Những nguyên nhân lạ gây bệnh sâu răng
Sâu răng là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi (từ những trẻ răng sữa đến người già). Tuy nhiên, lười đánh răng không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến tình trạng này.
Suy yếu về thể chất và tinh thần
Trên trẻ em cũng như người lớn, những sự ức chế cảm xúc, sợ hãi, không hài lòng, chấn thương tinh thần trong trường học, căng thẳng và lo lắng kéo dài… thường đi kèm với bệnh sâu răng. Ở tuổi thanh thiếu niên, là giai đoạn có nhiều biến động khó kiểm soát vì vậy tỷ lệ sâu răng cao. Rối loạn cảm xúc có thể làm thay đổi bất thường chế độ ăn như dùng quá nhiều chất ngọt hoặc có thói quen ăn vặt, càng làm trầm trọng thêm tình trạng sâu răng.
Ngoài ra, sự tiết nước bọt giảm đáng kể do các ảnh hưởng tâm lý kể trên hoặc do uống nhiều loại thuốc như trấn an, an thần, kháng histamin… cũng làm tăng nguy cơ sâu răng.
Kết cấu của răng
Khả năng chống sâu của răng tùy thuộc vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, thẳng lối, men răng trắng bóng, mức khoáng hóa răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng. Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng là rất lớn.
Video đang HOT
Khô miệng, thiếu sự bảo vệ của nước bọt
Khi có tình trạng khô miệng, những thay đổi cả về số lượng và thành phần vi khuẩn trong mảng bám sẽ xảy ra. Hệ vi sinh thường trú ở miệng thay đổi phản ánh pH môi trường thấp hơn bình thường vì khả năng đệm của nước bọt giảm và điều đó tạo thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm ưa acid tăng trưởng.
Trong những thập niên gần đây, ở Việt Nam và trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa nước bọt và sâu răng, điều này càng chứng minh vai trò của nước bọt trong việc giảm nguy cơ sâu răng.
Bệnh toàn thân
Những người có phản xạ nôn hoặc mắc chứng trào ngược thực quản thường có pH môi trường miệng rất thấp, đây là những đối tượng có nguy cơ sâu răng rất cao.
Những bệnh thời gian kéo dài như sởi, thương hàn… dẫn đến vệ sinh răng miệng kém đưa đến sâu răng, hoặc ở bệnh nhân bị chứng khô miệng (xerostomia), xạ trị tuyến nước bọt, tiểu đường…, tỷ lệ sâu răng tăng.
Ngoài ra, sự tiết nước bọt giảm đáng kể ở một số bệnh đặc hiệu như giang mai, lao, nhiễm nấm… Bệnh quai bị cũng gây giảm tạm thời lượng nước bọt trong giai đoạn cấp. Những bệnh lý toàn thân như chứng nhược cơ trầm trọng, thường đi đôi với sự khô miệng và sâu răng.
Theo Zing
Có cách nào trị mùi hôi cơ thể?
BS Huỳnh Huy Hoàng - BV Da liễu TP.HCM cho biết, khi mồ hôi tiết ra gặp các vi khuẩn trên da gây phân hủy sẽ khiến mùi càng "nặng" hơn.
Phần lớn các mùi khó chịu xuất hiện nhiều ở những vùng kín cơ thể như nách, cổ, háng... Bên cạnh đó, mùi hôi cơ thể còn do nhiều nguyên nhân khác:
* Từ cơ quan nội tạng: đau bao tử, hở môn vị cũng gây hôi miệng, tuy nhiên, ít ai biết rằng gan không khỏe cũng là nguyên nhân gây mùi hôi cơ thể, bởi khi ấy gan sẽ không thể xử lý hết những chất độc nạp vào, vì thế chúng sẽ thoát ra qua các tuyến mồ hôi. Bên cạnh đó, cơ thể bạn không thể chuyển hóa được những thực phẩm có chứa một lượng choline lớn từ trứng, cá, gan và các loại đậu... hậu quả là cơ thể toát ra mùi hơi tanh.
* Từ bệnh lý: như viêm họng, phế quản, amiđan, mũi, tai, nướu và sâu răng.
* Từ các tuyến mồ hôi: trong mồ hôi có nhiều chất béo. Các vi khuẩn sẽ phân hủy chất béo này, gây mùi khó chịu.
* Người dùng nhiều gia vị (hành, tỏi, cà ri); cà phê, rượu, hút thuốc lá... cơ thể sẽ "nặng" mùi nếu không vệ sinh kỹ.
Hầu như không có thuốc nào đặc trị mùi hôi. Có thể tham khảo vài cách điều trị mùi hôi sau:
* Mùi hôi chân: ngoài việc chọn giày dép thoáng khí, chọn vớ bằng chất liệu cotton để giúp thâm mồ hôi tốt hơn, thì trong tuần, ít nhất một đến hai lần, bạn nên khử mùi hôi bằng các chất khử mùi thiên nhiên. Cụ thể pha phèn chua (hoặc chanh, giấm) trong nước ấm, ngâm chân trong 30 phút. Hoặc ngâm chân trong nước trà, thực hiện trong vòng một tháng mùi hôi sẽ giảm đáng kể. Phèn chua có tác dụng ức chế vi khuẩn tạo mùi trên da, trung hòa chất béo trong các tuyến mồ hôi ở ngón chân và bàn chân. Riêng trà chứa tanin là một chất làm khô lỗ chân lông, ngăn chặn chân đổ mồ hôi.
* Hôi nách: có thể dùng phèn chua hay chanh thay cho cây lăn nách thông thường.
* Hơi thở hôi: cần chú ý vệ sinh răng miệng kỹ như đánh răng sau bữa ăn, cạo lưỡi mỗi sáng thức dậy để loại bỏ sự tích tụ của vi khuẩn. Súc miệng với nươc muối hàng ngày giúp làm sạch vi khuẩn và thức ăn có thể gây hôi miệng. Điều trị dứt điểm viêm nướu, lợi, không để bị sâu răng. Bên cạnh đó, ăn hạt dẻ hay nhai bạc hà, rau mùi tây, húng quế, kẹo cao su sẽ giúp hơi thở thơm tho hơn.
Giảm thực phẩm nhiều chất béo, gia vị nặng mùi, nên ăn nhiều trái cây, trong đó kiwi, đu đủ, dừa có chứa các enzyme phân hủy thực phẩm thừa.
Uống nhiều nước để giải độc cơ thể. Hạn chế uống rượu, hút thuốc lá.
Theo Alobacsi
"Tạm biệt" hàm răng xỉn màu bằng các loại trái cây Hãy cùng thử làm trắng răng với những quả sau đây, bạn sẽ phải bất ngờ với kết quả mà chúng mang lại. Vì sao răng bạn xỉn màu? - Đánh răng dưới 2 lần một ngày. Nếu bạn không chải răng sạch sẽ thường xuyên, một lớp màu vàng mỏng bắt đầu bám vào răng, dần dần răng ngả sang màu vàng....