Những nguy hại của việc mất ngủ
Bạn có thể giảm nguy cơ tăng huyết áp, tăng cân, cùng nhiều lợi ích sức khỏe khác nếu có giấc ngủ ngon, theoRodalenews.
Giấc ngủ ngon giúp mang lại sức khỏe tốt cho bạn – Ảnh: Shutterstock
Thiếu ngủ hoặc giấc ngủ bị gián đoạn có thể tác động đến sức khỏe, tiến sĩ Lisa Shives, chuyên gia về giấc ngủ tại Evanston, nhà sáng lập của Y học Giấc ngủ Northshore (Mỹ), đồng thời là chuyên gia y tế cho trang SleepBetter.org cho biết. Khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ bị những hệ lụy sau:
Tăng huyết áp
Giấc ngủ bị gián đoạn sẽ gây căng thẳng vào ban đêm và căng thẳng này cũng gây hại như bất kỳ căng thẳng khác xảy ra trong ngày. Khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp.
Nghiên cứu cho thấy kích thích tố căng thẳng có xu hướng gia tăng ở những người bị thiếu ngủ, tiến sĩ Shives nói. Tăng nội tiết tố này có thể dẫn đến sự gia tăng tạm thời huyết áp, và sau đó sẽ trở thành vĩnh viễn sau một khoảng thời gian.
Tiến sĩ Shives cảnh báo rằng, nằm trên giường chờ đợi để đi vào giấc ngủ có thể dẫn đến lo lắng và càng gây khó khăn hơn cho giấc ngủ. Khi không ngủ được, hãy ra khỏi giường dù cảm thấy mệt mỏi. Có thể tham gia vào các hoạt động bình tĩnh và yên tĩnh, chẳng hạn như đọc sách hoặc nghe nhạc thư giãn một hoặc hai giờ trước khi đi ngủ; tránh truyền hình và đèn sáng. Nếu vẫn không thể ngủ, ra khỏi giường và tiếp tục hoạt động yên tĩnh cho đến khi thật sự buồn ngủ.
Đe dọa hôn nhân
Một nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị thường niên năm 2009 của Hội ngủ Liên đới (APSS) ở Massachusetts (Mỹ) cho thấy phụ nữ có chồng ngủ tốt hơn so với phụ nữ độc thân, và những ai có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc có thể tránh được nguy cơ các vấn đề giấc ngủ.
Mặt khác, nghiên cứu cũng cho thấy việc chia sẻ giường với một đối tác bị chứng ngáy ngủ có thể gây bất lợi cho hôn nhân. Bên cạnh cáu kỉnh, thiếu ngủ do tác động của việc ngáy ngủ có thể gây trầm cảm, lo âu, và cả những xung đột trong hôn nhân, tiến sĩ Shives cảnh báo.
Video đang HOT
Để cuộc sống hôn nhân mặn nồng, hãy kiểm tra chứng ngáy ngủ. Ngáy ngủ là một triệu chứng của hiện tượng ngưng thở khi ngủ, gây rối loạn giấc ngủ không chỉ cho bản thân mà còn cho cả người nằm bên cạnh.
Trầm cảm
Một đêm mất ngủ khiến tâm trạng cáu kỉnh vào sáng hôm sau, và thiếu ngủ kinh niên cuối cùng sẽ làm tăng nguy cơ bệnhtrầm cảm.
Hình ảnh chụp não cho thấy thiếu ngủ có thể làm gia tăng các hoạt động tại các trung tâm cảm xúc của não, kết luận từ nghiên cứu được trình bày ngày 12.6.2012 tại APSS ở Boston, Mỹ.
Tác giả nghiên cứu Andrea Goldstein tại Đại học California, tuyên bố chỉ cần một đêm mất ngủ sẽ làm thay đổi đáng kể chức năng hoạt động tối ưu của não, đặc biệt là ở những người hay lo âu. Để củng cố thêm tuyên bố của Andrea, tiến sĩ Shives cho biết những người không ngủ từ 7-8 tiếng/ngày, thậm chí không có tiền sử trầm cảm, vẫn có nhiều khả năng mắc chứng bệnh này nếu giấc ngủ bị tước đoạt.
Để có giấc ngủ ngon, cần tắt ánh sáng từ các thiết bị điện tử bao gồm máy vi tính, điện thoại, ti vi và nhắm mắt lại. Tránh các tiện ích trên từ 1-2 giờ trước khi đi ngủ sẽ giúp xoa dịu bớt căng thẳng của tâm trí, và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Nếu giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn, bộ não dành rất ít thời gian cho trạng thái REM (giai đoạn ngủ sâu và mơ) – rất cần thiết. Kết quả, con người sẽ cảm thấy chậm chạp và gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ và ghi nhớ mọi thứ. Theo tiến sĩ Shives, những người có được giấc ngủ REM thường có cảm giác tốt hơn về nhận thức và cảm nhận tốt hơn về hạnh phúc, từ đó tâm trạng cũng được cải thiện đáng kể.
Ăn cá nhiều hơn là một trong những cách giúp ngủ ngon. Theo tạp chí Men’s Health, các axit béo omega-3 có trong cá hồi, cá thu có tác dụng giúp tăng cường trí nhớ và tăng nồng độ serotonin – một hormone chịu trách nhiệm về hạnh phúc.
Đe dọa công việc
Thiếu ngủ có thể làm giảm hiệu suất công việc. Cũng theo nghiên cứu được trình bày tại cuộc họp thường niên APSS năm 2009, một giấc ngủ trưa ngắn có thể thúc đẩy tâm trạng và hiệu suất công việc. Một giấc ngủ trưa hợp lý là khoảng từ 20-30 phút sẽ giúp giảm cảm giác buồn ngủ, lấy lại tinh thần sảng khoái, hồi phục năng lượng nhanh và có thể giúp tỉnh táo để bắt tay vào công việc ngay. Theo các nhà khoa học, ngủ trưa khoảng 26 phút có tác dụng cải thiện hiệu suất làm việc lên 34%, song không nên kéo dài quá 40 phút để tránh lâm vào trạng thái mệt mỏi.
Nguy cơ tăng cân và ung thư
Thiếu ngủ làm tăng lượng đường trong máu, làm chậm quá trình trao đổi chất, gia tăng nguy cơ bệnh béo phì. Theo các chuyên gia sức khỏe, giấc ngủ thiếu hụt là tác nhân dẫn đến việc lựa chọn thực phẩm không lành mạnh bởi tầm nhìn về thực phẩm bị che mờ trong vùng trung tâm của não ở những người có giấc ngủ thiếu hụt.
Giấc ngủ bị hạn chế, con người có xu hướng tìm những thực phẩm kém chất lượng và tiêu thụ những loại thực phẩm này. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người ăn nhiều chất béo thường có giấc ngủ kém hơn so với những người ăn vừa phải chất béo.
Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ ung thư. Một cuộc nghiên cứu vào năm 2008 được thực hiện ở Anh cho thấy, phụ nữ ngủ ít hơn 6 tiếng đồng hồ/đêm có nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú, và một nghiên cứu tại Trường Y Harvard (Mỹ) cho kết quả, những ai ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm có nguy cơ phát triển khối u đại trực tràng dẫn đến ung thư ruột kết. Lý do, hormone melatonin được sản xuất ra trong khi ngủ có thể chống lại sự tăng trưởng của các tế bào khối u và khi thiếu ngủ, hormone này bị hạn chế rất nhiều.
Ngọc Khuê
Theo TNO
10 cách dễ đi vào giấc ngủ
Ăn nhẹ một tiếng đồng hồ trước khi đi ngủ, để nhiệt độ phòng vừa phải, bật một chút nhạc êm dịu... là bạn có thể dễ dàng đi vào giấc mộng.
Dưới đây là vài gợi ý để giấc ngủ dễ tìm đến.
1. Hãy đảm bảo nhiệt độ phòng là thoải mái nhất. Nếu trời oi nóng, chiếc quạt trần hay quạt bàn giúp không khí lưu thông thoáng đãng. Mở cửa sổ để gió mát vào phòng, tất nhiên phải đảm bảo cửa sổ có song sắt an toàn.
2. Sử dụng các loại gối yêu thích, thoải mái ở xung quanh giường.Các loại gốm ôm, gối dài, gối đầu với phong phú lựa chọn giúp bạn có tư thế thoải mái nhất để ngủ. Sẽ thật vô lý khi bạn phải thức dậy với một cái cổ mỏi chỉ vì gối kê không phù hợp.
Thư giãn giúp dễ ngủ sâu. Ảnh : Lifespan
3. Chọn quần áo thoải mái nhất khi đi ngủ. Những bộ váy, đồ công sở ban ngày đã quá gò bó với cơ thể bạn. Hãy chọn chất liệu, kiểu dáng quần áo ngủ giúp cơ thể cảm thấy được vỗ về như vải voan, vải bông, lụa... Thậm chí, một số người có thói quen không mặc quần áo lúc ngủ để họ không bị giới hạn và dễ di chuyển xung quanh.
4. Thả lỏng hoàn toàn trước giấc ngủ, dẹp bộn bề công việc qua một bên, thư giãn với vài trang sách hay tắm nước nóng là những gợi ý hay. Một số chọn giải pháp ngồi thiền, tập yoga hay đơn giản là ngồi thẳng lưng, hít thở sâu, cảm nhận từng luồng hơi thở đi vào cơ thể. Một khi đầu óc tạm rời xa những áp lực, giấc ngủ mới dễ tìm đến.
5. Sử dụng chiếc tivi như một công cụ hữu hiệu, bật một kênh bạn không quá quan tâm, âm thanh vừa phải, nhàm chán và thiết lập chế độ hẹn giờ. Giấc ngủ có thể tìm đến trước cả khi bạn hy vọng. Chống chỉ định khi xem những chương trình kịch tính, yêu thích có thể khiến bạn thức thâu đêm.
6. Những bản nhạc dịu êm là cách xoa dịu thần kinh, ru ta vào giấc ngủ nhanh chóng. Hãy tạo một danh sách những bài nhạc yêu thích để chìm vào giấc ngủ nhanh chóng.
7. Bổ sung một số dưỡng chất cần thiết, tất nhiên không cần phải là thứ nguy hiểm như thuốc ngủ. Canxi, magie, vitamin B, D3, Omega 3... là những dưỡng chất tự nhiên tốt cho giấc ngủ.
8. Một bữa ăn nhẹ trước giấc ngủ khoảng 1 giờ là hợp lý. Chuối, hạnh nhân, bơ, sữa, đào... là những thức ăn ít calo và đường. Không nên đi ngủ với cái bụng đang biểu tình. Tuy nhiên một bữa ăn quá hoành tráng lại gây tác dụng phụ là những gián đoạn khó chịu trong giấc ngủ như ợ hơi, ợ nóng, trào ngược... Những cốc trà hoa cúc, trà xanh thường giúp cơ thể cảm thấy buồn ngủ.
Giấc ngủ ngon giúp cơ thể chào đón ngày mới hứng khởi, làm việc hiệu quả. Ảnh:Lifespan
9. Vận động vào ban ngày sẽ giúp cơ thể dễ ngủ, ngủ sâu vào ban đêm. Tránh tập những bài tập nặng trước khi ngủ 3 giờ. Bạn không cần những phòng tập chuyên nghiệp, thay vào đó là lối sống tích cực như đi cầu thang bộ đi làm, lái xe đạp, nấu nướng, đi dạo... mỗi ngày 30 phút cũng rất tốt với giấc ngủ.
10. Đầu tư cho phòng ngủ sự êm ái nhất vì đó là đầu tư cho sức khỏe lâu dài. Chọn màu rèm cửa hài hòa, giường đủ rộng và êm... là những yếu tố vô cùng quan trọng.
Khánh Ly (Theo Lifespan )
Ngủ ngáy có nguy cơ cao bị ngừng thở Hội chứng ngừng thở khi ngủ là một rối loạn đặc trưng của bệnh lý hô hấp có liên quan đến giấc ngủ. Ảnh minh họa: Internet Theo các bác sĩ, hội chứng này nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm: tai biến mạch máu não, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ...