Những nguyên nhân chủ yếu khiến mất kinh nguyệt
Trong trường hợp bạn đang cố gắng có em bé, mất kinh là điều ai cũng mong đợi.
Tuy nhiên, khi chuyện sinh em bé không nằm trong kế hoạch, muộn ngày “đèn đỏ” là điều khiến nhiều phụ nữ lo lắng, đặc biệt đi kèm với các hiện tượng chuột rút, đầy hơi, bất ổn tâm trạng…
Giảm cân nhanh hoặc tập thể dục quá sức
Nếu chỉ số BMI rớt nhanh xuống mức 18 hoặc 19, bạn có thể bị chậm hoặc mất kinh. Tuy nhiên, hiện tượng này không hoàn toàn phụ thuộc vào chỉ số BMI. Chán ăn, ăn uống vô độ hay tập thể dục, chạy bộ, làm việc quá sức cũng khiến chu kỳ bạn không đều đặn.
“Cơ chế tự nhiên không cho phép bạn mang thai nếu cơ thể đang căng thẳng cực độ. Lúc đó, cơ thể sẽ ngăn ngừa quá trình rụng trứng, do đó bạn không đủ estrogen để tạo nên một nội mạc tử cung dày, vì thế không thể hành kinh”, bác sĩ Alyssa Dwec giải thích.
Mãn kinh sớm
Phụ nữ có thể bị suy buồng trứng sớm, là tình trạng hai buồng trứng ngừng hoạt động khi người phụ nữ chưa đến 40 tuổi, khiến giảm khả năng sinh sản và chu kỳ kinh bất thường. Ngoài việc mất kinh, dấu hiệu của chứng suy buồng trứng sớm là người nóng bừng, đổ mồ hôi đêm và khô “vùng kín”.
Video đang HOT
stress
Một cú sốc trong cuộc đời có thể khiến bạn trễ hoặc mất hẳn ngày đèn đỏ. “Vùng dưới đồi (hypothalamus) là nơi tiết kích thích tố điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của bạn và dễ bị ảnh hưởng mỗi khi bạn căng thẳng. Vì vậy, nếu bạn đang làm công việc áp lực, gia đình có tang, đổ vỡ hay bất kỳ thay đổi lớn nào trong cuộc sống cũng có thể khiến chu kỳ thay đổi”, bác sĩ Dweck nói.
Tuyến giáp bất thường
Các bệnh về tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em, bao gồm suy giáp và cường giáp. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy bất kỳ những dấu hiệu nào của bệnh tuyến giáp, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ để được chẩn đoán sớm nhất.
Triệu chứng bệnh buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là hiện tượng mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến cơ thể không rụng trứng, làm thay đổi mức estrogen, progesterone và testosterone trong cơ thể bạn. Các triệu chứng khác của PCOS bao gồm: Lông rậm ở mặt và ngực, khó giảm cân, vô sinh…
Các bệnh mãn tính
“Bất kỳ bệnh mãn tính nào không được chẩn đoán và điều trị kịp thời cũng làm ảnh hưởng đến hệ thống chung của cơ thể, trong đó có việc mất kinh nguyệt. Bệnh thường gặp nhất là celiac”, bác sĩ Alyssa Dwec cho biết.
thuốc tránh thai
Chậm hoặc mất hẳn kinh nguyệt có thể là tác dụng phụ của thuốc tránh thai. “Một liều thuốc tránh thai nhẹ có thể làm thay đổi kinh nguyệt. Tuy nhiên, điều này không gây nguy hiểm và thậm chí trong nhiều trường hợp, đây là dấu hiệu tích cực”, bác sĩ Dweck cho hay. Bạn có thể thử dùng các phương pháp tránh thai khác như vòng tránh thai nội tiết tố, thanh cấy dưới da… Nếu chu kỳ vẫn không ổn định, bạn cứ dùng đều đặn một thời gian, chu kỳ sẽ ổn định trở lại.
Theo Anvietson.info
Đây là lý do tại sao bạn bị đau đầu trong kỳ đèn đỏ và cách trị dứt điểm tình trạng này
Dưới đây là tất cả mọi thứ bạn cần biết về đau đầu trong kỳ kinh nguyệt. Hãy tìm hiểu để rõ hơn nhé!
Tại sao một số phụ nữ bị đau đầu khi có kinh nguyệt?
Bác sỹ nội tiết sinh sản Sheeva Talebian giải thích hầu hết các cơn đau đầu liên quan đến kinh nguyệt là do estrogen giảm nhanh ngay trước khi bắt đầu kỳ kinh. Khi rụng trứng, estrogen tăng cao nhất. Buồng trứng tạo ra progesterone. Nếu trứng không được thụ tinh, estrogen và progesterone sẽ ngừng sản xuất và sụt giảm dần, làm chảy máu kinh nguyệt. Estrogen sụt giảm dẫn đến điều chỉnh các hóa chất trong não, gây ra cơn đau đầu.
Ngoài ra, mất nước, mất máu (đặc biệt là nếu bạn bị thiếu máu) và không ngủ đủ cũng gây ra cơn đau nửa đầu.
Cơn đau đầu do kinh nguyệt có thể từ nhẹ đến nặng, thường bắt đầu ở một bên đầu trước khi lan rộng ra. Các triệu chứng đau nửa đầu như nhạy cảm với ánh sáng cũng có thể xuất hiện.
Làm thế nào để trị đau đầu khi có kinh nguyệt?
Bước đầu tiên là phòng ngừa. Bạn nên uống đủ nước, nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Nếu bạn đang sử dụng thuốc tránh thai, bạn có thể ngăn ngừa cơn đau đầu bằng cách uống thuốc trong suốt kỳ đèn đỏ và bỏ qua các viên thuốc đường để giữ mức estrogen tăng. Nhưng bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi sang thuốc khác. Nếu bị đau đầu nghiêm trọng, bạn nên đi khám để được bác sỹ điều trị.
Nếu bạn thực sự vật lộn với chứng đau nửa đầu kinh nguyệt, bạn hãy hỏi bác sĩ để được chỉ dẫn dùng thuốc hay không.
Ngọc Huyền
Theo emdep.vn
Quan hệ trong ngày 'đèn đỏ' có an toàn? Quan hệ trong ngày 'đèn đỏ' có sao không, có an toàn cho cả 2? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Thực tế 'chuyện ấy' trong kỳ kinh là vấn đề có mặt lợi và cả tác hại. Lợi ích của quan hệ khi đang có kinh nguyệt Giải tỏa căng thẳng: Đèn đỏ là giai đoạn tính cách,...