Những ninja cuối cùng của nước Nhật
Ở thời đại của súng máy và internet, các chiến binh bóng tối của Nhật Bản, những người vẫn được biết tới với cái tên ninja, vẫn tồn tại và cố gắng duy trì các kỹ thuật cơ bản của bộ môn võ thuật đặc biệt này.
Jinichi Kawakami, một trong những ninja cuối cùng của Nhật Bản, nói về các kỹ thuật trong nghề. Ảnh: AFP
Các ninja Nhật Bản luôn có hành tung rất bí ẩn và khó đoán. Dưới sự sai bảo của những chiến binh samurai cao quý, họ thường được yêu cầu làm các nhiệu vụ do thám, gián điệp và thậm chí là ám sát. Với những bộ trang phục tối màu, che phủ hầu hết các bộ phận của cơ thể, chỉ trừ đôi mắt, họ gần như vô hình trong bóng tối, cho tới khi bước vào giao chiến.
Không giống các samurai, ninja thường sử dụng những vũ khí có cấu tạo đơn giản, nhỏ bé nhưng mang tính sát thương rất cao, như shuriken, một loại phi tiêu có hình ngôi sao, và ống thổi tiêu, để hạ gục kẻ thù. Không những thế, họ còn là những chuyên gia về võ thuật. Ngoài khả năng chiến đấu, các ninja có thể leo núi, đột nhập vào các lâu đài hoặc theo dõi kẻ thù mà không gây tiếng ồn.
Phần lớn các nhiệm vụ của ninja đều được diễn ra trong bí mật, do đó, có rất ít tài liệu chính thống miêu tả về công việc của họ. Phần lớn những thông tin về vũ khí và cách thức hoạt động của các ninja đều được truyền miệng từ đời này sang đời khác.
Trong những bộ phim của Hollywood như Enter the Ninja hay American Ninja, các sát thủ này được miêu tả như những siêu nhân, có khả năng di chuyển trên mặt nước hay biến mất sau một cái nháy mắt.
“Điều đó là không thể. Dù được đào tạo trong bao lâu, các ninja vẫn chỉ là con người”, Jinichi Kawakami, được biết như một trong những ninja cuối cùng của Nhật Bản, nói.
Kawakami là hậu duệ đời thứ 21 của gia đình họ Ban, một trong 53 thành viên của gia tộc ninja Koka. Ông Kawakami bắt đầu học ninjutsu (các kỹ thuật trong nghề ninja) khi mới 6 tuổi, từ sư phụ, ninja Masazo Ishida.
“Tôi đã tưởng đó là những trò chơi và không nghĩ mình đang được học ninjutsu”, ông nói.
“Tôi thậm chí đã tưởng rằng sư phụ đang huấn luyện tôi trở thành một tên trộm. Ông dạy tôi cách để di chuyển mà không gây tiếng động cũng như cách để đột nhập vào nhà người khác.”
Ngoài ra, Kawakami còn được học cách chế tạo chất gây nổ và thuốc độc. “Tôi có thể chế thuốc độc từ các loại thảo mộc. Chúng tuy không thể giết người nhưng có thể khiến nạn nhân tin rằng họ đang mắc bệnh truyền nhiễm”, ông nói.
Video đang HOT
Năm 18 tuổi, Kawakami chính thức được thừa kế những bí mật của gia tộc. Nhờ sự trung thành với các lãnh chúa quyền lực bậc nhất trong vùng như Ieyasu Tokugawa, người có công thống nhất nước Nhật sau hàng thế kỷ nội chiến, Koka cùng Iga, một gia tộc ninja khác, đã nhận được sự tin tưởng và quyền uy đặc biệt.
“Họ không chỉ là các sát thủ như những gì chúng ta vẫn thấy trong các bộ phim”, Kawakami cho biết. Thực tế, các ninja có những công việc thường ngày. “Bởi vì bạn không thể kiếm sống chỉ từ công việc ninja”, ông cười và nói.
Sử sách ghi lại, một số ninja sống bằng nghề nông, trong khi số khác chọn thủ công nghiệp là công việc thường ngày.
“Ở thời đại Edo, tôi tin rằng một số ninja đã trở thành samurai “, Kawakami nói. “ Xã hội Nhật Bản dưới thời phong kiến được chia làm 4 giai tầng: chiến binh, nông dân, thợ thủ công, thương nhân. Và các ninja phải chọn một trong 4 cấp bậc đó.” Bản thân Kawakami hiện là một kỹ sư. Trút bỏ bộ trang phục ninja tối màu, trông ông không có gì khác với những người dân Nhật Bản bình thường.
Tuy nhiên, danh hiệu “Ninja cuối cùng của Nhật Bản” không chỉ dành riêng cho Kawakami. Masaaki Hatsumi, 80 tuổi, cho biết ông là thủ lĩnh của Togakure, một gia tộc ninja khác vẫn đang tồn tại.
Masaaki Hatsumi (phải), 80 tuổi, trong một buổi luyện tập ở dojo. Ảnh: AP
Hatsumi là người sáng lập một tổ chức võ thuật quốc tế mang tên Bujinkan, với 300.000 môn sinh từ nhiều nơi trên thế giới. “Trong số họ, có cả những binh sĩ và cảnh sát ở nước ngoài”, ông nói khi đang ngồi tại một trong những dojo (phòng luyện tập võ thuật) ở thị trấn Noda, tỉnh Chiba.
Noda là một thị trấn nhỏ và không phải nơi người ta hy vọng sẽ gặp được nhiều khách nước ngoài. Vậy mà các dojo của ông Hatsumi lại chật kín các môn sinh đang dán mắt vào từng chuyển động của vị ninja 80 tuổi. Bằng những động tác chậm rãi, đơn giản, đôi lúc được kết hợp với vũ khí, ông giải thích về cách chúng được sử dụng để hạ gục đối thủ.
Đến từ Anh, Paul Harper, là một trong rất nhiều môn sinh đang có mặt tại dojonày. Đều đặn trong một phần tư thế kỷ qua, ông luôn dành vài tuần trong mỗi năm để nghiên cứu về bộ môn ninja ở Noda.
“Trong những năm đầu của thập niên 80, đã xuất hiện khá nhiều tạp chí về võ thuật. Khi đó tôi đang theo học karate và có đọc một vài bài viết về nghề ninja”, ông nói.
“Ninja là một bộ môn rất phức tạp và là một hình mẫu võ thuật toàn diện, nơi mọi kỹ thuật đều được sử dụng tới. Cá nhân tôi thì muốn tăng cường hiểu biết của bản thân.”
Không chỉ dừng lại ở những lớp đào tạo võ thuật, danh tiếng của Hatsumi còn lan sang Hollywood, khi ông được mời làm cố vấn võ thuật cho nhiều bộ phim hành động, trong đó có tác phẩm “Anh chỉ sống hai lần” ( You Only Live Twice) của series phim nổi tiếng Điệp viên 007.
Ngoài việc cùng là những ninja cuối cùng của Nhật Bản, Kawakami và Hatsumi còn có một điểm chung khác. Không ai trong số hai người muốn truyền lại những bí mật của ninja cho thế hệ sau.
“Ở giai đoạn Edo, ninja rất được trọng dụng. Họ có thể làm gián điệp, ám sát hay chế tạo thuốc”, Kawakami nói. “Nhưng hiện tại, chúng ta có súng, Internet và nhiều loại thuốc tốt hơn, do đó, nghệ thuật ninjutsu không còn chỗ trong thế giới này.” Với lý do đó, ông đã quyết định không nhận đồ đệ. Ông chỉ nhận lời mời giảng dạy bán thời gian về lịch sử ninja tại Đại học Mie. Về phía Hatsumi, mặc dù có rất nhiều môn sinh, nhưng ông cũng quyết định sẽ không chọn ai là người thừa kế.
“Các học trò của tôi sẽ tiếp tục luyện tập một số kỹ thuật từng được các ninja sử dụng, nhưng một người thừa kế mọi di sản của nghề ninja thì không”, ông nói.
Thật may là lịch sử về các ninja vẫn chưa bị trôi vào quên lãng. Tuy nhiên, những sát thủ bóng đêm một thời giờ lại chỉ được biết tới thông qua các nhân vật hư cấu trong phim ảnh, trò chơi điện tử hay các địa danh du lịch, như bảo tàng của thành phố Iga. Nơi này thường chào đón khách du lịch từ mọi nơi trên thế giới bằng một nhóm người có tên là Ashura, chuyên biểu diễn các thủ thuật của nghề ninja.
Không giống với sự im lặng đặc trưng của ninjutsu, những chương trình mà các nhóm học sinh trung học và du khách nước ngoài được theo dõi mỗi ngày thường rất ồn ào và hấp dẫn. Những bí ẩn của công việc này đã biến mất ngay cả khi vị ninja cuối cùng vẫn còn sống.
Theo VNE
Hoang tưởng bị hại rất nguy hiểm
Dạng hoang tưởng này khiến nhiều bệnh nhân gây tổn hại đến người thân, bạn bè, thậm chí gây án.
Ông B.N.N (62 tuổi) có những "biểu hiện lạ" đã vài năm nay. Cách đây không lâu, ông bắt đầu tỏ ra nghi ngờ vợ đang tìm cách đầu độc mình. "Ông ấy cứ nghĩ tôi bỏ thuốc độc vào thức ăn, có lúc còn đánh tôi. Dạo này, ông ấy cũng không cho cả anh em trong gia đình tới nhà chơi vì sợ có người muốn hại mình.
Hôm khác thì ông lại nói có ai đó bỏ thuốc độc vào bồn nước sinh hoạt chung nên xả bỏ cả bồn, thậm chí không chịu tắm, đánh răng, rửa mặt vì sợ bị nhiễm độc" - người vợ kể với giám định viên khi đưa chồng đi giám định tâm thần. Kết quả giám định cho thấy ông N. đúng là có bệnh, mất khả năng nhận thức điều khiển hành vi, phải điều trị bắt buộc.
Gây án vì hoang tưởng
Một bệnh nhân nam ngoài 60 tuổi bị tâm thần phân liệt kèm hoang tưởng bị hại và rối loạn cảm xúc, lúc nào cũng nói với mọi người rằng mình đang bị... một cơ quan tình báo theo dõi. Từ ngày xuất hiện hoang tưởng, ông hiếm khi ở nhà mà đi đến các nơi khác tá túc, lúc lại xin vào chùa để trốn. Người nhà đi tìm, năn nỉ về thì ông bảo nếu về sẽ bị bắt, bị giết vì mình là một nhân vật rất quan trọng.
Một ca giám định tâm thần tại Trung tâm Giám định Pháp y tâm thần
Đau thương hơn là vụ án L.T.D (45 tuổi) vì nghi ngờ nhà hàng xóm muốn hãm hại mình nên đã "ra tay trước" bằng cách tạt axít vào cả gia đình này. Theo kết quả giám định tại Trung tâm Giám định Pháp y tâm thần TPHCM, D. bị tâm thần phân liệt, có biểu hiện bệnh lý hoang tưởng bị hại, luôn ám ảnh rằng gia đình hàng xóm đang chửi rủa, hãm hại làm người nhà mình đau ốm, con cái học hành sa sút.
Với đặc tính của bệnh tâm thần phân liệt, người bệnh vẫn có thể sống, làm việc, suy nghĩ, tính toán... nhưng tư duy bị lệch lạc, D. đã đề ra hẳn một kế hoạch và ra tay như trong phim. Hiện D. đang phải điều trị bắt buộc tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 (TP Biên Hòa, Đồng Nai).
Theo ThS. BS Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Giám định pháp y tâm thần TPHCM, hoang tưởng là một sự phán đoán sai lầm, không có trong thực tế khách quan ở bệnh nhân tâm thần. Dù có được giải thích như thế nào đi nữa, người bệnh vẫn tin rằng nó tồn tại. Hoang tưởng chỉ mất đi khi được điều trị. Có nhiều dạng hoang tưởng như hoang hưởng bị hại, hoang tưởng ghen tuông, hoang tưởng phát minh, hoang tưởng tự cao...
Trong đó, hoang tưởng bị hại khiến bệnh nhân luôn tin rằng có người đe dọa, đòi giết, hãm hại mình khiến họ rất sợ sệt và đôi khi có những hành động mà họ cho rằng để phản kháng lại. Bệnh nhân có thể bị rối loạn hoang tưởng cấp tính do một sự tác động bất ngờ, chẳng hạn như sang chấn tâm lý hay dùng chất kích thích quá liều nhưng phần lớn - như những trường hợp nêu trên - là bị rối loạn hoang tưởng trường diễn, người bệnh bị nỗi sợ hãi đeo đuổi trong một thời gian dài.
Sợ hãi và ám ảnh
BS Quang cho biết hoang tưởng bị hại là một trong những dạng hoang tưởng thường thấy trong các vụ người tâm thần gây án, trong đó có rất nhiều vụ nghiêm trọng như giết người, cố ý gây thương tích, bắt cóc... "Hoang tưởng bị hại có thể gặp ở người tâm thần phân liệt, người loạn thần do lạm dụng rượu, chất kích thích..., đôi khi xuất hiện đơn độc. Họ lúc nào cũng trong tư thế đề phòng, thường ăn mặc kín đáo, đeo kính, khẩu trang như sợ bị theo dõi; hành động lấm lét; nghi ngờ mọi người... Nguy hiểm hơn, họ có thể "ra tay trước", dẫn đến các vụ án đáng tiếc".
BS Quang lưu ý: Một số trường hợp hoang tưởng bị hại còn kèm theo ảo thanh, gọi là hội chứng hoang tưởng ảo giác. Người bệnh lúc nào cũng nghe tiếng nói trong tai và thường là ảo thanh mệnh lệnh thúc đẩy người bệnh làm những điều đáng tiếc. Trong khá nhiều vụ án mà người mắc hoang tưởng bị hại tấn công người khác, người bệnh cho biết họ thường nghe có tiếng ai đó nói trong đầu mình, có thể là chửi rủa, đe dọa, có thể là "khuyến khích" họ nên "ra tay"...
Biểu hiện bệnh hoang tưởng bị hại
BS Trần Đình Phương, giám định viên của Trung tâm Giám định Pháp y tâm thần, khuyến cáo: Người bị hoang tưởng bị hại thường có các biểu hiện như chống đối người khác, không thích tiếp xúc với người ngoài, không dám ra đường, đêm không ngủ, nói rằng có người muốn hãm hại mình, luôn phủ định bệnh. Đây là những triệu chứng mà nếu phát hiện được, gia đình nên đưa người bệnh đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
Theo Anh Thư
Người lao động
Đi tìm rượu ngâm "thần chết" Có một sự thật mà hình như cánh nhậu nhẹt chẳng ai thèm tin, rằng: rượu ngâm cây thuốc phiện không hề có tí chút công dụng nào gọi là cường dương cả. Họ vẫn lén lút mua, thì thụt truyền tai nhau những công dụng trên "giời" mà không biết được rằng, nếu quá chén, thứ rượu ấy có thể giết người....