ga số 8 đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội. Vị trí bến xe mới thay cho trạm trung...