Những nước nổi tiếng chảnh với khách du lịch
Nếu khách du lịch có dấu thị thực của Israel trong hộ chiếu, việc nhập cảnh tới Iran hay Ả Rập Saudi là hầu như không tưởng.
Bhutan: Vương quốc nhỏ bé ở Himalaya khó tiếp cận về mặt địa lý. Sân bay quốc tế duy nhất của Bhutan nằm ở độ cao 2.235 m so với mực nước biển, và chỉ một vài phi công đủ khả năng để bay đến đó. Xin visa đến Bhutan cũng không dễ dàng. Bạn phải đặt qua một đại lý du lịch và trả phí trọn gói trước chuyến đi, gồm phí đi lại, phí visa, ăn ở. Chi phí ở Bhutan tốn khoảng 200-300 USD/ngày tùy theo mùa.
Ả Rập Saudi: Vương quốc sa mạc này là một đất nước giàu có, nhưng lại khá chảnh với người phương Tây. Xin visa du lịch đối với người không theo đạo Hồi là điều tương đối khó khăn. Nếu có dấu thị thực Israel trong hộ chiếu, bạn có thể sẽ bị từ chối ngay lập tức. Các cặp đôi chưa kết hôn phải đi du lịch theo nhóm, phụ nữ phải đi cùng họ hàng là nam giới, nếu đi một mình thì phải có họ hàng hoặc người bảo trợ là nam giới ở đó. Du khách ở quá hạn thị thực sẽ bị phạt tới 3.000 USD.
Eritrea: Thuộc địa cũ của Italy ở châu Phi xếp cuối bảng về tự do báo chí, sau cả Triều Tiên. Nước này không chào đón khách du lịch nước ngoài, bởi vậy xin visa vào Eritrea là rất khó. Visa mất khoảng 8 tuần để duyệt, và có thể bị từ chối bất cứ lúc nào.
Nauru: Nước cộng hòa nhỏ nhất thế giới này hầu như không dành cho khách du lịch. Mỗi tuần chỉ có duy nhất một chuyến bay đến Nauru từ Australia. Trên cả thế giới chỉ có khoảng 9 cơ quan sứ quán, lãnh sự của Nauru, vì vậy xin visa là điều gần như không tưởng. Ảnh: Daily Telegraph.
Iran: Là điểm nóng về hạt nhân, Iran là nước khó đến đối với khách du lịch. Visa đến Iran được phê duyệt bởi Bộ Ngoại giao ở Tehran và có thể mất khá lâu. Du khách được khuyên nên nộp giấy tờ xin visa trước chuyến đi 3 tháng. Công dân Mỹ sẽ phải lấy dấu vân tay tại hải quan, và phải đi du lịch theo nhóm hoặc có hướng dẫn viên riêng. Nếu có dấu thị thực của Israel trong hộ chiếu thì bạn không thể nhập cảnh vào Iran. Tuy nhiên, chính phủ của tổng thống Hassan Rouhani đang xúc tiến làm giảm bớt các thủ tục xin visa cho khách nước ngoài để thu hút du lịch.
Angola: Là nước giàu có về dầu mỏ và kim cương, Angola gây khó khăn cho du khách trong việc xin visa nhằm hạn chế tình trạng săn việc làm ở nước này. Visa đến Angola mất khoảng 8 tuần để phê duyệt, và đòi hỏi rất nhiều loại giấy tờ, bao gồm một thư mời từ một người hoặc một tổ chức ở địa phương, giấy chứng nhận không nhiễm bệnh sốt vàng da, chứng minh tài chính với ít nhất 200 USD/ngày trong thời gian lưu trú. Ảnh: Montanaron.
Theo Zing News
Video đang HOT
Nepal yên bình trước động đất qua góc máy của người Việt
Nền văn hóa lai giữa Tây Tạng và Ấn Độ ảnh hưởng mạnh mẽ đến kiến trúc và lối sống con người Nepal. Hình ảnh đất nước này hiện lên rõ nét trong triển lãm của các tay máy Việt Nam.
Quảng trường Durbar ở Kathmandu, một trong những địa điểm thu hút du khách nhất Nepal. Từ cổng vào, khách tham qua có thể xem tượng thần khỉ Hanuman. Tại đây có hơn 40 đền đài, xây dựng từ thế kỷ 12 tới 18, là nơi các vị vua của vương quốc Nepal đăng quang và tại vị cho tới thế kỷ 20. Đây là một trong những điểm chịu ảnh hưởng nặng nề sau trận động đất hồi tháng 4. Bức ảnh này chụp năm 2010. Tác giả: Trần Nguyên Hà.
Tương tự, tháp Boudhanath Stupa cũng hư hỏng nặng sau trận động đất. Địa chỉ này là nơi đến của nhiều du khách. Công trình có kiến trúc Tây Tạng trong lòng văn hóa Ấn Độ. Bức ảnh chụp 2 năm trước khi có động đất. Tác giả: Lê Văn Dũng.
Những chiếc xe lôi tránh nắng dưới đền Maju Dega, thuộc quảng trường Durbad, Kathmandu. Ảnh chụp 2 năm trước, trong một chuyến đi qua nhiều quốc gia quanh Himalaya. Tác giả: Nguyễn Trần Hùng.
Toàn bộ quảng trường Durbar nhìn từ trên cao. Tác giả: Nguyễn Văn Thương.
Một góc ảnh khác về Kathmandu nhìn từ trên cao. Tác giả: Lê Văn Dũng.
Phần lớn khách du lịch Việt Nam tới Nepal đều ở Thủ đô Kathmandu. Đây là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của trận động đất mạnh 7,9 độ Richter hôm 25/4. Kathmandu toạ lạc trên vùng đất thấp màu mỡ ở phía nam Himalaya, cao hơn 1.000 mét. Đền đài, các công trình kiến trúc hàng trăm năm gây ấn tượng mạnh ở đây. Tuy nhiên, trận động đất đã phá hủy hoặc làm hư hại nhiều công trình vô giá. Bức ảnh chụp năm 2013. Tác giả: Lý Hoàng Long.
Theo thống kê, trận động đất lịch sử, mạnh nhất trong vòng 80 năm làm 1.457 người đã chết. Bức ảnh chụp bên hiên ngôi nhà cổ, 6 tháng trước trận động đất. Tác giả: Phùng Ngọc Sơn.
Nepal được xem là đất nước của nhiều nền văn hóa. Lớn nhất là Ấn Độ giáo, tiếp đó là Phật giáo bên cạnh các tôn giáo khác như Hindu, đạo Hồi, Mundhum, Kito... Tác giả: Nguyễn Văn Thương.
Các nhà sư đi qua sân quảng trưởng Durbar. Ảnh: Phạm An Dương.
Tác giả: Nguyễn Trần Hùng.
Đàn chim bồ câu dưới chân tháp Boudhanath Stupa. Tác giả: Phạm An Dương.
Tiếp giáp giữa Ấn Độ và Tây Tạng, Nepal ảnh hưởng mạnh hai nền văn hóa này, từ trang phục, ngôn ngữ đến thực phẩm. Ngoài ra, văn hóa của các nhóm sắc tộc khác nhau phong phú theo cách riêng biệt. Ngày nay, giới trẻ ảnh hưởng mạnh của văn hóa phương Tây, nhưng âm nhạc, kiến trúc truyền thống vẫn được giữ khá nguyên vẹn. Tác giả: Hoàng Thạch Vân.
Một bức ảnh chụp năm 2013 bên cạnh dòng sông hỏa thiêu người chết. Tác giả: Nguyễn Phúc Lộc.
Tác giả: Lý Hoàng Long.
Địa lý Nepal có 3 vùng gồm đồng bằng, đối và núi cao. Trong đó, phía bắc tiếp giáp với nhiều điểm cao nhất thế giới. Đỉnh Everest (Sagarmatha trong tiếng Nepal) cao 8.850 mét, giáp với biên giới Trung Quốc là một trong những điểm nổi tiếng nhất. Trên máy bay từ phía bắc tới, khách có thể nhìn thấy đỉnh núi. Ngoài ra, các khu vực khác của Nepal cũng là điểm yêu thích của người muốn chinh phụ Himalaya. Ảnh được chụp trên chuyến bay từ Bhutan tới Kathmandu. Tác giả: Nguyễn Thanh Hải.
Một điểm nhìn thấy núi tuyết. Tác giả: Giang Thanh Xuân.
Tác giả: Hoàng Lê Giang.
Mùa thu ở Nepal tháng 8/2014. Tác giả: Phùng Ngọc Sơn.
Anh Nguyễn Thanh Hải cho biết, sự an yên và thanh thản chưa bao giờ có được khi đứng giữa quảng trường Kathmandu Dubar, trong tiếng chuông vang, xe ngựa và bồ câu bay rộn rã. Tiếp đó là cảm giác nín thở và mừng rỡ tột bậc khi xem cảnh bé Sonnies mới 5 tháng tuổi được cứu sống sau 22 tiếng vùi lấp dưới đống đổ nát động đất. "Bức hình chụp khoảnh khắc Sonies được giải cứu từ đống đổ nát cho chúng tôi hy vọng về sự phục hồi cho người dân Nepal sau khi trải qua quá nhiều mất mát", anh nói. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải.
Đây là một số trong 45 tấm ảnh có mặt trong triển lãm Hướng về Nepal. Sự kiện có sự tham gia của 19 tác giả, khai mạc 15h30, ngày 23/5 tại Hội Nhiếp ảnh TP HCM, số 122 Sương Nguyệt Ánh, quận 1, TP HCM. Ban tổ chức cho biết sẽ bán các tấm ảnh này ủng hộ người dân Nepal vượt qua qua khó khăn sau trận động đất.
Theo Zing
7 quốc gia bí ẩn nhất thế giới Những vùng đất này bị cô lập do vị trí địa lý hoặc chính sách của chính phủ, nhưng lại là những điểm du lịch gây tò mò nhất thế giới. Comoros: Theo Australia News, vùng đất có chủ quyền này còn được gọi là Liên minh Comoros, là một hòn đảo nhỏ ở phía đông châu Phi. Comoros có diện tích chỉ...