Những nguyên tắc “vàng” dạy trẻ bên bàn ăn

Theo dõi VGT trên

“Rất nhiều gia đình cho con ăn trước rồi mình mới ăn. Điều đó, giúp cho các bố mẹ rảnh rang khi ăn nhưng lũ trẻ không học được các quy tắc trên bàn ăn”.

Trên đây là chia sẻ của TS Vũ Thu Hương (cựu giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường ĐHSP Hà Nội) về cách dạy con bên bàn ăn.

Theo TS Vũ Thu Hương, rất nhiều gia đình cho con ăn trước rồi mình mới ăn. Điều đó, giúp cho các bố mẹ rảnh rang khi ăn nhưng lũ trẻ không học được các quy tắc trên bàn ăn.

Khi lớn lên, hình ảnh của con rất xấu, bất lịch sự thậm chí gây phiền hà cho người khác vì thói quen của mình.

Vì vậy, khi con đã ngồi được vào ghế ăn (tầm 6 tháng), cha mẹ nên cho con ngồi ăn cùng.

Những nguyên tắc vàng dạy trẻ bên bàn ăn - Hình 1

Khi con đã ngồi được vào ghế ăn (tầm 6 tháng), cha mẹ nên cho con ngồi ăn cùng.

Nếu con chưa ăn được đồ ăn của cha mẹ, hãy chuẩn bị 1 vài miếng ăn vặt như rau củ luộc để con được tham gia vào bữa ăn gia đình và từ đó việc giáo dục nề nếp (xa hơn là nhân cách) cho con cũng được bắt đầu.

Khi các con 1 tuổi, cha mẹ nên dạy con tập bốc, 2 tuổi thì tập dùng thìa. Bắt đầu từ đây, các nguyên tắc bàn ăn được cha mẹ truyền đạt đến cho trẻ.

“Việc dạy con đạo đức rất cần phải làm từ những việc nhỏ. Các cha mẹ đừng vì nhồi nhét kiến thức và săn đón thành tích mà bỏ quên những việc này. Hậu quả về sau sẽ rất lớn”, TS Vũ Thu Hương chia sẻ.

Chuẩn bị mâm cơm và dọn mâm sau ăn

Theo chuyên gia giáo dục này, trẻ từ 3 – 4 tuổi có thể giúp mẹ chuẩn bị bàn ăn. Con có thể lấy đũa, thìa, bát và xếp vào chỗ cho cả nhà. Được tham gia vào khâu chuẩn bị, con sẽ ý thức và tự giác hơn.

Lớn hơn, con có thể chuẩn bị bát nước chấm, tăm, giấy ăn cho cả nhà. Từ đó, con có thể là người bê đồ ăn lên bàn. Cha mẹ cần hướng dẫn con xếp bàn ăn cho phù hợp.

Nguyên tắc: bát canh cần đặt ở gần nồi cơm vì khá cao, việc vươn tay qua bát canh để gắp rất khó khăn.

Các món ăn cần được xếp làm sao để mọi người trong mâm đều dễ dàng gắp được. Nếu nhà quá đông người, nên chia thức ăn vào các đĩa nhỏ.

Khi dọn mâm, nhớ hướng dẫn trẻ dọn âu nhỏ đựng xương, đầu tôm, hạt thóc hay sạn sót trong cơm…

Video đang HOT

Nhất thiết để phần người về muộn vào đĩa riêng trước bữa ăn, không để phần bằng những thức ăn thừa còn lại sau khi đã ăn xong.

Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn, trừ chiếc quạt giấy xếp có thể đặt dọc cạnh mép bàn, nhất là điện thoại di động.

Ăn xong, con và bố mẹ cùng bê thức ăn thừa để cất, dọn bát vào chậu rửa, rửa bát, lau bàn ghế, quét dọn sạch sẽ khu vực bàn ăn.

Những nguyên tắc vàng dạy trẻ bên bàn ăn - Hình 2

Trong mâm cơm Việt, người lớn tuổi nhất sẽ là người cầm đũa gắp miếng đầu tiên, điều này dạy trẻ sự kiên nhẫn chờ đợi, kính trên nhường dưới.

Mời cơm và các quy tắc giao tiếp trong bữa ăn

“Khi vào mâm, tất cả đều cần mời cơm. Cha mẹ nên mời trước, mời tất cả mọi người trong nhà và cả các con để các con học cách mời. Nếu con mời sai, cha mẹ cần chỉnh ngay lập tức”, TS Vũ Thu Hương lưu ý.

Chuyên gia này cũng cho rằng, trong mâm cơm Việt, người lớn tuổi nhất sẽ là người cầm đũa gắp miếng đầu tiên. Điều này, dạy trẻ sự kiên nhẫn chờ đợi và kính trên nhường dưới.

Khi trẻ em muốn ăn món mà nó ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm.

Nhất thiết nói cảm ơn sau bữa ăn, điều đó sẽ khiến trẻ hiểu về những vất vả của người chuẩn bị bữa ăn. Cha mẹ nên cảm ơn trước và nhắc con làm việc này.

Những nguyên tắc”vàng” trong bữa ăn

Theo TS Vũ Thu Hương, trong bữa ăn, cần có nguyên tắc để dạy con.

Cụ thể, không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng, phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn.

Không dùng thìa đũa cá nhân của mình quấy vào tô chung hoặc xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon hơn.

Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm. Khi đưa bát xin cơm, nhất định con phải đưa bằng 2 tay, tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói, cơm sẽ bắn tung tóe.

Dù ngồi ăn trên chiếu hay trên ghế, đều không được rung đùi, điều này rất vô lễ.

Muỗng kiểu múc canh phải đặt úp trong bát không được để ngửa.

Không gõ đũa, bát thìa hoặc tạo tiếng ồn khi ăn (ví dụ húp sòam soạp, nhai chóp chép).

Dù trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình.

“Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục nhân cách.

Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên do khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao động của người khác.

Món không ngon với người này nhưng ngon với người khác, và có được nhờ công sức của rất nhiều người”, TS Hương giải thích.

Đặc biệt, trong bữa cơm, cần dạy trẻ không gắp liên tục một món, dù đó là món khoái khẩu của mình.

Phải ăn hết thức ăn trong bát, không để sót hạt cơm nào. Ăn từ tốn, không ăn hối hả hoặc vừa đi vừa nhai.

Nếu ăn gặp xương hoặc vật lạ trong thức ăn, cần từ từ lấy ra, không được nhè ra toàn bộ tại bàn. Nếu bị cay thì xin phép ra ngoài hắt hơi, xỉ mũi.

Cần hiểu đúng về học trước lớp 1

Trẻ cần phải được phát triển ngôn ngữ, kỹ năng trước khi vào lớp 1. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc dạy trước sách lớp 1.

Không chỉ phụ huynh, nhiều giáo viên cũng cho rằng nếu không cho trẻ tiếp cận với chương trình lớp 1 thì trẻ sẽ vất vả.

Không học, con sẽ đuối

Chia sẻ trên group hội phụ huynh có con vào lớp 1 , nhiều phụ huynh bày tỏ băn khoăn nếu không cho con học trước khi vào lớp 1 con sẽ không theo kịp được bạn bè vì hầu hết các gia đình khác đều đã cho con đi học.

"Rất nhiều người khuyên tôi không nên cho con học trước chương trình, sách giáo khoa lớp 1 nhưng khi con vào lớp, đa phần các bé trong lớp đều đã học trước chương trình nên hầu như biết đọc, biết viết hết. Con tôi thành thiểu số, không thể đuổi kịp các bạn. Lớp học thì đông, cô giáo phải bám cho kịp chương trình, không có thời gian kèm cặp con thành ra con khổ sở, vất vả. Tôi phải thuê gia sư về dạy thì hai tháng sau con tôi mới theo kịp" - chị T. có con vừa qua lớp 1 cho hay.

Cần hiểu đúng về học trước lớp 1 - Hình 1

Một tiết học của các bé lớp l á Trường Mầm non Tuổi Thơ 7, quận 3, TP.HCM. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN

Liên quan đến vấn đề này, cô TV, giáo viên một trường tiểu học tại quận 8, cho rằng để trẻ tự tin khi vào lớp 1 thì nên cho con "học trước" nhưng phụ huynh phải giám sát, theo dõi con, không bỏ mặc con cho giáo viên.

"Học ở đây không phải là biết quá nhiều, đọc trôi chảy mà trẻ chỉ cần nhận biết 29 chữ cái, làm quen với các nét cơ bản. Giai đoạn này đặc biệt quan trọng nên phụ huynh cũng cần phải quan tâm"- cô V. nói.

Cô TT, giáo viên dạy lớp 1 tại trường tiểu học ở quận 3, cho biết điều này tùy thuộc vào năng lực tiếp thu của các bé. Nếu khi học lớp lá, các bé nắm được các chữ cái thì vào lớp 1 sẽ nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong giai đoạn học lớp lá, nhiều phụ huynh không quan tâm, để ý xem con học gì nên khi bé bước vào lớp 1 sẽ khó khăn hơn. Do đó, nếu trẻ tiếp thu tốt chương trình lớp lá thì sẽ không cần học trước. "Điều quan trọng khi vào lớp 1, trẻ phải biết cầm bút đúng và viết đúng. Còn nếu trẻ viết sai, cầm sai sẽ rất khó sửa vì đã thành thói quen" - cô TT nhấn mạnh.

Chỉ cần con "biết vừa đủ"

Bà Phạm Thị Thanh Tú, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thực hành ĐH Sài Gòn kiêm Trưởng Khoa giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sài Gòn, khẳng định: "Tôi vẫn luôn chia sẻ với phụ huynh là không nên cho con đi học trước chương trình lớp 1. Nếu trường hợp cháu quá chậm so với các bạn thì phụ huynh cần phải quan tâm, hỗ trợ con chứ không bỏ bê con cho giáo viên, nhà trường. Như cùng con luyện chữ, đọc sách để phát triển kỹ năng đọc của trẻ. Còn đối với những trẻ bình thường thì không nên học trước. Bởi nếu khi đã biết trước, trẻ sẽ có tâm lý chủ quan".

Một phụ huynh từng không cho con học trước lớp 1 nhận xét: "Con vào lớp 1 không theo kịp chương trình sẽ đuối, nản, lý do không phải vì không học trước mà do cha mẹ tư duy "không học trước" là không cho con biết bảng chữ cái, bảng số, không đọc đồng dao, không giải thích từ... cho con. Họ để mặc con chơi, không dạy, kể cả vận động, khéo léo, màu sắc hay kỹ năng khác... Đây mới là vấn đề cốt lõi khiến đứa bé vào lớp 1 không theo nổi "việc học", vì chơi quá chơi mà chơi không kèm học".

TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Khoa giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, cho biết học sinh đến trường không phải chỉ để học chữ mà các em còn được học những thứ khác. Do đó, nếu phụ huynh can thiệp quá nhiều vào việc học của con sẽ làm cản trở quá trình trẻ tiếp thu những kỹ năng khác.

Thực tế, giáo viên lớp 1 thích dạy những đứa trẻ biết mặt chữ, biết nét cơ bản, biết chữ số, biết thực hiện nhiệm vụ giáo viên đưa ra, không nói chuyện riêng trong giờ học. Họ sợ một đứa trẻ không biết gì, không hợp tác và không nghe lời. Tuy nhiên, họ sợ nhất là những học sinh biết hết mọi thứ vì như vậy các con sẽ không nghe lời cô giảng, chủ quan trong giờ học.

Phải phát triển ngôn ngữ chứ không phải dạy trước SGK lớp 1

Hiện nay nhiều phụ huynh có con ở độ tuổi mẫu giáo chuẩn bị vào tiểu học thường đánh đồng việc giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ với việc dạy trước sách lớp 1.

Mọi phương diện phát triển của trẻ đều thông qua lăng kính phát triển ngôn ngữ như tư duy, trí thông minh, hiểu biết, trí tưởng tượng, cảm xúc và cả những phẩm chất như trung thực, tập trung, kiên trì... Đấy là những năng lực, phẩm chất nền tảng cần xây dựng cho trẻ từ tuổi trước khi học lớp 1. Phát triển ngôn ngữ: Nghe, hiểu, nói, diễn đạt ý tưởng, cảm xúc..., nhận biết tương hợp âm chữ để nhận ra mặt chữ của từ ngữ để có thể đọc sách phù hợp với tuổi... là những điều trẻ cần được, có quyền được người lớn chuẩn bị...

Điều này nó trái ngược hoàn toàn với việc dạy trước bộ sách mà trẻ sẽ được học khi vào lớp 1. Điều này sẽ khiến trẻ không phát triển được những kỹ năng, phẩm chất được hình thành trong quá trình học. Điều này sẽ khiến trẻ có thể không đón nhận cơ hội trau dồi phát triển được những kỹ năng, phẩm chất cần thiết cho việc học trong năm học đầu đời ở tiểu học, những kỹ năng - phẩm chất vốn được xem là nền móng của ngôi nhà học vấn phổ thông.

Do đó, tuyệt nhiên không được, không nên dạy trước bộ sách giáo khoa lớp 1 cho trẻ nhưng phải chuẩn bị cho trẻ những tiền đề để bước vào lớp 1. Và việc chuẩn bị phải đúng cách. Hãy phát triển ngôn ngữ cho trẻ, bởi ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của trẻ sau này.

PGS-TS HOÀNG THỊ TUYẾT , giảng viên Trường Đ H Mở TP.HCM

Việc phụ huynh cho con đi học trước vì họ lo giáo viên sẽ rầy la, trách mắng khi con không theo kịp. Điều này xuất phát từ việc giáo viên cũng phải chịu áp lực từ thành tích, từ sự tiến bộ của học trò. "Theo tôi được biết, hiện Bộ GD&ĐT vẫn đánh giá giáo viên dựa trên thành tích của học sinh. Do đó, giáo viên phải làm sao để học sinh học có kết quả tốt.

Tôi từng kiến nghị Bộ GD&ĐT nên thay đổi cách đánh giá giáo viên. Hãy đánh giá họ qua mức độ tiến bộ của học sinh về nhiều khía cạnh khác nhau, không riêng về kết quả học tập. Bộ GD&ĐT cũng phải là người tư vấn cho phụ huynh về vấn đề này để cho họ biết như thế nào là đủ, như thế nào là tốt cho trẻ" - TS Thu Hương nhấn mạnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vị trí của Kỳ Duyên sau 3 ngày chinh chiến Miss Universe "sóng gió"
22:02:10 02/11/2024
Lấy gái lỡ thì, còn có 2 con riêng, tôi bị cả dòng họ kịch liệt phản đối, ai ngờ đêm tân hôn em cho tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác
19:27:36 02/11/2024
Vừa về đến cổng, con gái tuổi hớn hở ra đón: 'Mẹ ơi, bố giấu cô nào ở trong tủ ấy, cả tiếng rồi chưa chịu ra'
19:20:31 02/11/2024
Han So Hee bị vạch mặt dối trá chỉ vì chi tiết về vợ chồng Hyun Bin - Son Ye Jin?
19:46:05 02/11/2024
Ngày ra mắt nhà bạn trai, tôi chết điếng khi nhìn thấy gương mặt người mẹ của anh lại chính là...
19:02:40 02/11/2024
Câu hỏi Đường Lên Đỉnh Olympia hóc búa, "cậu bé Google" cũng phải "đứng hình"
19:19:54 02/11/2024
Tín hiệu đáng mừng của Kỳ Duyên tại Miss Universe 2024
22:50:35 02/11/2024
Đời thực của diễn viên đóng vai tiểu tam đang bị phản ứng dữ dội trên sóng VTV
20:07:29 02/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hồng Vân thích thú khi gái xinh quyết 'cưa đổ' con trai chủ quán nhậu

Tv show

23:43:10 02/11/2024
Chương trình Vợ chồng son tập 538 khiến Hồng Vân cười không ngớt bởi hành trình yêu thú vị và cuộc sống hôn nhân hạnh phúc của cặp vợ chồng Nguyễn Thị Huyền (24 tuổi) và Trần Văn Tư (27 tuổi).

Khung hình chưa đến 0,5 giây trong Squid Game 2 có gì mà khiến MXH chấn động?

Phim châu á

23:27:42 02/11/2024
Nhân vật của nam tài tử xuất hiện trong phút 1:15 và chỉ thoáng qua chưa tới 0.5 giây đã trở thành chiếc hint to đùng gây chấn động cõi mạng.

Đại hội mỹ nhân đọ sắc nét căng: 1 mẹ bỉm hở bạo, Mai Ngô và 1 Hoa hậu "flex" dáng

Sao việt

23:20:26 02/11/2024
Tối 2/11, Chung kết The Next Gentleman (Quý Ông Hoàn Mỹ) diễn ra tại TP.HCM và thu hút sự chú ý của công chúng.

Bệnh tình của anh cả Running Man bị lợi dụng, cả showbiz phẫn nộ sục sôi

Sao châu á

22:56:27 02/11/2024
Lộ hồ sơ nói xấu toàn bộ showbiz không chừa 1 ai, ngay cả anh cả Running Man đang bị bệnh cũng không nằm ngoài tầm ngắm.

Cãi HLV, Marcelo bị 'trừng phạt'

Sao thể thao

22:41:17 02/11/2024
Từ một ngôi sao sáng tỏa rạng tại sân Bernabeu, Marcelo giờ đây phải đối mặt với những khó khăn không ngờ tới tại Fluminense, đội bóng quê hương.

Ô nhiễm không khí ở mức cao: Làm gì để bảo vệ sức khỏe?

Sức khỏe

22:04:50 02/11/2024
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy, bụi PM2.5 tăng nguy cơ mắc hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phổi, các chứng bệnh hô hấp, tim mạch, tiểu đường và ung thư phổi.

Công an TP.HCM khởi tố 51 vụ án tai nạn giao thông trong 10 tháng

Pháp luật

21:41:24 02/11/2024
Trong 10 tháng đầu năm 2024, Công an TP.HCM đã khởi tố 51 vụ án với 40 bị can sau các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Mỹ Tâm bất bại trong showbiz Việt

Nhạc việt

21:22:54 02/11/2024
Ở địa hạt nữ ca sĩ, Mỹ Tâm là trường hợp hiếm hoi vượt qua vô số đối thủ trước, cùng và sau thế hệ để đạt được vị trí cao nhất, đồng thời giữ vững ngai vàng đến nay 26 năm.

Nha Trang: Phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ đang phân hủy mạnh

Tin nổi bật

21:01:01 02/11/2024
Ngày 2.11, UBND xã Phước Đồng (TP.Nha Trang) cho biết, các đơn vị nghiệp vụ đang tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ, đang bị phân hủy mạnh.

Tây Ban Nha khẩn trương khắc phục hậu quả lũ lụt

Thế giới

19:55:07 02/11/2024
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đang làm gia tăng cường độ và tần suất của các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn.

G-Dragon không muốn lặp lại những khuôn mẫu cũ

Nhạc quốc tế

19:53:46 02/11/2024
Với việc phát hành đĩa đơn mới, G-Dragon nói anh đang trở lại với chính mình ngày thường - sau một thời gian dài nghỉ ngơi.