Những nhân vật “xấu xí” trong lớp học
Đó là những cô bạn, cậu bạn hay ghen tị với người khác và để sự đố kị đó che mắt, khiến họ có hành động sai lầm.
Những nhân vật “xấu xí”
Ai trong chúng ta hẳn đều đã từng một lần trải qua cảm giác không vui, buồn bã, thậm chí tức giận khi thấy người khác đạt được thành quả lớn hơn mình. Đó chưa hẳn là sự ghen tị mà chỉ đơn giản là những cảm xúc bình thường, dễ xuất hiện và cũng nhanh biến mất, là kết quả của phép so sánh chóng vánh giữa mình và người ta.
Nhưng không phải tất cả mọi người đều biết cách “kiểm soát” sự ghen tị đó bên trong bản thân mình. Một cách vô tình hoặc cố ý, họ đã biến chính mình thành những con người xấu tính hay đố kị.
Phương Thủy (ĐH Ngoại Thương) từng chơi rất thân với một cô bạn cùng lớp. Ngày mới vào đại học, hai bạn cùng háo hức nộp đơn vào CLB truyền thông của trường. Thủy vướng lịch ca làm thêm buổi chiều nên đã nhờ bạn của mình mang đơn đến nộp giúp. Đinh ninh rằng đơn đã đến tay các anh chị trưởng ban nên Thủy rất buồn khi thấy tên mình không xuất hiện trong danh sách vòng hai.
Không nản chí, ở đợt tuyển thành viên lần thứ hai của CLB, Thủy đã tự tay nộp đơn, vượt qua vòng phỏng vấn và cả teamwork để được trở thành thành viên chính thức. Trong một bữa dọn phòng của CLB, Thủy tìm thấy “kho tàng” các đơn đăng ký tham gia CLB từ nhiều năm nay nhưng lạ một điều là đơn của chính mình, cô bạn không tìm thấy. Thủy băn khoăn và đến gặp cô bạn, hỏi lại chuyện cũ thì mới hay, trước đây, vì ghen tị với bạn mình, sợ bạn mình năng động và giỏi giang hơn nên cô bạn kia đã… giấu nhẹm lá đơn đó đi thay vì mang đến nộp giúp Thủy.
Tệ hơn là trường hợp của Mạnh Quân (THPT LTV), cậu bạn này luôn nghi kị thành công của người khác và cho rằng đó là sự đánh giá thiếu công bằng. Quân ganh ghét với những giải thưởng, những lời khen mà thầy cô dành cho một cậu bạn cùng lớp đến mức những lần như thế, cậu luôn nói với mọi người rằng cậu mới là người giỏi nhất. Cậu tranh thủ mọi cơ hội để nói xấu, “hạ thấp” cậu bạn kia để… hả dạ.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân từ đâu?
“Thầy giáo tớ nói rằng chỉ cần nhìn vào giờ trả bài kiểm tra giữa kì hoặc cuối kì là thấy ngay điểm khác nhau giữa sinh viên Việt Nam và sinh viên nước ngoài. Ở các nước khác, sinh viên luôn tôn trọng tối đa quyền riêng tư cá nhân, không bao giờ chủ động hỏi điểm người khác, đặc biệt với mục đích so sánh. Họ biết thực lực của mình, tự đánh giá và thấy cần và nên cố gắng hơn. Trong khi ở Việt Nam, cô trả bài là sinh viên ngay lập tức nhao nhao hỏi điểm người bên cạnh, so sánh đủ kiểu. Thậm chí có bạn còn “vạch lá tìm sâu” để kiếm cớ yêu cầu thầy trừ điểm bài của người khác. Ngẫm đi ngẫm lại cũng thấy thầy giáo nói đúng thật!” - tâm sự của Minh Trà (19 tuổi, Thanh Hóa) đã phần nào khắc họa một cái nhìn khá chân thực về sinh viên Việt Nam. Hành động ấy có thể xuất phát từ sự cầu tiến, nhưng đa phần lại cho thấy sự nhỏ nhen, ích kỉ bên trong mỗi người. Không ai muốn người khác hơn mình, chẳng ai muốn chấp nhận mình là kẻ thua kém.
Video đang HOT
Mặc dù “tiên trách cử” nhưng rõ ràng tính cách đó được hình thành cũng bởi những sự so sánh của bố mẹ, ông bà ta từ những ngày ta còn nhỏ. “Bố mẹ tớ khi nào cũng đem tớ so sánh với thằng bạn, con trai của bạn bố tớ. Hai thằng ban đầu không có “hiềm khích” gì nhưng bị so sánh miết, tớ đâm ra ghét nó, luôn cố gắng phấn đấu vượt trên nó bằng mọi cách, thậm chí cả… chơi xấu. Nhìn thấy nó đạt điểm cao hơn, được chọn vào đội tuyển thi tỉnh khiến tớ bực tức lắm!” - (Minh Quang, 16 tuổi, Long Văn, BN)
Ghen tị cũng tốt nếu…
Ghen tị cũng có thể trở thành một tính cách tốt, nếu bạn biết biến nó thành động lực để cố gắng. “Tớ thấy nhỏ lớp trưởng được cô khen nhiều, được bạn bè yêu mến, nên thấy đố kị. Về tâm sự với ba thì ba bảo phải giỏi hơn nhỏ, phải dễ mến và thân thiện hơn nhỏ mới mong… chiến thắng. Tớ tin vào điều ấy, bèn lao vào học tập và hòa đồng với mọi người hơn. Giờ thì chẳng biết tớ hay nhỏ được… ưu ái hơn. Nhưng tớ không quan tâm nữa, vì hai đứa tớ đã là bạn thân!”
Theo TTVN
Xấu người xấu cả nết
&'Đã xấu người lại còn xấu tính', đó là nhận xét gây đau đớn nhất đối với một cô gái, nó khiến giá trị của họ gần như bằng 0. Tuy nhiên, nhiều khi không phải lỗi tại họ.
Ngoáo ộp của xóm
Trẻ con trong xóm Q. (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đứa nào bướng bỉnh hoặc mè nheo thường bị người lớn dọa: " Vứt sang nhà cô Thoa bây giờ". Không phải đứa trẻ nào cũng ngoan ngay sau câu dọa này, nhưng vậy cũng đủ hiểu cô Thoa là biểu tượng đáng sợ như thế nào.
Cô Thoa đã xấu lại còn đanh đá. Người đàn bà độc thân 42 tuổi này cao, to, đen, tướng mạo như đàn ông, giọng nói ồm ồm. Ai đụng đến cô thì cô chửi cho "sập mả". Ai chưa đụng nhưng làm cô "ghét cái thái độ" thì cũng liệu hồn lấy bông mà nút tai. Ai cũng sợ cô. Ai cũng chẳng dám dây với cô. Ai cũng nghĩ nếu chẳng may bị cô chửi mắng thì cũng im đi là hơn, tránh voi chẳng xấu mặt nào.
Còn sau lưng, họ đem cô ra làm hình mẫu hoàn hảo cho cái sự xấu trên đời. Muốn chê nhan sắcchị em nào là họ mang ra so sánh với cô Thoa. Ai bị nhận xét xấu bằng nửa cô Thoa thì đã coi như đời hết hy vọng. Nhưng họ tổng kết lại, ai đó có xấu người thì cũng còn cái nết, chứ vừa xấu người vừa xấu nết thì không ai qua mặt được cô Thoa.
" Tao nhớ hồi nhỏ con Thoa đâu đến nỗi, nó ngoan ngoãn, hiền lành, cam chịu lắm, không hiểu sao lớn lên tính tình ngày càng tệ hại", bà cụ Lương, 72 tuổi, hàng xóm của cô Thoa, than thở.
Chỉ có anh trai Thoa là bênh cô. Anh nói, Thoa trở nên như bây giờ một phần cũng do sự vô tâm đến mức độc ác, sự tàn nhẫn một cách vô tình của người đời: " Hồi còn nhỏ, nhiều lần tôi phải đánh nhau để bảo vệ em gái, bởi Thoa ra đường, bọn trẻ con toàn ném đá, trêu chọc nó, bảo nó là quỷ dạ xoa. Nó đi học bị bọn con trai rảy mực vào áo, chọc thước vào người, mắng nó nửa người nửa khỉ. Con bé chỉ biết khóc vì tủi thân và sợ hãi".
"Tôi thương em đứt ruột. Mỗi lần nó bị bắt nạt, chọc ghẹo, tôi xót xa đến mức nổi khùng. Có lần chứng kiến một thằng thò chân ra ngáng đường em tôi, làm nó ngã rồi cười sằng sặc, tôi xông lại đánh thằng kia chảy máu đầu, bị thầy phạt giam cả buổi. Lần khác thấy mấy đứa con gái mỉa mai em tôi, đuổi nó ra không cho chơi chung, tôi điên quá túm tóc tát cho con bé &'đầu đàn' một cái, lại bị phạt".
Ông anh trai nhiệt tình ra tay bảo vệ em gái bằng bạo lực khiến Thoa càng bị bạn bè cô lập. Trong xã hội của trẻ con, kẻ bị cô lập luôn luôn phải nhận sự bắt nạt và chơi xấu. Thoa cũng thế, nhưng vì vẫn hy vọng được bạn bè chấp nhận nên cô không dám kể với anh, chỉ âm thầm chịu đựng. Lúc nào trông cô cũng buồn bã, cô đơn đến tội nghiệp.
Người ta đến tuổi dậy thì thường lột xác để trở nên xinh đẹp, nhưng với Thoa, tuổi dậy thì càng làm những nét xấu ở cô phát triển thêm lên, trong khi tâm hồn cô thì ngày một nhạy cảm, càng dễ đau đớn hơn trước sự xúc phạm, cười cợt, nhất là trước những chàng trai sỗ sàng, cười hô hố vẻ ngoài của cô.
Lòng tự trọng bị tổn thương cộng với ý nghĩ bi quan sẽ chẳng chàng trai nào yêu mình khiến Thoa dần dần không tìm cách lấy lòng mọi người, không cố gắng để được yêu mến và chấp nhận nữa. Thoa trở nên bất cần, thách thức, rồi thành đanh đá, ghê gớm. Đằng nào cũng không ai yêu, cô còn ngại gì mà không giành giật để đỡ thiệt thòi những mặt khác? Cô Thoa đã trở thành con ngáo ộp của làng như vậy.
Đến người nhà cũng không chịu nổi
Thủy xấu nổi bật ngay từ hồi còn bé, và oái oăm thay, cô nổi bật ngay cả trong gia đình mình. Bố mẹ cô không đẹp, nhưng cũng chẳng đến nỗi xấu. Còn hai em cô, em trai người cao lớn nên những nét thô trên mặt thành ra lại mang đến vẻ đàn ông ngang tàng, còn em gái mặt mũi nhạt nhòa nhưng được cái chân khá dài nên dễ ăn mặc. Còn Thủy, cô "sưu tầm" hết những nét xấu của bố mẹ, từ cái mặt vuông to đùng đến cái mũi cà chua đập bẹp, nước da đen sần và nhất là dáng người béo ú.
Linh không còn là gái xấu nữa nhờ nụ cười tươi rói và cách ăn mặc tinh tế (Ảnh minh họa)
Ngay cả sự béo, Thủy cũng thấy trời bất công với mình. Người ta béo thì ngực nở, mông cong, còn cô ngực vẫn phẳng như tấm ván, còn vòng ba thì chỉ nở bề ngang chứ không tăng bề dày, bao nhiêu mỡ chỉ đắp vào bụng, đùi và bắp chân, bắp tay. Cô xuất hiện ở đâu cũng lập tức gây sự chú ý. Kẻ thì nhìn chằm chặp rồi công khai hỏi han, chỉ trỏ, người thì nhìn trộm rồi thì thầm đánh giá. "Khiếp, đã xấu thì chớ lại còn hằm hằm, cau có như thế thì có ma nào yêu nổi", rất nhiều người nói như vậy khi nhìn Thủy.
Quả thật, Thủy không gây thiện cảm được cho ai, từ bạn cùng lớp đến những người xung quanh. Cô không bao giờ nở một nụ cười, cứ lầm lì đi, đứng, ngồi... chả bao giờ bắt chuyện với ai, và đáp lại người khác bằng những câu nhát gừng như muốn bảo đừng có quấy rầy.
Bạn bè cùng lớp sợ Thủy lắm, vì hơi một tí là cô dỗi, là nói mọi người bắt nạt, hắt hủi, chơi xấu cô chỉ vì cô xấu. Vốn luôn thấy Thủy tội nghiệp nên khi bị cô buộc tội như vậy, họ thấy vô cùng khó xử. Dù bị kết tội oan, họ cũng không nỡ nổi xung lên mắng cô. Thế là họ ức chế, rồi tự nhủ tránh xa cô ra cho nó lành. Thủy ngày một cô độc, vẻ mặt cô ngày càng lầm lì, thách thức đến dễ sợ. Cô oán giận tất cả mọi người.
Ở nhà, Thủy luôn tìm cách gây sự với bố mẹ và các em, dù ngay từ nhỏ, cô là người được chiều chuộng nhất. Các em Thủy luôn được bố mẹ dặn phải để cho chị chọn những bánh kẹo, đồ chơi... mà chị thích, thông cảm những khi chị làm gì sai. Họ cố gắng nhường nhịn và chịu đựng những cơn trái tính trái nết của Thủy, người chịu thiệt thòi nhất nhà. Nhưng điều đó không làm Thủy dịu lòng. Cô thấy không gì bù đắp nổi những thiệt thòi của mình, không gì làm mất đi sự thật là mọi người trong nhà đã giành hết phần cô những điều tốt đẹp. Thủy luôn nói với người thân những lời đố kỵ, cay đắng.
Đừng biến mình thành người đặc biệt
Rồi đến lúc bố mẹ và các em Thủy không chịu nổi nữa. Họ đừng về một phe để phê bình cô là ích kỷ, xấu tính, phải nhìn lại mình và để cho mọi người được yên.
" Tôi xấu tính à? Vừa xấu người vừa xấu nết phải không? Mọi người được trời cho xinh đẹp thì nói gì chả được. Cứ thử xấu xí như tôi xem có đáng yêu được không? Tôi mà được như các người thì tôi cũng tươi như hoa, còn đáng yêu gấp nghìn lần các người", Thủy xù lên.
Đến lúc này, bố mẹ Thủy mới nhận ra sai lầm của mình. "Tôi đã sai. Thương con gái xấu nên lúc nào tôi cũng nghĩ đến chuyện ưu tiên, bù đắp cho nó", mẹ Thủy nói, " Chính vợ chồng tôi đã khiến con gái luôn cảm thấy nó là người đặc biệt, trở nên tự ti, đố kỵ, oán trách số phận. Nó phát sinh đủ tính xấu rồi nghĩ là mọi người buộc phải thông cảm, buộc phải chấp nhận để bù cho cái tội may mắn hơn nó".
Cũng xấu xí và từng có thái độ thù địch với mọi người như Thủy nhưng Linh đã kịp thay đổi để cứu cuộc đời mình. Linh trải qua thời phổ thông trong cô đơn. Nghĩ rằng những người may mắn xinh đẹp hơn mình sẽ không bao giờ hiểu mình, cô chẳng kết bạn với ai cả. Nhưng gần hết lớp 12, thấy ai cũng làm lưu bút đưa cho cô viết rồi hỏi sổ của cô đâu, Linh cũng mua một cuốn trao cho các bạn. " Một thủ tục thôi", Linh nghĩ. Nhưng không ngờ, nhiều bài các bạn viết cho Linh đã làm cô khóc.
" Vì là viết để chia tay nên các bạn nói thẳng lắm, bảo là muốn chơi với tôi nhưng không dám, vì tôi nhạy cảm và khó tính quá, họ sợ vô tình làm tôi giận hoặc tổn thương. Tôi nhận ra sự tự ti quá mức đã cướp mất của mình quá nhiều cơ hội để có những tình cảm tốt đẹp, những tháng ngày hạnh phúc. Nếu tôi vẫn như vậy khi vào đại học thì cuộc đời tôi sẽ đen tối mãi mãi", Linh tâm sự.
Linh quyết định sẽ bỏ ngoài tai những nhận xét không hay về vẻ ngoài của mình, để vui vẻ, cởi mở với mọi người, học hỏi cách làm đẹp, bù đắp sự thiếu hụt nhan sắc bằng sự thân thiện, quan tâm đến người khác, bằng sự khéo léo, đảm đang... Đến môi trường mới cũng là một điều kiện thuận lợi để Linh làm mới mình. Cô bắt đầu có bạn, ngày càng nhiều. Khi Linh gặp lại bạn bè để mời cưới, hầu như không ai tin vào mắt mình: Linh không còn là gái xấu nữa nhờ nụ cười tươi rói và cách ăn mặc tinh tế.
Linh tâm sự: " Tôi nhận ra rằng, kể từ khi không tự coi mình là kẻ bất hạnh, tôi đỡ xấu dần đi và nhờ vậy mà niềm vui bắt đầu xuất hiện. Đến lượt nó, hạnh phúc khiến tôi đẹp lên".
Theo 24h
"Chuyện ấy" thứ mấy thì hăng? Thời gian quan hệ cũng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng "yêu". Hứng thì "làm", mắc mớ gì phải bày đặt chọn ngày nào, ngày nào giờ nào chả là ngày tốt, giờ tốt, miễn là hai bên cùng "nhất trí cao". Nhưng kẹt là sức người có hạn, nhất là có tý tuổi tác, không phải cậy sức người mà "sỏi...