Những nơi bẩn nhất trên cơ thể người
Tạp chí “Prevention” của Mỹ đã chỉ ra 4 bộ phận bẩn nhất trên cơ thể người. Nếu chúng ta không chú ý vệ sinh triệt để sẽ rất dễ sinh bệnh.
Da đầu
Mỗi mm2 da đầu có khoảng một triệu con vi sinh vật, trong đó nhiều nhất là ở nang tóc. Chúng thích sống trong lớp biểu bì của da dầu, dần dần kết hợp lại, hình thành một đại gia đình rộng lớn, cùng nhau hút các tuyến bã nhờn trên da đầu.
Cuối cùng đầu bạn sẽ ngày càng rụng tóc nhiều hơn. Muốn xử lý chúng, ngoài việc gội đầu buổi sáng phải dùng lược chải đầu, có thể kích thích da đầu giúp da đầu thoáng mát hơn.
Mỗi mm2 da đầu có khoảng một triệu con vi sinh vật, trong đó nhiều nhất là ở nang tóc.
Video đang HOT
Miệng
Miệng là nơi thực phẩm đi vào cơ thể, nhưng bạn biết không, mỗi mm2 trong miệng đều có hơn một trăm triệu vi sinh vật, trong đó có cả vi khuẩn tốt và vi sinh vật xấu. Đây là thủ phạm gây hôi miệng. Chúng sống trong các kẽ răng và trên mặt lưỡi. Khi phân giải thức ăn và ngủ sẽ sản sinh ra chất sulfur gây mùi khó chịu.
Mỗi mm2 trong miệng đều có hơn một trăm triệu vi sinh vật, trong đó có cả vi khuẩn tốt và vi sinh vật xấu
Do đó, hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng mỗi tối, trước khi đánh nhớ dùng tăm xỉa răng cho sạch sau đó mới đánh răng và nhớ chải cả bề mặt lưỡi, bởi vì các vi khuẩn lưu lại trên đầu lưỡi cũng khiến miệng bạn “bốc mùi”.
Nách
Ở những nơi công cộng như xe bus hoặc tàu điện, ít nhất một lần bạn cũng ngửi thấy mùi khó chịu! Chúng từ nách mà ra, mùi khó chịu này đã gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Mỗi mm2 dưới nách chứa khoảng 1-10 tỷ con vi khuẩn.
Mồ hôi cơ thể không tự có mùi mà do chính các “vị khách không mời” dưới cánh tay này gây ra. Để không phải xấu hổ khi cơ thể có mùi hãy vệ sinh sạch sẽ, thay đồ thường xuyên. Khi mặc đồ nội y hãy chọn chất liệu thoải mái, có khả năng thấm hút tốt.
Mỗi mm2 dưới nách chứa khoảng 1-10 tỷ con vi khuẩn.
Đường ruột
Có hơn 400 loại nấm khác nhau cư ngụ trong đường ruột. Trong đó, vi khuẩn Escherichia coli trong đường ruột là một vị khách tốt trong cơ thể, nó giúp cơ thể tiêu hóa tốt và cũng là bộ phận tổ thành hệ thống phòng thủ của đường ruột. Nhưng ngoài vi khuẩn này ra còn có các vi khuẩn gây bệnh, nếu nó dính vào thức ăn có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Muốn bảo vệ đường ruột hãy ăn 1-2 cốc sữa chua/ngày, vi khuẩn nấm trong sữa chua có thể ức chế hại khuẩn trong đường ruột. Ngoài ra bạn cũng nên rèn luyện cơ thể, thường xuyên chống đẩy để phòng chống lão hóa đường ruột.
Theo Thu Hà (Tri thức trẻ)
Tắc ruột vì ăn nhiều măng khô
Ông Nguyễn Văn K. (78 tuổi ở Hà Nội) có thói quen ăn nhiều chất xơ để tốt cho tiêu hóa, đặc biệt món khoái khẩu của ông là măng khô.
Một lần tự dưng ông bị đau bụng, nôn, bí trung đại tiện... đi cấp cứu bác sĩ chẩn đoán tắc ruột phải mổ khẩn cấp. Khi mổ các bác sĩ đã lấy ra được một lượng lớn chất xơ bị tắc lại, trong đó có nhiều miếng măng khô chưa được tiêu hóa.
Người già, chức năng tiêu hóa kém không nên lựa chọn chất xơ khó tiêu
Lời bàn: Bổ sung chất xơ rất cần thiết không chỉ người già mà ngay cả người trẻ. Tuy nhiên, người già chức năng tiêu hóa kém, răng yếu nên cần lựa chọn những chất xơ dễ tiêu như rau quả.
Măng nhất là măng khô có nhiều đoạn già hóa gỗ rất khó tiêu hóa nên người già không nên ăn nhiều. Khi ăn người già nên lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, cắt nhỏ hoặc nấu mềm, tránh ăn các chất xơ dai, già như măng kẻo dẫn tới rối loạn tiêu hóa, thậm chí tắc ruột như trường hợp của ông K.
Theo Kiến thức
Tại sao ăn cua, cá lại bị đau bụng? Hỏi: Tôi rất thích ăn cua, cá, nhưng thi thoảng ăn xong thường hay bị đau bụng, có lúc nôn ọe. Xin hỏi trong trường hợp này Đông y có cách nào giải quyết không? Nguyễn Thị Nhã (Thanh Oai, Hà Nội). Trả lời ThS Nguyễn Thị Hằng, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam cho biết: Bạn ăn cua cá...