Những nguy cơ gây bệnh động mạch vành
Bệnh động mạch vành khá phổ biến và nguy hiểm, đang là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Chúng ta cần tìm hiểu về nguyên nhân bệnh để có thể có biện pháp phòng ngừa.
Cơ chế bệnh sinh xơ vữa động mạch
Bệnh động mạch vành thường do xơ vữa ở thành động mạch vành và chỉ một số ít do những nguyên nhân khác. Dù đã được nghiên cứu rất nhiều, nhưng cho đến nay nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh vẫn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn. Có 3 giả thuyết đã được đưa ra về cơ chế bệnh sinh của xơ vữa động mạch, trong đó giả thuyết về tổn thương thành động mạch vành được chấp nhận nhiều nhất.
GS.TS.BS Trương Quang Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện, Giám đốc Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
Trong giả thuyết này có nhiều yếu tố tham gia để gây tổn thương thành động mạch vành và ngay sau đó là tiến trình tạo ra mảng xơ vữa động mạch. Ngoài ra còn các yếu tố như tình trạng tăng huyết áp, đái tháo đường, tuổi cao, béo phì, hút thuốc lá, chế độ ăn không tốt, gen di truyền của gia đình cũng làm tổn thương thành động mạch. Tình trạng mỡ trong máu cao (đặc biệt là loại mỡ “xấu”) sẽ làm cho mỡ đi vào trong thành mạch nhiều (qua những chỗ bị tổn thương) và cuối cùng là gây ra xơ vữa động mạch.
Mảng xơ vữa trong thành động mạch vành sẽ lớn dần lên theo năm tháng và dẫn đến tình trạng hẹp hoặc tắc lòng động mạch. Nếu xơ vữa động mạch xuất hiện ở hệ thống động mạch vành sẽ gây ra bệnh động mạch vành (thiếu máu cơ tim cục bộ hoặc nhồi máu cơ tim), xuất hiện ở hệ thống động mạch não sẽ gây bệnh động mạch não (thiếu máu não, đột quỵ), còn nếu xuất hiện ở động mạch ngoại biên sẽ gây ra bệnh động mạch ngoại biên (thiếu máu chi, đau cách hồi, hoại tử chi).
Như vậy, chúng ta chỉ có những giả thuyết về sự hình thành mảng xơ vữa động mạch, còn một tiến trình chắc chắn chưa được khẳng định. Chính vì vậy chúng ta chỉ chẩn đoán một số yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành. Khoa học đã xác nhận được nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành và đã phân loại chúng thành 2 nhóm: Yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được và yếu tố nguy cơ không điều chỉnh được.
Ảnh minh họa.
Yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được là những yếu tố chúng ta có thể điều chỉnh, có thể tác động điều trị để làm “triệt tiêu” những yếu tố nguy cơ này. Các yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được gồm: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, béo phì, thiếu vận động thể lực, chế độ ăn không tốt. Các yếu tố nguy cơ không thể tác động được bao gồm: giới tính, tuổi, yếu tố gia đình có người bị mắc bệnh động mạch vành sớm. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đang tìm kiếm và chứng minh thêm những yếu tố nguy cơ khác của bệnh động mạch vành.
Những người có cùng lúc nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành trong cùng một thời điểm, như vừa có đái tháo đường, vừa có tăng huyết áp, lại có thêm rối loạn mỡ trong máu. Điều này làm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và tử vong do bệnh sẽ tăng lên nhiều lần khi có “hội tụ” nhiều yếu tố nguy cơ bệnh. Sự gia tăng nguy cơ này có thể theo quy luật cấp số nhân chứ không phải cấp số cộng.
Điều chỉnh yếu tố nguy cơ để giảm thiểu biến cố
Video đang HOT
Mỹ là quốc gia được xếp vào nhóm có người bị bệnh động mạch vành và tử vong do bệnh cao nhất vào thập niên 1960-1970. Tuy nhiên ngày nay, tỷ lệ người mắc bệnh và tử vong do bệnh đã giảm 50% so với những thập niên trên. Kết quả khả quan này có được nhờ quốc gia này đã tác động mạnh vào việc điều chỉnh các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành. Như vậy, việc phòng bệnh động mạch vành đã mang lại hiệu quả tốt.
Hiện nay chúng ta có nhiều loại thuốc tốt và nhiều hướng về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp để có thể đưa mức huyết áp về trị số mục tiêu. Kết quả nghiên cứu trên hơn 1,7 triệu người đã cho thấy, nếu chúng ta điều trị đưa mức huyết áp xuống được 2 mmHg đã có thể làm giảm được nguy cơ tử vong do bệnh động mạch vành tới 7%. Như vậy, ở người bệnh tăng huyết áp, chúng ta chỉ cần giảm huyết áp khoảng 15-20 mmHg đã có thể giảm được 50% nguy cơ bị tử vong do bệnh động mạch vành. Việc điều chỉnh rối loạn mỡ trong máu, điều chỉnh đái tháo đường bằng các loại thuốc thích hợp cũng mang lại được những hiệu quả tương tự như hiệu quả của điều trị tăng huyết áp.
Cũng có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh được lợi ích khi cải thiện những yếu tố nguy cơ có thể tác động được khác như hút thuốc lá, béo phì, chế độ hoạt động thể lực, chế độ ăn uống. Việc điều chỉnh những yếu tố nguy cơ này tùy thuộc nhiều vào “ý chí” của người bệnh. Vai trò người thầy thuốc rất quan trọng trong việc giải thích và thuyết phục người bệnh tuân thủ chế độ ăn uống, chế độ luyện tập, bỏ hút thuốc lá, giảm cân nặng.
Dù chưa tìm ra được nguyên nhân đích thực và chưa có một cơ chế chắc chắn về sinh bệnh học của bệnh động mạch vành, nhưng chúng ta đã tìm ra và có đủ minh chứng cho những yếu tố khiến con người dễ mắc và tử vong do bệnh động mạch vành. Tích cực và quyết liệt tác động, điều chỉnh những yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành để giảm thiểu số người mắc bệnh và tử vong do bệnh là điều phải làm và đó là nhiệm vụ của tất cả chúng ta.
8 lợi ích bất ngờ của hoa đậu biếc
Không chỉ cho thực phẩm màu sắc tự nhiên đẹp mắt, hoa đậu biếc còn có tác dụng làm đẹp, kháng khuẩn, ngăn ngừa ung thư... Bạn có biết hết những công dụng bất ngờ tốt cho sức khỏe của hoa đậu biết chưa?
Hoa đậu biếc có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe khi dùng trong món ăn, thức uống - ẢNH: KHẢI LINH
Thời gian gần đây, giới trẻ rất thích thú thưởng thức món thức uống lạ mang nhiều màu sắc xanh biếc, tim tím, hồng hồng... ở các quán trà sữa. Đó là trà làm từ hoa đậu biếc.
Hoa đậu biếc còn tạo nên "cơn sốt", được nhiều người mê mẩn dùng trong chế biến, tạo màu cho nhiều món ăn như xôi, rau câu, các loại bánh, thức uống, trà hoa đậu biếc...
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 (BS.CK2) Hoàng Thanh Hiền, Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Quận 11 (TP.HCM): Đậu biếc (còn được gọi là đậu hoa tím, bông biếc) là một loài cây leo, thân thảo, sống nhiều năm, thường được trồng làm hàng rào hoặc thành giàn hoa. Không chỉ cho thực phẩm màu sắc tự nhiên đẹp mắt, hoa đậu biếc còn nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Đã có những công trình nghiên cứu khoa học phân tích được từ hoa đậu biếc nhiều hợp chất hữu cơ, đáng chú ý là 2 hoạt chất: anthocyanin (một loại flavonoid) tạo nên màu xanh rực rỡ của hoa và cliotide.
1. Tạo màu tự nhiên, đẹp mắt
Hoa đậu biếc (dùng tươi, sấy khô hay tán thành bột) khi ngâm trong nước khoảng 5 phút sẽ tạo được một loại nước có màu xanh biếc, không mùi vị.
Lọc xác hoa lấy phần nước. Sau đó đổ vào hỗn hợp đường/mật ong, đá hoặc sinh tố, cocktail (có thêm trái cây khác như dâu tây, táo...), thêm một chút hương vani thì sẽ thành một thức uống vừa ngon mát, vừa có màu sắc tuyệt đẹp.
Màu từ hoa đậu biếc biến đổi từ xanh biếc, hồng đến tím tùy theo lượng hoa và nguyên liệu pha chế.
2. Làm đẹp
Uống nước/trà hoa đậu biếc có tác dụng làm đẹp da, đẹp tóc, chống lão hóa, chống béo phì.
Hoạt chất trong hoa đậu biếc cải thiện sức khỏe tế bào. Chúng cũng làm máu lưu thông tốt đến mọi ngóc ngách cơ thể giúp nuôi dưỡng tốt da lông, làm chậm sự lão hóa, ngăn ngừa rụng tóc và làm cho tóc đen bóng mượt.
Hơn nữa, anthocyanin có trong hoa đậu biếc có thể ức chế được phản ứng peroxy hóa lipid, ngăn cản sự tích tụ chất béo trong nội tạng. Nhờ đó, uống nước/trà hoa đậu biếc giúp giữ vóc dáng thon thả, tránh béo phì.
3. Ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư
Trong hoa đậu biếc có hoạt chất có khả năng chống ô xy hóa cao nên giảm tối đa sự hình thành các gốc tự do, ngăn chặn các tác động có hại của các gốc tự do gây ra.
Ngoài ra, hoạt chất trong hoa đậu biếc có tác dụng ổn định di thể trong nhân tế bào, bảo vệ màng tế bào, tăng cường khả năng nhận diện ung thư của bạch cầu và thực bào nên hạn chế được sự phát triển tế bào ung thư và bảo vệ bệnh nhân trong quá trình xạ trị.
Trong phòng thí nghiệm, chất cliotide của hoa đậu biếc đã thể hiện khả năng ức chế tế bào ung thư.
4. Tăng cường miễn dịch, kháng khuẩn
Màu xanh của hoa đậu biếc có hoạt chất anthocyanin giúp bảo vệ ADN và lipid peroxidation khỏi tổn thương và tăng sản xuất cytokine để tăng miễn dịch cho cơ thể.
Đồng thời, các nghiên cứu cũng cho thấy cliotide trong hoa đậu biếc có khả năng kháng khuẩn.
5. Tốt cho tim mạch
Nhiều nghiên cứu cho thấy hoa đậu biếc cải thiện đáng kể nguy cơ tử vong do động mạch vành vì giúp bảo vệ thành mạch, ngừa xơ cứng mạch máu, giảm thuyên tắc máu ngăn ngừa huyết khối não và giảm huyết áp.
6. Kiểm soát đường huyết
Hoa đậu biếc cũng có thể làm tăng tiết insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu, làm giảm một phần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
7. Cải thiện thị lực
Việc tăng cường máu đến các cơ quan cũng giúp cho dòng chảy của máu qua các mao mạch của mắt được cải thiện, làm mắt được bảo vệ tốt, thị lực tăng lên. Mắt được bảo vệ tránh những tổn thương do các gốc tự do nên làm chậm sự tiến triển của đục thủy tinh thể, giúp điều trị những tổn thương của võng mạc.
8. An thần
Theo các tài liệu y học cổ truyền, hoa đậu biếc có tác dụng an thần, giảm lo âu, ngừa trầm cảm là do chất tạo nên màu xanh của hoa.
Tuy nhiên, BS.CK2 Hoàng Thanh Hiền lưu ý vì hoa đậu biếc chứa anthocyanin có tác dụng ức chế sự kết tụ tiểu cầu, tăng lưu thông máu, thúc đẩy sự co bóp tử cung nên cần hạn chế dùng trong các trường hợp: phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh, người đang chuẩn bị phẫu thuật, người đang dùng thuốc chống đông máu.
Hoạt chất anthocyanin trong hoa đậu biếc sẽ không có tác dụng bất lợi nào cho người lớn sử dụng dưới 640 milligam mỗi ngày, tức với mức độ uống 1-2 ly trà hoa đậu biếc trong ngày (khoảng 5-10 bông, tương đương 1-2 gram hoa khô) thì sẽ không có hại.
Ho, đau ngực, khó thở khi gắng sức... triệu chứng của bệnh gì? Khi có triệu chứng khi gắng sức, mệt mỏi do giảm cung lượng tim, ho, đau ngực, đái ít... rất có thể bạn đang bị suy tim. Suy tim là biến chứng chung của tất cả các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, bệnh van tim... Mặc dù suy tim là một bệnh mạn tính khó có thể chữa khỏi hoàn toàn,...