Những nhà giáo nghỉ hưu không nghỉ việc
Phát huy truyền thống tốt đẹp của người giáo viên, những cựu nhà giáo nghỉ hưu mà không nghỉ việc đã và đang đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương.
Thầy Thái cùng bà con chuẩn bị cho ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc của Tổ dân phố Nguyễn 1 thị trấn Hương Sơn. (Ảnh: VĂN MƯU)
Rời bục giảng nhà trường, nghỉ hưu theo chế độ, nhiều giáo viên về địa phương tiếp tục đảm nhận nhiều công việc mới. Với những kinh nghiệm từ quá trình giảng dạy, họ đã và đang góp phần quan trọng vào sự đổi thay của địa phương.
Sau hơn 30 năm công tác tại Trường Trung học phổ thông Phú Bình và Trường Trung học phổ thông Lương Phú của tỉnh Thái Nguyên, năm 2010, thầy Tạ Văn Thái nghỉ hưu theo chế độ về sinh hoạt tại Tổ dân phố Nguyễn 1 Thị trấn Hương Sơn huyện Phú Bình (Thái Nguyên).
Đầu năm 2011, thầy Thái được nhân dân tín nhiệm bầu làm Bí thư chi bộ Tổ dân phố. Gần 10 năm đảm nhiệm công việc này, thầy Thái đã cùng cấp ủy chi bộ lãnh đạo tổ dân phố ngày một đổi thay, được nhân dân tin tưởng đồng thuận.
Ông Dương Văn Tín, người dân Tổ dân phố Nguyễn 1, thị trấn Hương Sơn : Từ khi làm Bí thư chi bộ, thầy Thái luôn phát huy tinh thần dân chủ được nhân dân tin tưởng. Dưới sự lãnh đạo của Bí thư Thái, diện mạo tổ dân phố ngày một được đổi thay.
Một trong những phần việc quan trọng mà thầy Thái và bà con trong tổ dân phố làm được vừa qua đó là đổ bê tông được trên 1 km đường giao thông nội xóm nội đồng.
Với kinh nghiệm từ những năm còn giảng dạy cùng với việc thường xuyên nắm bắt gặp gỡ người dân đã giúp thầy Thái luôn thành công trong công tác chỉ đạo người dân phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tang tại tổ dân phố.
Bên cạnh đó, thầy Thái còn luôn năng nổ tham gia các hoạt động phong trào, hiện thầy là chủ nhiệm câu lạc bộ Cầu lông Phú Thái với trên 20 thành viên thường xuyên tổ chức thi đấu, rèn luyện sức khỏe.
thêm về những công việc đã làm được, thầy Thái cho biết: Trong thời gian đảm nhiệm Bí thư chi bộ, tôi và cấp ủy đã chỉ đạo nhân dân nâng cao chất lượng đời sống, 100% đường giao thông được đổ bê tông. Nhân dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
Cũng có trên 30 năm công tác, làm cương vị quản lý, Bí thư Chi bộ của các Trường trung học cơ sở Đào Xá, Tân Kim, Bảo Lý của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, khi nghỉ hưu, thầy Nguyễn Văn Cương ở xóm Cô Dạ xã Bảo Lý tiếp tục được nhân dân tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ.
Luôn trăn trở làm thế nào để xóm ngày một phát triển, thầy Cương đã cùng cấp ủy chi bộ đưa xóm Cô Dạ từ một xóm nghèo trở thành xóm dẫn đầu của xã Bảo Lý.
Không chỉ làm tốt công tác xã hội, thầy Cương còn luôn gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình. Với hơn 1ha đất vườn đồi, thầy Cương đã trồng trên 300 gốc bưởi, ổi, táo, mít. Đến nay, các loại cây này đã cho thu hoạch năm thứ hai.
Ngoài ra, thầy cũng nuôi 5 thùng ong lấy mật, chăn nuôi hơn 200 con gà thả vườn. Bình quân mỗi năm, thầy Cương thu lãi trên 50 triệu đồng từ trồng cây ăn quả, chăn nuôi.
Thầy Cương cho biết: Nhiều người tâm lý nghỉ hưu là để nghỉ ngơi nhưng tôi luôn suy nghĩ phải đóng góp cho xóm nhà ngày càng phát triển.
Khi mới làm Bí thư chi bộ, tôi đã chỉ đạo nhân dân đối ứng, xây dựng nhà văn hóa, làm đường bê tông, lắp đặt tuyến đường thắp sáng làng quê…
Không chỉ làm tốt công tác xã hội, thầy Cương ở xóm Cô Dạ xã Bảo Lý còn gương mẫu trong phát triển kinh tế. (Ảnh: VĂN MƯU)
Đến xã Đào Xá, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên hỏi bất cứ người dân nào về thầy Nguyễn Văn Diễm, họ đều biết và dành cho thầy những lời nhận xét đầy tình cảm, mến phục.
Đã 77 tuổi, vốn là nhà giáo nghỉ hưu, gần 20 năm nay, thầy Diễm tự nguyện “vác tù và hàng tổng” và được mọi người gọi vui là “cựu nhà giáo nhiều chức nhất tỉnh Thái Nguyên”…
Video đang HOT
Giã từ nghề cầm phấn với nhiều thế hệ học trò thành danh, thầy lại trở thành một tấm gương hoạt động xã hội ở địa phương. Với quan điểm khi được giao bất cứ việc gì mình đều phải có trách nhiệm và phải cố gắng hoàn thành, vì thế mà trong quá trình tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương dù có khó khăn đến mấy thầy cũng luôn hoàn thành công việc được giao.
Bằng những việc làm thiết thực cụ thể, thầy Diễm luôn tạo được niềm tin yêu của người dân trong xã, điều này được minh chứng bởi sự tín nhiệm và gửi gắm niềm tin của bà con dành cho thầy khi bầu giữ các vị trí trong các tổ chức xã hội tại địa phương như:
Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Đào Xá, Ủy viên Ban Đại diện Hội Người cao tuổi huyện; Ủy viên Thường vụ Hội Cựu giáo chức huyện Phú Bình; Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hưu trí Văn phòng Hội đồng nhân dân – Ủy ban nhân dân huyện Phú Bình; Hội trưởng Hội Cộng tác viên Đài Truyền thanh – Truyền hình Phú Bình và Chủ nhiệm Câu lạc bộ tình nguyện viên Cứu nạn cứu hộ chữ thập đỏ sông Đào – Câu lạc bộ do chính ông sáng lập…..
Nhiều “vai” đến vậy nhưng ở bất cứ “vai” nào, thầy cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong đó, tiêu biểu nhất phải kể đến là việc ông khởi xướng và thành lập ra Câu lạc bộ tình nguyện viên cứu hộ cứu nạn Chữ thập đỏ sông Đào năm 2011.
Câu lạc bộ gồm 45 hội viên có quy chế hoạt động và nề nếp sinh hoạt rất quy củ. Từ khi thành lập đến nay đã cứu hộ cho 63 trường hợp tai nạn giao thông, đuối nước, tai nạn rủi ro quanh địa bàn.
Thầy Diễm : Tôi có nhiều việc nhưng lúc nào cũng thấy rất vui vẻ và đầy nhiệt huyết. Việc nào tôi cũng luôn cố gắng muốn hoàn thành thật tốt, vì đều là việc giúp dân, giúp nước.
Thầy Diễm ở xã Đào Xá luôn nhiệt tình hết mình với công việc chung (Trong ảnh Thầy Diễm thường xuyên trông nom chăm sóc di tích lịch sử kè Lũ Yên nơi Bác Hồ về thăm năm 1958). (Ảnh: VĂN MƯU)
Là một trong số ít nữ cựu giáo chức của huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên tham gia làm Bí thư chi bộ, cô giáo Nguyễn Thị Lai ở xóm Phú Dương 2 xã Dương Thành huyện Phú Bình gặp không ít khó khăn khi mới nhận nhiệm vụ.
Tuy nhiên, với kỹ năng sư phạm sẵn có nên việc vận động nhân dân của cô Lai gặp nhiều thuận lợi. Đến nay, xóm Phú Dương 2 xã Dương Thành đã trở thành điểm sáng của xã Dương Thành.
Cô Lai : Là phụ nữ nên khi làm công tác xã hội cũng có đôi chút khó khăn, tuy nhiên, với sự đồng thuận của người dân nên mọi việc chi bộ chỉ đạo đều gặp thuận lợi.
Các cựu giáo chức có thành tích tiêu biểu được Hội Cựu giáo chức huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên khen thưởng. (Ảnh: VĂN MƯU)
Hội Cựu giáo chức huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên hiện có 708 hội viên. Từ năm 2005 đến nay, huyện Phú Bình có 48 nhà giáo về hưu tiếp tục tham gia làm Bí thư chi bộ, trưởng xóm, 165 nhà giáo tham gia làm chủ tịch các Hội: người cao tuổi, Cựu chiến binh, khuyến học …Dù ở vị trí nào, các thầy cô đều nỗ lực cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Ông Dương Thanh Tự, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức huyện Phú Bình cho biết thêm về vấn đề này: Trên địa bàn huyện Phú Bình, nhiều nhà giáo sau khi nghỉ hưu vẫn tiếp tục tham gia tích cực các phong trào tại địa phương. Nhiều thầy cô là trưởng xóm, Bí thư chi bộ, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Phát huy truyền thống tốt đẹp của người giáo viên nhân dân, những cựu nhà giáo nghỉ hưu mà không nghỉ việc. Họ đã và đang góp công sức trí tuệ của mình vào sự phát triển chung của địa phương.
Theo Giaoduc.net
Phương án thi tuyển hiệu trưởng của cô Phan Tuyết
Việc sát nhập trường đương nhiên phải cần một hiệu trưởng thực sự có năng lực và nhiệt tình thì mới lãnh đạo được, và được vậy thì phải thi tuyển công khai.
ảnh minh họa
LTS: Tiếp tục đóng góp những ý kiến hữu ích về việc sáp nhập các trường học, góp phần giảm số lượng cán bộ biên chế trong ngành giáo dục, tác giả Phan Tuyết - một nhà giáo tâm huyết với nghề đã gửi đến Báo bài viết.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết này.
Sau bài viết "Nên sáp nhập các trường tiểu học dưới 10 lớp trong cùng một xã" của tác giả Thuận Phương đăng trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 13/12 đã nhận được sự đồng tình của khá nhiều độc giả.
Các ý kiến đều cho rằng đây là giải pháp hay, thiết thực vừa làm cho Ban Giám hiệu nhà trường phải "vận động" để phát huy tính sáng tạo trong công tác chỉ đạo chuyên môn, vừa giảm biên được chế dôi dư cho ngành giáo dục, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước một số tiền không nhỏ.
Bạn Thanh Nhàn cho rằng: "Bài viết sát thực tế, hiện một số địa phương vẫn có trường 8 lớp cũng 2 hiệu phó. Sáp nhập thì phải thi chọn hiệu trưởng và giảm hiệu phó".
Bạn đọc có biệt danh Nợ trần cũng phản ánh: "Hiện nay rất nhiều trường hợp trên địa bàn một xã không bị cách bởi sông suối, mà tồn tại nhiều trường tiểu học cách nhau khoảng 3-4 km với biên chế mỗi trường chỉ 4-6 lớp".
Bạn Nguyễn Thanh Hoàng :
"Hoàn toàn nhất trí với quan điểm của bài viết. Không những sáp nhập các trường mà còn giảm đi các điểm trường lẻ để thuận lợi quản lí và nâng cao chất lượng.
Cần giảm áp lực hồ sơ sổ sách, các hoạt động khác như hội họp, chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn, dự giờ học hỏi.
Tạo điều kiện để giáo viên tập trung vào công việc chính của mình là giảng dạy và giáo dục học sinh.
Đánh giá giáo viên cần lấy chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh là chính. Muốn vậy cần có cơ chế giao khoán chất lượng, số lượng một cách công bằng từ đầu năm".
Bạn đọc tên Huyền nêu đề xuất: "Việc sát nhập trường đương nhiên phải cần một hiệu trưởng thực sự có năng lực và nhiệt tình thì mới lãnh đạo được vậy thì phải thi tuyển công khai".
Có thể thấy chuyện một xã không ngăn cách bởi sông suối, núi đồi (ở miền đồng bằng) với biên chế trường khoảng 10 lớp hay 7,8 lớp thậm chí 4 đến 6 lớp cũng tồn tại một trường học độc lập là bất hợp lý và vô cùng lãng phí.
Thế nên chuyện sáp nhập những trường nhỏ lẻ này thành một trường học lớn là điều nên làm và cần làm ngay.
Nhưng, lãnh đạo một ngôi trường có gần 2 nghìn học sinh với hàng trăm giáo viên, nhân viên như thế phải cần tới người hiệu trưởng năng động, xông xáo, tài ba.
Để có được một người hiệu trưởng mang đủ tầm, đủ tâm, có sức ảnh hưởng lớn đến đội ngũ giáo viên và phụ huynh chắc chắn không thể "bổ nhiệm đúng quy trình" như hiện nay mà tiêu chí đầu tiên là ngoan (nhất định phải ngoan, ngoan là khi cấp trên bảo gì làm nấy, vâng dạ và phục tùng tuyệt đối mà không được cãi, không được lý sự này nọ...).
Sự cần thiết phải thi tuyển Ban Giám hiệu
Muốn có được hiệu trưởng năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm cũng như một hiệu phó vững vàng trong chuyên môn, linh hoạt sáng tạo trong cách làm việc thì ngành giáo dục địa phương phải tổ chức thi tuyển chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng công khai, minh bạch.
Khi tổ chức thi tuyển, người đỗ vào các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng sẽ được giáo viên nhìn nhận với con mắt khác.
Đó là sự tâm phục vì tài năng trí tuệ, điều này vô cùng quan trọng. Bởi khi đã tâm phục thì việc hợp tác trong công việc sẽ tốt hơn, người lãnh đạo làm việc cũng dễ dàng, thuận lợi hơn.
Ban Giám hiệu trường học được ví như linh hồn của ngôi trường ấy. Đây là người đầu tàu tổ chức và điều hành mọi hoạt động giáo dục của nhà trường.
Thế nên, họ phải có tầm nhìn xa, có những quyết sách đúng đắn không chỉ nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên còn nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của các em học sinh.
Trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn chuyển mình, ngành giáo dục cần có một diện mạo mới, cần có những bước đi mạnh mẽ, đột phá để rũ bỏ sự vây hãm làm trì trệ, lạc hậu bao năm thì người đứng đầu một trường học không thể thụ động, làm việc chỉ ngồi chờ chỉ đạo, làm việc gì cũng sợ sai.
Hiện nay, đội ngũ cán bộ quản lý ở nhiều địa phương trong cả nước chủ yếu được đề bạt theo quy hoạch nguồn.
Nói là đúng quy trình nhưng thực chất không ít hiệu trưởng lên chức nhờ may mắn, gặp thời, không loại trừ cả sự quen biết, con ông cháu cha được bật "đèn xanh" gửi gắm, hay "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn" mà báo chí phản ánh trong thời gian qua.
Lên được quản lý rồi là chỗ ngồi "vững như bàn thạch", làm suốt đời đến lúc về hưu. Điều này gây nên sự bất lợi lớn, bởi không ít người có tâm lý "cứ từ từ tà tà làm việc cũng chẳng sao".
Thi tuyển công khai sẽ tạo cho người trẻ có cơ hội để thể hiện mình, để cống hiến ngay những tinh hoa của sức trẻ bằng những việc làm mới, những việc làm sáng tạo mang tính đột phá; Tạo cho người đứng tuổi thể hiện hết kinh nghiệm mình đã tích lũy bao năm. Được thế, giáo dục mới có thể sang trang.
Một số đề xuất thi tuyển Ban Giám hiệu
Người tham gia ứng thí không nhất định phải có trong nguồn quy hoạch hay không. Độ tuổi tối đa tham gia dự tuyển, nam không quá 55 và nữ chưa quá 50.
Buổi sát hạch phải được tổ chức công khai, minh bạch, ngoài sự giám sát của các thành viên trong Hội đồng giám khảo thì giáo viên, cán bộ công nhân viên trong ngành cũng phải được theo dõi.
Ban giám khảo phải là người có năng lực, có tâm, thẳng thắn và quyết đoán, không sợ sự chi phối của bất kì ai.
Giám khảo kì thi tuyển ít nhất từ 5 người trở lên đại diện cho nhiều lĩnh vực chứ không nhất thiết phải là người trong ngành.
Tốt nhất giám khảo không phải người ở địa phương mà nên cơ cấu người từ nơi khác đến để thể hiện rõ sự công bằng.
Các ứng viên phải trải qua các phần thi như trình bày đề án xây dựng, phát triển nhà trường (trường học cụ thể) trong những năm tới (điều này vô cùng quan trọng).
Chỉ thông qua đề án thì trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, sự nhận thức của ứng viên sẽ được bộc lộ rõ nét.
Đề án cũng được lưu giữ để thẩm định lại (khi ứng viên đỗ) xem họ có làm đúng như kế hoạch mình đã đề ra hay chỉ nói cho có, nói cho hay? Đây cũng là điểm cộng cho những lần bổ nhiệm sau khi hết nhiệm kì.
Có phần thi viết, bài viết thể hiện nội dung kiểm tra trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, những hiểu biết về Luật giáo dục, về chế độ chính sách của nhà giáo.
Phần thi vấn đáp sẽ trực tiếp trả lời những câu hỏi chất vấn, câu hỏi phản biện của Hội đồng giám khảo đưa ra.
Nội dung câu hỏi xoay quanh những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng học tập của học sinh, việc đổi mới phương pháp dạy và học, giải pháp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các nhà giáo...
Thông qua những phần thi như thế, các ứng viên sẽ đề ra được những giải pháp mới mang tính đột phá, những kiến thức sâu rộng, tư duy khoa học để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Làm được thế mới mong giáo dục từng địa phương nói chung, giáo dục nước nhà nói riêng mới chuyển mình mang theo một diện mạo mới.
Theo Giaoduc.net
Nhà giáo Tây Nam bộ góp ý Dự thảo Luật Giáo dục Để lắng nghe ý kiến trực tiếp góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học và nhà giáo, sáng 14/12, tại TP Cần Thơ, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục. Quang cảnh hội thảo Quang cảnh hội thảo Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ...