Những nhà độc tài giàu nhất thế giới
Mỗi nhà độc tài đều có phần trong mọi miếng bánh. Gia đình và người thân của họ sở hữu những khối tài sản khổng lồ, thậm chí lớn hơn của các hoàng gia.
Khi toàn bộ khối tài sản của nhà lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi bị đóng băng tháng 3/2011, một số người cho biết nó lớn đến mức choáng váng. Mỹ tuyên bố tịch thu 30 tỷ USD mà gia đình ông này đầu tư. Canada đóng băng 2,4 tỷ USD, Áo 1,7 tỷ và Anh 1 tỷ. Thậm chí có những báo cáo nói rằng tổng con số này vẫn chưa là gì so với tài sản thực tế mà nhà Gadhafi tích lũy được sau 42 năm cầm quyền.
Từ một cựu sinh viên nhãn khoa, Tổng thống Syria Bashar al-Assad được cho là có khối tài sản 1,5 tỷ USD, và củng cố quyền lực bằng cách đưa những người thân cận vào các vị trí chủ chốt trong chính quyền. Yahoo! News cho rằng nếu tính cả bất động sản mà gia tộc Assad sở hữu, con số lên đến 122 tỷ USD. Sự giàu có của ông này đến từ đất đai, năng lượng và quyền cấp phép.
Ở đỉnh cao quyền lực tại Ai Cập suốt 30 năm, cựu tổng thống Hosni Mubarak (phải) tích lũy của cải trong khi người dân của ông ta vật lộn kiếm ăn hàng ngày. Nhà độc tài 82 tuổi này được cho là kiếm 79 tỷ USD trong ba thập niên tại vị, bởi các con trai và gia đình ông kiểm soát và kiếm lợi từ mọi dự án ở Ai Cập. Nhà Mubarak đã sống một đời xa hoa, đi phản lực đến khắp nơi trên thế giới và sống trong những lâu đài.
Video đang HOT
Cựu tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh thống trị đất nước suốt 30 năm, trước khi nhường quyền lực vào năm ngoái. Ông này được cho là có khối tài sản trị giá 32 tỷ đôla.
Cựu tổng thống Tunisia Zine al Abidine Ben Ali (phải) bị tuyên án 35 năm tù (vắng mặt). Bị lật đổ trong cuộc cách mạng hoa nhài, ông này vẫn có cơ sống cuộc đời sung sướng trong khi dân tình bị đàn áp. Vợ của ông này được cho là đã kịp rời đất nước với các thỏi vàng trị giá 37 triệu USD. Ben Ali bị nghi có 7 tỷ USD tài sản.
Đất nước Zimbabwe, từng một thời thịnh vượng, đã trở thành nghèo đói và nổi tiếng vì “các tỷ phú đói ăn”, dưới bàn tay cai trị của tổng thống Robert Mugabe. Người này bị tố cáo triệt hạ các đối thủ, vơ vét của cải quốc gia về cho mình. Ông ta được cho là có từ 5 đến 10 tỷ USD, nhờ các mỏ kim cương của Zimbabwe.
Tổng thống Guinea Xích đạo Teodoro Obiang Nguema Mbasogo bị cho là vơ vét tài nguyên của đất nước giàu dầu mỏ, trong khi dân chúng chẳng được gì. Ông ta có thể có đến 1 tỷ USD, trong khi hầu hết dân chúng sống với mức dưới 1 USD/ngày. Con trai của Mbasogo có lối sống vương giả, sở hữu khu bất động sản ở khu hạng sang Malibu (Mỹ) trị giá 35 triệu USD, đi xe Bugatti Veyrons 1,7 triệu đô.
Tổng thống Gabon Ali Bongo Ondimba bị tố là đã cùng các cộng sự đút túi 25% GDP của nước này. Ông ta có thể có 1 tỷ USD, nhưng con số này dường như vẫn còn khiêm tốn so với thực tế. Năm 2010, ông Ondimba được cho là đã mua một căn nhà phố ở Paris giá 138 triệu USD.
Theo VNE
Zimbabwe: Ngân khố chỉ còn 217 USD
Bộ trưởng tài chính Zimbabwe Tendai Biti
Bộ trưởng tài chính Zimbabwe Tendai Biti vừa cho biết đất nước này chỉ còn 217 USD trong ngân khố quốc gia sau khi chi trả lương cho công chức vào tuần trước.
Tuy nhiên, ông Biti cho biết khoảng 30 triệu USD đã được nộp vào ngân sách ngay sau đó.
Lý do Bộ trưởng tài chính tiết lộ thông tin này là nhằm nhấn mạnh rằng chính phủ không có tiền để rót vào cuộc bầu cử, chứ không phải rơi vào cảnh vỡ nợ.
Các cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức trong năm nay, khi đảng Zanu-PF của Tổng thống Robert Mugabe sẽ cạnh tranh với Phong trào cải cách dân chủ của ông Biti.
Trước đó, ông Biti than phiền rằng những công ty khai thác kim cương vẫn chưa nộp thuế cho chính phủ.
Chính phủ liên minh lên nắm quyền từ năm 2009 đã chấm hết nhiều năm siêu lạm phát bằng cách chuyển sang dùng USD, nhưng nền kinh tế nước này vẫn có nguy cơ đổ vỡ.
Zimbabwe cần gần 200 triệu USD để tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về bản hiến pháp mới, và cũng để tổ chức bầu cử.
Báo Herald thuộc chính phủ Zimbabwe cho biết ông Biti và Bộ trưởng tư pháp Patrick Chinamasa được giao nhiệm vụ huy động tiền từ các nhà tài trợ.
Theo các nhà phân tích, chính phủ liên minh đã ổn định được nền kinh tế ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp cao cho thấy hệ thống thuế và thu nhập của nước này vẫn cực kỳ thấp
Theo 24h
Biểu tình bạo lực bùng phát ở Ai Cập Ít nhất 5 người chết và gần 400 người bị thương tại Ai Cập, trong các cuộc biểu tình lớn vào dịp kỷ niệm hai năm cuộc cách mạng lật đổ cựu tổng thống Hosni Mubarak. Hàng nghìn người hôm qua biểu tình tại Quảng trường Tahrir, thủ đô Cairo trong dịp kỷ niệm hai năm cách mạng lật đổ Mubarak. Ảnh: GlobalPost...