Những người Vũ Hán chưa nguôi nỗi đau Covid-19
Liu Pei’en đã ngừng kinh doanh và tìm đến cửa Phật để tịnh tâm sau khi cha anh qua đời do nghi mắc Covid-19 tháng một.
Bà Zhong Hanneng cũng chưa thể ăn ngon ngủ yên sau cái chết của con trai mình do Covid-19 gần 10 tháng trước, trong khi bạn bè và người thân đều tránh né gia đình bà vì sợ lây nhiễm. Một năm sau khi đại dịch bùng phát ở thành phố, bà và những người Vũ Hán khác vẫn chưa thể nguôi ngoai.
Một số gia đình mất người thân cáo buộc chính quyền Vũ Hán che giấu sự bùng phát của đại dịch vào tháng 12/2019, ép các bác sĩ phải giữ im lặng và bác bỏ khả năng virus lây từ người sang người. Họ cho rằng mối đe dọa đã bị che giấu suốt nhiều tuần, rồi bùng nổ thành đại dịch toàn cầu. Gần 4.000 người đã tử vong do Covid-19 ở Vũ Hán, theo số liệu chính thức, chiếm phần lớn số ca tử vong tại Trung Quốc.
Liu Pei’en chắp tay khấn trước di ảnh cha tại nhà ở Vũ Hán hôm 24/11. Ảnh: AFP .
Cha của Liu Pei’en là ông Liu Ouqing, 78 tuổi, một cựu công chức Vũ Hán, xuất hiện các triệu chứng Covid-19 sau khi nhập viện để kiểm tra sức khỏe định kỳ mà không biết dịch bệnh đang âm thầm lan nhanh trong thành phố. Ông chưa bao giờ được xác nhận nhiễm nCoV, bởi các bộ xét nghiệm khi đó vẫn còn hiếm. Ông qua đời hôm 29/1.
“Có thể nói tôi cũng chết từ ngày 29/1″, Liu, 44 tuổi, nói trong cuộc phỏng vấn vào ngày sinh nhật bố tại căn nhà ở trung tâm thành phố Vũ Hán.
Liu trải qua phần lớn năm 2020 trong “sự điên khùng”, dùng mạng xã hội để bày tỏ tức giận với cách ứng phó của chính quyền trước dịch bệnh.
“Tôi vô cùng tức giận. Tôi muốn trả thù”, Liu nói.
Thất vọng và kiệt quệ, Liu đã tìm đến cửa Phật. Anh bây giờ chỉ ăn chay, không bia rượu và tụ tập. Anh cũng từ bỏ việc kinh doanh thành công của mình, bởi tiền “không còn ý nghĩa” nữa.
Liu hiện trong hành trình tìm kiếm “sự thật khách quan của vũ trụ”. Anh kỷ niệm ngày sinh của cha mình tại một ngôi chùa trang nghiêm, thắp nến và cầu nguyện trước một bức tượng Phật vàng cao 3 mét.
Gần một năm sau khi những ca Covid-19 đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán, chính phủ Trung Quốc dường như đang tìm cách né tránh trách nhiệm và thay đổi quan điểm của thế giới về nguồn gốc đại dịch. Khi được hỏi về thông tin virus có nguồn gốc ngoài Trung Quốc mà báo chí nhà nước gần đây đưa tin, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng điều quan trọng là phải phân biệt được đâu là nơi đầu tiên phát hiện Covid-19 và đâu là nơi nó bắt đầu lây nhiễm sang người.
Video đang HOT
“Dù Trung Quốc là nước đầu tiên báo cáo ca nhiễm, không có nghĩa là virus bắt nguồn từ Trung Quốc”, Triệu Lập Kiên nói. “Truy xuất nguồn gốc là một quá trình liên tục có thể liên quan tới nhiều quốc gia và khu vực”.
Truyền thông nước này cũng tập trung xây dựng hình ảnh một Trung Quốc mạnh mẽ và thành công trong việc gần như xóa bỏ hoàn toàn Covid-19, đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Tuy nhiên, bà Zhong, 67 tuổi, vẫn cho rằng chính quyền thành phố Vũ Hán có lỗi trong cái chết của con trai mình Peng Yi, một giáo viên tiểu học 39 tuổi. Anh tử vong giữa tháng 2, sau hai tuần bị từ chối cho nhập viện vì bệnh viện quá tải, để lại vợ và con gái còn nhỏ.
Bà Zhong nằm trong số nhiều người dân Vũ Hán nộp đơn kiện chính quyền thành phố nhưng đã bị tòa án bác đơn. Hàng ngày, gia đình bà trò chuyện với di ảnh của Peng, kể cho anh nghe về mọi thứ trong nhà, thắp hương, đặt cho anh một bát cơm vào bữa tối. Bà nói rằng không thể chịu đựng được nỗi đau này.
Bà bị ám ảnh bởi hình ảnh con trai ra đi đơn độc trong phòng điều trị tích cực.
“Tôi lo mình sẽ bị trầm cảm. Tôi cảm thấy rất bực dọc và bức bối mỗi ngày”, bà nói, khi một cơn mưa lạnh thấu xương trút xuống thành phố xám xịt và ảm đạm.
Bà Zhong Hanneng cầm di ảnh của con trai đã mất vì Covid-19. Ảnh: AFP .
Vũ Hán đang trở lại bình thường, nhưng nỗi sợ hãi về virus vẫn còn đó, đặc biệt là khi mùa đông sắp đến. Zhong tin rằng bà và chồng cũng nhiễm nCoV nhưng đã hồi phục và nghi ngờ số ca nhiễm và tử vong ở Vũ Hán trên thực tế cao hơn số liệu được công bố, do nhiều người không được xét nghiệm.
Nỗi sợ lây nhiễm đã gây rạn nứt giữa gia đình bà với bạn bè và người thân. “Không ai muốn tiếp xúc với chúng tôi. Chúng tôi rất cô đơn. Rất cô đơn”, bà Zhong nói.
Hàng chục gia đình đã tham gia các nhóm mạng xã hội để động viên lẫn nhau và thảo luận về khả năng pháp lý. Tuy nhiên, các nhóm này cho hay họ bị cảnh sát quấy rối và đe dọa. Các cuộc đấu đá nội bộ cũng xảy ra, khi nhiều thành viên cáo buộc những người khác là hèn nhát vì không theo đuổi các vụ kiện.
Chính quyền Vũ Hán chưa bình luận về vấn đề này.
Một phụ nữ Vũ Hán 36 tuổi, mất cha do nghi mắc Covid-19, cho hay bà muốn thế giới biết về “sự che giấu” ban đầu của thành phố.
“Chúng tôi đã không biết dịch bệnh nghiêm trọng đến thế”, bà nói.
Giống như Zhong, bà cũng bị bạn bè và người thân xa lánh, đau khổ trước mất mát của mình và phẫn nộ với chính quyền thành phố. “Cuộc sống sẽ tiếp diễn, nhưng không có cách nào quét sạch bóng đen này”, bà nói.
Vũ Hán dỡ lệnh phong tỏa, nhưng người dân vẫn 'đi dễ khó về'
Hơn hai tuần kể từ khi Vũ Hán chính thức dỡ bỏ lệnh phong tỏa vào ngày 8/4, chính quyền Vũ Hán vẫn đang rất thận trọng trong việc quản lý người ra vào thành phố.
Lệnh phong tỏa Vũ Hán được dỡ bỏ. Các nhà báo cũng được phép vào thành phố này để đưa tin. Trong ảnh là hai phóng viên Olivia Zhang và Sam McNeil nghỉ ngơi bên bờ sông Dương Tử ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Đối với nhà báo Sam McNeil, việc đến Vũ Hán dễ dàng hơn rất nhiều so với việc phải mua vé tàu, xét nghiệm virus, lấy mã xanh, chấp thuận từ khu phố và nộp đơn theo dõi điện tử để có thể về Bắc Kinh. Ảnh: AP.
Đi đến Vũ Hán rất dễ dàng vì nơi này gần như không còn ca nhiễm mới và hạn chế đi lại được nới lỏng. Tuy nhiên, ra khỏi thành phố này là việc khó khăn hơn rất nhiều. Trong ảnh là các hành khách đến từ Vũ Hán xếp hàng vào nơi họ sẽ thực hiện cách ly ở Bắc Kinh vào ngày 15/4. Ảnh: AP.
Hàng trăm nghìn người đang cố gắng rời khỏi Vũ Hán sau khi bị mắc kẹt trong nhiều tháng tại đô thị 11 triệu người này. Chính quyền địa phương vẫn chưa tìm ra cách để cư dân có thể rời đi một cách an toàn. Hiện họ cần ba loại giấy tờ để có thể rời khỏi thành phố này: mã sức khỏe màu xanh, phê duyệt của nơi cư trú và kết quả xét nghiệm virus gần nhất. Trong ảnh là hành khách từ Vũ Hán ở ga tàu Bắc Kinh. Ảnh: AP.
Các nhà báo quốc tế đã bắt đầu quay lại Vũ Hán. Rất ít khách sạn tại đây nhận khách người nước ngoài và mỗi khu phố có những quy định khác nhau. Một số nơi buộc nhà báo phải làm xét nghiệm nhiều lần và cách ly trong 48 giờ. Trong ảnh là các nhân viên chính phủ trong trang bị bảo hộ đầy đủ hướng dẫn hành khách đến từ Vũ Hán kiểm tra y tế ở Bắc Kinh. Ảnh: AP.
Trước khi trở về Bắc Kinh, các nhà báo phải đến một bệnh viện địa phương và trả khoảng 40 USD để làm xét nghiệm virus. Kết quả sẽ có sau 48 giờ. Trong ảnh là một khách du lịch đến từ Vũ Hán đang xếp hàng chờ kiểm tra y tế trong một phòng triển lãm được chuyển đổi để phục vụ việc chống Covid-19 ở Bắc Kinh. Ảnh: AP.
Để được khu phố ở Bắc Kinh cấp phép cho quay về khó hơn nhiều. Một số nơi cho phép cách ly tại nhà, những nơi khác yêu cầu người trở về phải chi khoảng 700 USD để cách ly 14 ngày trong các phòng khách sạn nhỏ. Trong ảnh là các nhân viên chính phủ đứng bên ngoài một chiếc lều màu xanh được sử dụng để điều phối người từ Vũ Hán đến các địa điểm cách ly được chỉ định ở Bắc Kinh. Ảnh: AP.
Khi có được mã sức khỏe màu xanh trên ứng dụng và được khu phố đồng ý, người dân sau đó có thể nộp đơn xin chính quyền thành phố Bắc Kinh cho phép trở về. Nếu thành công, người dân sẽ nhận được một tin nhắn điện thoại với một liên kết mua vé tàu bí mật. Liên kết này sẽ hết hạn sau hai giờ. Trong ảnh là công nhân mặc đồ bảo hộ đầy đủ đứng trong một bãi đậu xe của nhà ga phía Tây ở Bắc Kinh, Trung Quốc để hỗ trợ việc kiểm dịch hành khách đến từ Vũ Hán. Ảnh: AP.
Một hành khách đeo kính bảo hộ và khẩu trang trong khi chờ tàu đến Bắc Kinh từ ga tàu ở Vũ Hán ngày 15/4. Ảnh: AP.
Nếu muốn vào những nơi công cộng như công viên, người dân phải xuất trình mã sức khỏe màu xanh trên ứng dụng. Trong ảnh là người dân đi bộ trong công viên cạnh bờ sông Hán Khẩu khi cuộc sống trở lại bình thường. Ảnh: Financial Times.
Phương tiện giao thông bắt đầu đông đúc lại trên đại lộ Jiefang sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 14/4. Ảnh: Reuters.
Như Trần
WHO điều tra nguồn gốc COVID-19 bên ngoài Trung Quốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết họ đang tiến hành điều tra một nghiên cứu gây tranh cãi ám chỉ virus SARS-CoV-2 gây ra dịch COVID-19 đã xuất hiện ở Italy nhiều tháng trước khi phát hiện ca mắc đầu tiên tại Trung Quốc. Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Bologna, Italy, ngày 12/11/2020. Ảnh: THX/TTXVN Theo báo...