Những nguyên tắc đơn giản để đảm bảo sức khỏe dịp lễ, Tết
Những ngày cuối năm, việc chìm trong các cuộc ăn uống, liên hoan nhậu nhẹt… rất dễ khiến bạn mất cân bằng dinh dưỡng. Để đảm bảo sức khỏe, mọi gia đình đừng bỏ qua những lưu ý ăn uống mùa lễ hội theo khuyến cáo của chuyên gia dưới đây.
Duy trì ăn uống điều độ trong những ngày lễ để tăng cường sức khỏe. ẢNH MINH HỌA: T.L
Sinh bệnh khi mất cân bằng dinh dưỡng
ThS.BS Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng quốc gia) cho hay, chính việc dinh dưỡng không hợp lý khiến nhiều người gặp vấn đề sức khỏe trong dịp nghỉ lễ. Khi mất cân bằng dinh dưỡng sẽ sinh bệnh.
Hệ tiêu hóa bị xáo trộn so với ngày thường khi ăn uống tiệc tùng liên miên với các món ăn, thức uống hấp dẫn quá nhiều dưỡng chất cộng với việc không theo giờ giấc dẫn tới dễ mắc các vấn đề về tiêu hóa. Nhẹ sẽ gây rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, trướng bụng, ậm ạch, có cảm giác ậm ạch, khó tiêu… Nặng hơn khi các triệu chứng này kéo dài, lặp đi lặp lại trở thành bệnh lý như dạ dày, loét đường tiêu hóa, gan, mật…
Ở những người mắc bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, thấp khớp, tim mạch… càng cần chú ý hơn trong chế độ ăn điều độ trong những ngày lễ, Tết. Chỉ cần một chút rượu, người tăng huyết áp cũng có thể dẫn tới các cơn tăng huyết áp; chỉ số đường huyết tăng vọt nếu người mắc bệnh đái tháo đường ăn hơi quá nhiều…
Theo ThS Nguyễn Văn Tiến, khi bị đầy bụng, khó tiêu người bệnh sẽ luôn có cảm giác bụng căng tức, nặng nề. Gặp phải tình trạng này, nhiều người vẫn có thói quen tự mua thuốc dùng. Điều này rất nguy hiểm, việc dùng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ. Các triệu chứng này sau một vài tiếng sẽ đánh hơi hoặc đi ngoài, bụng dễ chịu hơn.
Để khắc phục tình trạng này, mọi người cần điều chỉnh chế độ ăn. Nên ăn thành nhiều bữa, giảm lượng chất béo trong thức ăn, ăn ngay sau khi thức ăn vừa chế biến xong, hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, hạn chế sử dụng bánh kẹo, nước ngọt… Bên cạnh đó, điều quan trọng là mọi người cần phải chú ý đến việc ăn uống đúng giờ dù lịch vui chơi trong ngày nghỉ lễ dày đặc.
Khi ăn chú ý ăn chậm, nhai kỹ, chọn các thực phẩm cân đối giữa các thành phần đạm, mỡ, đường. Hạn chế ăn thực phẩm chiên rán, không nên sử dụng chất kích thích như cafe, rượu, bia, thuốc lá, đồ uống nhiều gas… Khẩu phần ăn cần nhiều hoa quả chín, rau xanh để cung cấp cho cơ thể các loại vitamin và khoáng chất.
Theo ThS.BS Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng quốc gia), vào dịp nghỉ lễ người dân thường có nhiều thói quen xấu như thức khuya, dậy muộn từ đó dẫn tới việc bỏ bữa, ăn uống qua loa, tiện đâu ăn đấy. Mất cân bằng dinh dưỡng khiến cơ thể giảm sức đề kháng, nguy cơ sinh bệnh cao. Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc bệnh trong những dịp nghỉ lễ, Tết.
Video đang HOT
Có tình trạng nhiều cháu ăn quá nhiều, ăn đồ ngọt, đồ xào rán… khiến cân lên vù vù, rơi vào tình trạng béo phì. Ngược lại, có trẻ do bố mẹ quá bận rộn, không có thời gian chăm sóc con cho nên trong dịp Tết, các cháu thường ăn uống lung tung dẫn tới việc bị rối loạn tiêu hóa, bị sụt cân, suy dinh dưỡng. Việc cha mẹ giữ cho trẻ nhịp độ sinh hoạt đều đặn trong ngày nghỉ lễ là khó, nhưng so với ngày thường cũng đừng quá chênh lệch. Nhưng cha mẹ nên tránh tình trạng no dồn đói góp, không ăn quá nhiều bánh ngọt, uống nước ngọt, nước có gas…
5 nguyên tắc đơn giản nhưng không nên bỏ qua
Ăn đủ 4 nhóm thực phẩm: Bữa ăn cân đối đủ 4 nhóm thực phẩm đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất theo nhu cầu của từng lứa tuổi và chất lượng là điều quan trọng. Năng lượng từ ngũ cốc cung cấp chiếm 55-67% tổng năng lượng khẩu phần, phần năng lượng còn lại do chất béo cung cấp chiếm 20- 25% và 13-20% là từ chất đạm.
Nguyên tắc lí tưởng trên bàn ăn là 1/3 món chay, 1/3 món mặn và 1/3 món nửa chay nửa mặn. Thức ăn đa dạng phối nguồn gốc động và thực vật. Rau xanh và hoa quả không nên bỏ qua. Nhu cầu rau xanh là 400gr/người/ngày và quả chín là 100-200gr/người/ngày.
Chế biến đơn giản, đảm bảo vệ sinh: Các món ăn cần chọn cách chế biến đơn giản, dễ làm, đảm bảo chín, ngon nhưng bảo tồn được các loại vitamin. Hạn chế đồ chiên, xào vì chúng chứa nhiều hàm lượng calorie và chất béo. Ăn nhiều dẫn tới tăng cân, ở mức cao hơn còn dẫn đến mức Cholesterol cao, tăng huyết áp. Ăn quá nhiều thực phẩm rán cũng sẽ gây nóng ở cổ, đau họng, nhức đầu, mất ngủ nên cần hạn chế để bảo vệ sức khỏe.
Để tránh bị ngộ độc thực phẩm khi ăn uống xung quanh khu vực diễn ra lễ hội, không ăn đồ tươi sống hoặc tái, tuyệt đối tránh thực phẩm có nhiều côn trùng bâu…
Ngủ đủ giấc: Ngày lễ, Tết lịch vui chơi, ăn uống dày đặc dễ khiến mọi người sa đà không đảm bảo giấc ngủ 8 tiếng. Việc ngủ nướng hay ngủ quá ít đều làm rối loạn đồng hồ sinh học. Dù không phải đi làm nhưng mọi người vẫn nên duy trì thói quen sinh hoạt nghỉ ngơi bình thường, khoa học.
Uống nhiều nước: Uống nước đầy đủ có thể thúc đẩy và cải thiện chứng táo bón giúp bài tiết các chất thải, chất độc ở trong cơ thể. Ngoài nước lọc có thể dùng thêm nước hoa quả hoặc sinh tố nhưng chú ý không quá ngọt, cho thêm đường. Khi đi chơi cũng nên mang bên mình chai nước bổ sung cho cơ thể, không nên uống nước đá…
Cố gắng duy trì chế độ tập luyện: Duy trì sinh hoạt điều độ và tập luyện thể chất trong những ngày lễ để tăng cường sức khỏe và giữ vóc dáng là điều rất cần thiết. Các động tác vận động toàn thân giúp cơ thể tiêu hao lượng calo thừa và cho tinh thần được thoải mái, bạn nên duy trì vận động thể lực mỗi ngày ít nhất 30 phút.
Hà My
Theo giadinh.net
Bưởi đúng vụ ngon và bổ nhưng ăn kiểu này sẽ rước bệnh vào thân
Bưởi là trái cây cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, bưởi sẽ trở thành "độc dược" nếu bạn quá lạm dụng hoặc ăn sai cách.
Bưởi nghèo calo nhưng lại chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin C, vitamin A cùng nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Thường xuyên ăn bưởi sẽ giúp giảm cân, chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể chống lại cao huyết áp, tiểu đường, stress, các bệnh liên quan đến hen suyễn và viêm khớp...
Anh minh hoa
Cach ăn bươi tôt nhât, nên ap dung ngay hôm nay
- Thơi điêm ăn bươi trong ngày là tốt nhất la sau khi ăn sáng xong khoảng 1h, bạn có thể ăn hết 1 quả bưởi cũng không sao. Mặt khác lượng vitamin trong trái bưởi được ăn vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể bạn tràn đầy năng lượng cho một ngày làm việc dài.
Ngoai ra, bạn cũng có thể ăn vào buổi trưa, chiều hoặc tối nhưng thơi điêm nay lượng hấp thụ vitamin và dưỡng chất không đạt hiệu quả tối đa như khi bạn ăn nó vào buổi sáng.
- Khi ăn nên để lại lớp màng trắng bám ở dưới đáy múi bưởi, đây chính là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng và chất xơ vì thế đừng nên bóc quá kỹ khi ăn bưởi nhé.
- Chọn cách ăn bưởi sẽ tốt hơn là uống nước ép bưởi, bởi phần tép bưởi là lượng chất xơ tự nhiên quý giá mà chúng ta nên tận dụng để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Trừ khi trẻ nhỏ và người già hoặc người ốm, đau răng, khó có thể nhai được thì mới sử dụng nước ép.
- Nên giữ lại vỏ bưởi, cùi bưởi và hạt bưởi để sử dụng vì đây là những liều thuốc quý giá và tự nhiên, chúng ta có thể dùng để chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.
Măc du co nhiêu gia tri dinh dương, nhưng bưởi cũng như những thực phẩm khác, sẽ không phát huy được tác dụng, thậm chí có thể biến thành "độc dược" nêu ăn không đung cach:
Những sai lầm "chết người" khi ăn bưởi bạn cần tránh:
Không ăn khi bị bệnh dạ dày, tá tràng
Người có bệnh dạ dày, loét tá tràng thì nên tránh xa bưởi, ngoài ra, người bị bệnh tỳ hư mà ăn bưởi thì sẽ bị tiêu chảy. Vì sự hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng của họ tương đối kém, chất xơ trong bưởi có thể chưa được tiêu hóa thì đã bị bài tiết ra ngoài, sẽ dẫn đến ảo giác mà chúng ta hay gọi là nóng rát.
Không ăn bưởi khi đói
Nhiều người chọn bưởi thay nhưng mon ăn văt đê han chê đô ăn gây beo, kê ca luc đoi. Tuy nhiên, trong bưởi có chất acid citric rất cao (khoảng 14-15%), chất này có thể sẽ làm tổn hại cho dạ dày. Cho nên bạn chỉ nên ăn bưởi sau khi ăn cơm để các hoạt động tiêu hóa được dễ dàng hơn, đồng thời cũng cải thiện tình trạng cholesterol cao của cơ thể.
Không ăn sau khi uống rượu, hút thuốc
Bạn nên biết rằng trong nước bưởi có chứa chất Pyranocoumarin làm tăng cường chuyển hoá cytochromes P450 (men ruột) gây nên những tác dụng như: Làm tăng độc tính của thuốc lá, nicotin và ethanol, gây hại cho sức khoẻ. Vì vậy không nên ăn bưởi sau khi dùng rượu bia, thuốc lá mà chỉ nên ăn sau 48 giờ.
Không ăn khi đang uống thuốc
Một số bệnh nhân đang trong thời gian dùng các loại thuốc như thuốc chống dị ứng, thuốc giảm béo... không nên ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi khi uống thuốc để tránh các tác dụng phụ như đau cơ, đau đầu, loạn nhịp tim...
Cách tốt nhất, khi sử dụng một vài loại thuốc nào đó, nhất là thuốc thuộc các nhóm trên thì nên hỏi trực tiếp ý kiến bác sĩ xem có thể dùng bưởi được không.
M.H (th)
Theo giadinh
Cháo rất tốt cho sức khỏe, cải thiện dạ dày nhưng có 3 cách ăn cháo tối kỵ mà bạn tuyệt đối không nên mắc phải Đối với một số nhóm người nhất định, uống cháo mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nuôi dưỡng và bảo vệ dạ dày. Tuy nhiên, ăn cháo sai cách đôi khi lại mang lại nhiều vấn đề cho sức khỏe. Cháo là một loại thực phẩm bán lỏng, nó có thể nhanh chóng đi vào ruột non mà không cần...