Những nữ giáo sư Toán học nổi tiếng thế giới
Việt Nam vừa có nữ giáo sư Toán học thứ hai là bà Lê Thị Thanh Nhàn. Trên thế giới, nhiều nữ giáo sư nổi tiếng đã và đang đóng góp tích cực cho lĩnh vực Toán học.
Maria Gaetana Agnesi (1718 – 1799) là nhà Toán học, Triết học nổi tiếng người Italy. Bà cũng là nữ giáo sư Toán học đầu tiên trên thế giới. Bà được cho là người đầu tiên viết sách về cả tích phân và vi phân. Agnesi làm giảng viên tại Đại học Bologna. Nữ giáo sư nổi tiếng từ nhỏ với danh hiệu thần đồng. 5 tuổi, bà đã thông thạo tiếng Pháp. Đến sinh nhật lần thứ 11, Agnesi đã học tiếng Hy Lạp, Tây Ban Nha, Hebrew, Đức và Latin, theoBiography.
Năm 2014, giáo sư Maryam Mirzakhani giành giải thưởng Fields, giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực Toán học, nhờ phương pháp tính thể tích các bề mặt hyperbol có hình thù kỳ quặc như uốn cong hình yên ngựa hay xoắn lại theo dạng móc. Mirzakhani là phụ nữ đầu tiên đoạt giải này. Bà sinh năm 1977 ở Tehran, Iran. Năm 1994, bà giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế. Trong kỳ thi Olympic 1995, Mirzakhani trở thành học sinh đầu tiên của đoàn Iran đạt điểm tối đa và giành hai huy chương. Năm 1999, bà tốt nghiệp Đại học Sharif. Năm 2004, bà đạt học vị tiến sĩ Toán học từ Harvard. Hiện tại, bà là giáo sư tại Đại học Stanford, theo Guardian. Ảnh: Stanford University.
Nhà Toán học người Đức Amalie Emmy Noether (1882 – 1935) nổi tiếng với những đóng góp nền tảng và đột phá trong lĩnh vực đại số trừu tượng và vật lý lý thuyết. Nhà vật lý thiên tài Albert Einstein từng đánh giá Noether là phụ nữ quan trọng nhất trong lịch sử Toán học. Bà vừa là giáo sư đại học danh tiếng vừa là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu. Trong thời kỳ Đức Quốc xã cầm quyền, bà bị cấm dạy và phải bỏ trốn sang Mỹ. Sau hai năm công tác tại Đại học Bryn Mawr ở bang Pennsylvania, Amalie Emmy Noether qua đời. Ảnh: Agnesscott.edu.
Shafrira Goldwasser sinh năm 1958 tại thành phố New York, Mỹ. Hiện tại, bà là giáo sư Toán học tại Viện Khoa học Weizmann và giáo sư Khoa học Máy tính tại Viện Công nghệ Massachusetts, theo Math-blog. Nghiên cứu của bà tập trung các lĩnh vực mật mã, lý thuyết về độ phức tạp tính toán. Bà nổi tiếng nhất với phương pháp chứng minh không tiết lộ thông tin. Ảnh: Jpost.
Video đang HOT
Grace Alele-Williams, sinh năm 1931, là phụ nữ đầu tiên tại Nigeria đứng đầu một trường đại học. Bà từng theo học tại các trường Đại học Ibadan, Đại học Vermont và Chicago ở Mỹ. Alele-Williams bắt đầu sự nghiệp giáo dục tại trường Queen. Năm 1976, bà được phong giáo sư Toán học tại Đại học Lagos trước khi trở thành Hiệu trưởng Đại học Benin, Nigeria. Ảnh: Woman.
Susan Brown sinh năm 1937. Năm 1964, bà nhận học vị tiến sĩ từ Đại học Oxford, Anh. Năm 1986, Brown được phong hàm giáo sư và được cho là nữ giáo sư Toán học ứng dụng đầu tiên ở Anh. Công trình nghiên cứu nổi tiếng nhất của bà là lý thuyết về động lực học chất lỏng. Năm 2003, Susan Brown nghỉ hưu và trở thành giáo sư danh dự. Ảnh: Mmsu.edu.
Marie-Louise Dubreil-Jacotin (1905 – 1972) là phụ nữ thứ hai tại Pháp đạt học vị tiến sĩ Toán học. Năm 1943, bà trở thành giáo sư tại Đại học Poitiers, và là nữ giáo sư Toán học đầu tiên tại nước này. Dubreil-Jacotin là chuyên gia trong lĩnh vực động lực học chất lỏng và đại số trừu tượng. Ảnh: Math.info.
Sophie Morel, sinh năm 1979, là nhà Toán học người Pháp, chuyên gia trong lĩnh vực lý thuyết số học. Năm 2005, bà hoàn thành chương trình tiến sĩ tại Đại học Paris-Sud. Tháng 12/2009, Morel trở thành nữ giáo sư Toán học đầu tiên được bổ nhiệm tại Harvard. Năm 2012, bà nhận một trong số 12 giải thưởng của cộng đồng Toán học châu Âu. Ảnh: Harvard.
Theo Zing
Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ hai
Sau nữ giáo sư Hoàng Xuân Sính, đến năm 2015, Việt Nam mới có nữ giáo sư Toán học thứ hai. Đó là tân giáo sư Lê Thị Thanh Nhàn, ĐH Khoa học (ĐH Thái Nguyên).
Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước, giáo sư Phạm Vũ Luận, vừa ký quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2015 đối với 522 nhà giáo.
Cụ thể, Hội đồng công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư cho 52 nhà giáo và đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư cho 470 nhà giáo.
Giáo sư Lê Thị Thanh Nhàn. Ảnh: Vietnamnet.
Theo ông Luận, số lượng nhà giáo năm nay được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư không nhiều, tính bình quân mỗi trường chỉ có thêm 1 giáo sư hoặc phó giáo sư. Tuy nhiên, chất lượng tốt hơn, số lượng bài báo quốc tế của các nhà giáo cũng nhiều hơn, trình độ ngoại ngữ tốt hơn. Độ tuổi trung bình của các giáo sư, phó giáo sư cũng trẻ hơn.
Những nhà giáo được công nhận đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư đợt này chủ yếu ở các Viện nghiên cứu và cơ sở giáo dục đại học. Đặc biệt, Việt Nam đã có giáo sư nữ Toán học thứ hai.
Theo danh sách được công bố, nhà giáo trẻ tuổi nhất được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư đợt này là ông Nguyễn Văn Hiếu, ngành Vật lý, ĐH Bách khoa Hà Nội.
Phó giáo sư trẻ tuổi nhất đợt này là nhà giáo Hồ Khắc Hiếu, sinh năm 1984, ngành Vật lý, ĐH dân lập Duy Tân.
Giáo sư Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước cho biết, tỷ lệ giảng viên đại học chiếm tuyệt đại đa số những người được công nhận đạt chuẩn đợt này. Cụ thể, tỷ lệ giảng viên trực tiếp chiếm 82,37%. Tỷ lệ giảng viên thỉnh giảng là 17,62%. Tỷ lệ giảng viên thỉnh giảng là cán bộ quản lý chiếm 4,21%.
Số lượng nhà giáo nữ chiếm gần 25%, có 5 ứng viên là người dân tộc thiểu số. Các con số này đều tăng hơn so với năm trước.
Tỷ lệ giáo sư, phó giáo sư ở TP HCM và các tỉnh thành khác đều tăng lên. Cụ thể, số lượng nhà giáo được công nhận đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2015 khu vực TP HCM chiếm 18%, các tỉnh thành khác chiếm 19%, còn lại là ở Hà Nội.
Số giáo sư, phó giáo sư từ 50 tuổi trở xuống chiếm gần 62%, từ 40 tuổi trở xuống chiếm hơn 23%.
Độ tuổi trung bình của 522 tân giáo sư, phó giáo sư là 48 tuổi (năm trước là 49 tuổi). Độ tuổi trung bình của 52 tân giáo sư là 56,87 tuổi (năm trước là 58 tuổi), của 470 tân phó giáo sư là 46,64 tuổi (năm trước là 48 tuổi).
PGS.TS Lê Thị Thanh Nhàn sinh năm 1970, tốt nghiệp xuất sắc ĐH Sư phạm Việt Bắc và được giữ lại làm giảng viên khi mới 20 tuổi; trở thành thạc sĩ, tiến sĩ khi chưa quá tuổi 30.
Năm 2005, chị cũng trở thành nữ phó giáo sư Toán học trẻ nhất Việt Nam.
Theo Ngân Anh/Vietnamnet
Nữ GS toán thứ hai: 'Tôi thích toán bởi sự chính xác' Lê Thị Thanh Nhàn - nữ giáo sư toán thứ hai của Việt Nam - từng chia sẻ với báo chí chị thích toán, thích những con số bởi đó là sự chính xác và đầy những bất ngờ. "Chuyện làm Toán của tôi cũng giống như mọi chuyện khác vậy, có cả những niềm vui lẫn cả nỗi buồn, những khó khăn...