Những nhóm nhạc Hàn có sự thay đổi thành viên
Wonder Girls, 2PM, After School, FT Island, T-ara… là những nhóm nhạc thần tượng xứ kim chi có sự xáo trộn thành viên liên tục.
Ra mắt chưa được bao lâu, năm 2009, 2PM đã dính vào scandal ầm ĩ. Nguyên nhân là do cư dân mạng “lục lọi” được một lời viết không hay về Hàn Quốc của Jay Park (đứng giữa) trong quá khứ. Sự phản đối mạnh mẽ của người hâm mộ đã khiến Jay Park phải ra khỏi nhóm và trở về Mỹ. Kể từ đó, 2PM cũng để khuyết vị trí trưởng nhóm. Hiện tại, sau một vài năm tạm ngưng hoạt động, Jay Park đã trở lại Hàn Quốc và tiếp tục sự nghiệp ca hát.
Năm 2007, vì lý do sức khỏe, HyunA (giữa) chia tay Wonder Girls. Không lâu sau đó, Yoo Bin được chọn để thay thế cho vị trí của cô nàng. Năm 2008, HyunA gia nhập công ty giải trí Cube Entertainment và năm 2009, cô trở lại showbiz với tư cách là thành viên 4minute.
Năm 2010, Wonder Girls tiếp tục có sự xáo trộn thành viên. Sunmi rút lui để tập trung cho việc học. Vị trí của cô được thay thế bằng Hye Lim.
Năm 2009, 3 thành viên của DBSK là Jae Joong, Yoo Chun và Junsu khởi kiện công ty quản lý với lý do là bắt họ làm việc với một bản hợp đồng nô lệ. Cùng với vụ kiện này, Jae Joong, Yoo Chun, Junsu tách ra lập một nhóm hát riêng có tên JYJ. Hai thành viên Chang Min và Yunho vẫn hoạt động dưới cái tên DBSK.
Năm 2009, Yoo So Young rời After School vì lý do sức khỏe. Sau một thời gian ngắn tạm nghỉ, So Young trở lại với showbiz nhưng cô nàng tấn công lĩnh vực điện ảnh, không phải âm nhạc.
Năm 2011, Bekah quyết định chia tay After School để theo đuổi ước mơ trở thành một nhà thiết kế thời trang.
Video đang HOT
Đầu tháng 6 năm nay, Kahi bất ngờ nói lời chia tay After School để tập trung hơn cho sự nghiệp solo.
Năm 2008, Kim Sung Hee tạm biệt Kara để tập trung vào việc học. Cô gái xinh xắn này từng hứa với cha sẽ không để hoạt động của Kara làm ảnh hưởng đến việc học, nhưng cô không thể giữ lời vì lịch làm việc quá bận rộn. Sung Hee đã kết hôn vào tháng 5/2011.
Năm 2009, Oh Wonbin nói lời tạm biệt FT Island với lý do là có quá nhiều sự khác biệt trong âm nhạc. Gần 2 năm sau đó, chàng ca sĩ điển trai trở lại showbiz với tư cách là một nghệ sĩ solo và ra mắt ca khúc I love you and I love you.
Năm 2009, Nam Gyuri rời SeeYa với lời tuyên bố thích điện ảnh hơn ca hát. Cô gái xinh đẹp này đã thỏa ước nguyện khi trở thành một diễn viên rất thành công, góp mặt trong nhiều bộ phim truyền hình nổi tiếng của Hàn Quốc. Không những thế, Nam Gyuri còn có cơ hội đóng phim ở Trung Quốc.
Tháng 2/2011, U-Kiss đã khiến fan bất ngờ khi thông báo Kim Kibum sẽ rời nhóm. Sau này, chàng ca sĩ điển trai đã tiết lộ rằng anh không hề có ý định bỏ nhóm mà là công ty quản lý đơn phương hủy hợp đồng.
Ngay sau khi Kibum rời nhóm, Alexander cũng nói lời chia tay U-kiss. Theo công ty giải trí NH Media, Alexander rút lui vì lý do cá nhân và muốn tập trung hơn cho việc học.
Sau khi chiến dịch quảng bá cho album Sophisticated kết thúc vào tháng 1/2010, Seo In Young rời Jewelry để tập trung hơn cho sự nghiệp solo. Kể từ khi tách nhóm cho đến lúc này, cái tên Seo In Young nổi bật hơn hẳn với cái tên Jewelry.
Tháng 12/2009, công ty giải trí Star Empire thông báo Park Jung Ah và Seo In Young rời Jewelry. Cả 2 cô gái này đều đã gắn liền với nhóm hơn 10 năm nay. Không như Seo In Young, Park Jung Ah chia tay Jewelry để dấn thân vào điện ảnh. Cô gái này được biết tới nhiều qua những bộ phim như Princess Prosecutor, Smile, Dong Hae, Only you.
Vì lý do sức khỏe, Keon Woo đã chia tay LEDApple và chỉ dành thời gian cho việc sáng tác.
HỒNG GIANG
Theo Infonet
Nhóm nhạc thần tượng Hàn đang bị bão hòa
"Girl group A nhận được phản hồi tích cực từ Nhật Bản", "Boy group B được cổ vũ rất nhiệt tình tại Trung Quốc" - đó là tiêu đề của vô số bài báo được gửi đi mỗi ngày bởi công ty quản lý của những idol group trên toàn Hàn Quốc.
Khi những ngôi sao hàng đầu như KARA, T-ara, SNSD, DBSK, Super Junior, Big Bang và 2NE1 đang chinh chiến ở nước ngoài để góp phần lan rộng làn sóng Hallyu trên phạm vi toàn châu Á, thì các công ty quản lý cũng không ngừng tập trung mọi nỗ lực để xuất xưởng ngày càng nhiều idolgroup với ước mơ tạo ra "DBSK thứ 2" hoặc "KARA kế tiếp".
Thị trường âm nhạc Hàn Quốc hiện nay đang đầy ắp các nhóm thần tượng
Kết quả là bắt đầu từ năm 2011, hơn 80% tân binh đều là những idol group thiên về vũ đạo. Dù có xuất hiện một số ban nhạc truyền thống, nhưng họ cũng đi theo hình mẫu "idol band" của CNBLUE hoặc F.T. Island. "Tràn ngập" là cụm từ miêu tả chính xác thực trạng idol group của Kpop hiện nay. Nhân viên một công ty giải trí tiết lộ: "Có quá nhiều công ty thiếu chuyên nghiệp. Và trên hết, các công ty này đang tìm mọi cách để nghệ sỹ của mình có thể chen chân vào "cơn sốt Kpop". Bánh thì có hạn, mà lại vô số người muốn ăn".
Do vậy, nhiều tân binh thậm chí không có cơ hội để xuất hiện trước khán giả. Nhân viên của công ty vừa ra mắt một girlgroup mới cho biết: "Cách duy nhất để nghệ sỹ thể hiện mình là thông qua các chương trình âm nhạc, nhưng những TV show nổi tiếng thường đã kín lịch từ ba tháng trước... Vì không thể tiếp tục trì hoãn, nên nhiều khi chúng tôi phát hành nhạc mà không có bất kỳ buổi phát sóng nào".
Đối với những nhóm thần tượng không thành công ở thị trường trong nước, họ chỉ còn cách duy nhất là cố gắng ở nước ngoài. Tại các quốc gia nơi mà nghệ sỹ Kpop đang là "hàng nóng" như Trung Quốc hay Đông Nam Á, thì chiến lược ở đây là thu hút fan nước ngoài trước khi trở lại tấn công nội địa.
Trong nước quá đông đúc, nhiều nghệ sỹ thường tìm cách tấn công thị trường Trung Quốc hay Đông Nam Á
Thế nhưng, họ thường xuyên bị đáp lại bằng thái độ lạnh lùng. Một nhân viên trong ngành thú nhận: "Chúng tôi đi vì được thông báo sẽ có một sân khấu hẳn hoi, nhưng đôi khi đó là câu lạc bộ đêm hoặc một sân khấu kiểu sự kiện được chính quyền địa phương tổ chức".
Ngay cả ở một nơi được xem là thành lũy của Kpop như Nhật Bản, thì mức độ ảnh hưởng của Hallyu vẫn bị thổi phồng. Ông Haneda Junko, một người Hàn Quốc đang cư trú tại Nhật cho biết: "Các nhóm như DBSK, KARA và SNSD đúng là rất có tên tuổi. Mặc dù báo chí đưa tin là toàn bộ người Nhật đều ưa chuộng Kpop, nhưng ngay cả thị trường nhạc thần tượng ở Nhật cũng chỉ có một lượng người hâm mộ rất hạn chế, mà những người đó dường như xem Kpop là một xu hướng".
Ngoại trừ các nhóm nhạc đã có tên tuổi, thành công của những nghệ sỹ Kpop khác thường bị thổi phồng
Nói tóm lại, chỉ có thế hệ Kpop đầu tiên là đã đạt đến thành công ngoài biên giới. Nhưng tại sao phương tiện truyền thông xứ Hàn vẫn cứ hết ngày này qua tháng khác đưa tin về thành tích của các idol group? Một người trong ngành giải thích: "Về doanh số bán album thì còn có số liệu cụ thể, nhưng rất khó để xác nhận những phản hồi từ nước ngoài. Sự thật của vấn đề là, các công ty giải trí Hàn Quốc phải sử dụng bất kỳ cách nào để quảng bá, thậm chí là kế sách mà chúng tôi không muốn".
Nếu cứ tiếp tục cho ra đời những idolgroup rập khuôn, Kpop sẽ dần bị "ăn mòn"
Vì Kpop đang ngày một phát triển trên toàn thế giới, nên đây là thời điểm vàng cho các idol group. Nhưng điều đó không có nghĩa thần tượng là thành phần duy nhất của Kpop. Khi các nhóm tương tự nhau liên tục "mọc" lên, thì âm nhạc Hàn Quốc cũng đang từ từ bị "ăn mòn" bởi những idol group được sản xuất một cách máy móc.
Theo Kênh 14
Xuất hiện boygroup "LMFAO Hàn Quốc" Từ âm nhạc đến độ... quá khích đều rất tương đồng. Kpop xuất hiện boygroup "LMFAO Hàn Quốc" Big Star - "Hot Boy" MV Nhóm nhạc mới của Brave Entertainment, Big Star vừa phát hành MV cho ca khúc ra mắt mang tựa đề Hot Boy. MV đầu tay của Big Star khiến cho nhiều fan liên tưởng đến LMFAO. Từ giai điệu...