Những người ủng hộ nhà lãnh đạo Gaddafi đang quay lại Lybia, Mỹ đã tính sai nước cờ?
Gần đây, Syria lại bùng nổ một cuộc chiến tranh mới. Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành một chiến dịch quân sự có tên Operation Peace Spring (Con suối Hòa bình) chống lại Syria.
80.000 quân Thổ Nhĩ Kỳ đã càn quét khu vực do lực lượng dân quân người Kurd (YPG) kiểm soát ở đông bắc Syria. Bất kể Thổ Nhĩ Kỳ lấy lý do nào biện minh cho hoạt động quân sự của họ, thì đây thực sự là một hình thức xâm lược trá hình chống lại Syria.
Quân đội quốc gia Lybia của ông Khalifa Belqasim Haftar đã áp sát thủ đô Tripoli.
Vậy mà, là một đồng minh của lực lượng người Kurd, Washington đã cho rằng họ đã không có bất kỳ lợi ích nào trong việc giúp bảo vệ người Kurd và đã tuyên bố rút quân và bỏ rơi người Kurd. Hành động của Mỹ ở Syria chắc chắn gây tổn hại cho chính họ. Khi mà cả thế giới đang tập trung vào Syria, tại một quốc gia khác ở Trung Đông cũng đã bùng nổ một cuộc chiến mới.
Ông Khalifa Belqasim Haftar (người không đội mũ) cùng các tướng lĩnh chỉ huy LNA
Ngày 17 tháng 10, tướng Khalifa Belqasim Haftar, nhà lãnh đạo tổ chức vũ trang Libyan National Army, (Quân đội Quốc gia Libya, LNA) đã tuyên bố: Quân đội Quốc gia Libya chỉ cần một hoặc hai ngày để chiếm được thủ đô Tripoli của Libya. Dường như LNA rất tự tin vào chính mình và hoàn toàn tin tưởng vào việc lật đổ chính phủ Libya được phương Tây ủng hộ. Một khi chính phủ Libya bị lật đổ, có nghĩa là thế lực của Mỹ và phương Tây ở Libya đã lâm vào đường cùng. Kể từ khi chiến tranh Libya bùng nổ vào năm 2011 đến nay, đất nước này rơi vào tình trạng chia năm sẻ bẩy và lãnh chúa cát cứ. Người dân đã phải chịu đựng đủ mọi đau khổ do cuộc nội chiến gây ra.
Nói về cuộc chiến Libya, hẳn mọi người đều chưa thể quên. Năm 2011, một cuộc biểu tình quy mô lớn đã diễn ra ở Libya. Người dân yêu cầu nhà lãnh đạo Gaddafi lên nắm quyền từ sau cuộc cách mạng năm 1969 từ chức và tiến hành “cải cách dân chủ”. Dưới các cuộc không kích của quân đội Mỹ và Pháp, Tổng thống Gaddafi cuối cùng đã bị những người dân của mình lật đổ và Libya đã lâm vào tình trạng bị chia năm sẻ bẩy kể từ đó. Giờ đây, Khalifa Belqasim Haftar một người ủng hộ ông Gaddafi, đang lãnh đạo Quân đội Quốc gia Libya quay trở lại, với ý định lật đổ chính phủ thân phương Tây. Ông Khalifa Belqasim Haftar được sự ủng hộ và giúp đỡ của Nga, Ai Cập, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Video đang HOT
Ông Khalifa Belqasim Haftar (trái) và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Lực lượng LNA của ông được Nga hậu thuẫn.
Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya (Government of National Accord, GNA) hiện đang cầm quyền ở Tripoli được các cường quốc phương Tây ủng hộ. Sự can thiệp của các quốc gia bên ngoài đã khiến tình hình Libya đi đến mức không thể kiểm soát. Hai lực lượng đối địch gây chiến với nhau và những người bị thiệt hại nặng nề nhất chính là những người dân vô tội. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 1.000 thường dân Libya đã thiệt mạng và hơn 5.500 người bị thương kể từ khi Quân đội Quốc gia Libya LNA và quân đội chính phủ Libya GNA giao tranh với nhau. Liên Hợp Quốc đã nhiều lần kêu gọi hai bên ngừng bắn. Tuy nhiên, lực lượng LNA của Haftar không chịu bỏ cuộc, họ muốn nhanh chóng chấm dứt chiến tranh để tái thống nhất Libya.
Mặc dù hiện nay Mỹ không trực tiếp can thiệp vào cuộc chiến ở Libya, nhưng họ không thể thoát khỏi trách nhiệm khi Libya lâm vào cục diện hỗn loạn như hiện nay. Ngày 10 tháng 1 năm 2016, Bộ Ngoại giao Mỹ đã giải mật một số e-mail của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, trong đó có nội dung liên quan đến chính phủ của cựu lãnh đạo Libya Gaddafi. Các e-mail cho thấy, thời kỳ ông Gaddafi nắm quyền, chính phủ Libya có 143 tấn vàng và ông Gaddafi muốn lập ra một loại tiền tệ của châu Phi để cạnh tranh với đồng đô la Mỹ. Ngoài ra, các bức thư cũng cho thấy sản lượng dầu khổng lồ của Libya cũng là nguyên nhân khiến quân đội Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của Libya.
Ông Trump có thể sẽ không thể ngồi yên nếu chính quyền do phương Tây dựng lên ở Tripoli bị lật đổ
Năm 2011, khi các nhà lãnh đạo phương Tây lật đổ Gaddafi, họ đã vội vàng tuyên bố rằng đây là một “chiến thắng của thể chế dân chủ” mà không đề cập đến nguyên nhân thực sự là vàng và dầu hỏa. Bộ mặt xấu xí của Washington đã bộc lộ rõ ràng và chính phủ Libya mà họ dựng lên cũng là để phục vụ địa vị bá chủ của đồng đô la và dầu mỏ. Bây giờ khi mà ông Haftar thề quyết tâm lật đổ chính phủ Libya mà Mỹ dựng lên, e rằng Washington sẽ không thể ngồi yên.
Theo viettimes/Sohu
'Quả ngọt' tới chưa bao lâu, rắc rối bủa vây Ngoại trưởng Pompeo
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đang lọt vào tầm ngắm của đảng Dân chủ liên quan tới bê bối điện đàm của Tổng thống Trump.
Chưa đầy 1 tháng trước, khi Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton rời Nhà Trắng, ông Pompeo nổi lên như người có tiếng nói quan trọng nhất trong chính sách đối sách đối ngoại của Tổng thống Trump.
Nhưng chuỗi ngày huy hoàng đó kéo dài chưa được bao lâu thì bị vụ bê bối điện đàm giữa ông Trump và người đồng cấp Ukraine phá bĩnh.
Trong cuộc phỏng vấn với ABC News hôm 22/9, Pompeo né tránh các câu hỏi về cuộc trao đổi này. Tuy nhiên gần đây, ông xác nhận đã tham gia vào cuộc điện đàm, trong đó Tổng thống Trump thúc ép Kiev điều tra về cha con cựu Phó Tổng thống Joe Biden.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. (Ảnh: Reuters)
Các nghị sỹ đảng Dân chủ cho rằng Ngoại trưởng Mỹ giờ là "nhân chứng" bị vướng vào một cuộc xung đột lợi ích, do đó cần loại bỏ liên quan của ông với các quyết định về cách Bộ Ngoại giao Mỹ đối phó với cuộc điều tra luận tội Tổng thống Trump.
Ông Pompeo cũng bị cáo buộc tìm cách cản trở điều tra và cố gắng hạn chế những gì mà cấp dưới có thể thảo lận nếu họ ra làm chứng.
3 Ủy ban của Hạ viện tuần trước ra trát hầu tòa với Ngoại trưởng Mỹ sau khi ông từ chối giao nộp các tài liệu liên quan tới Ukraine. Luật sư cá nhân của Tổng thống Trump, Rudy Giuliani, trước đó cho biết đã giao cho ông Pompeo các hồ sơ tài liệu về Kiev vào tháng 3.
3 Ủy ban ở Hạ viện tin rằng hồ sơ này chứa đựng các thông tin sai lệch, các thuyết âm mưu và các cáo buộc vô căn cứ.
Washington Post trong một bài xã luận đăng tải mới đây chỉ trích Ngoại trưởng Mỹ không làm gì để ngăn ông Giuliani liên minh với một số nhân vật tham nhũng nhất của Ukraine để đưa đẩy những câu chuyện sai lệch về ông Biden, cũng như các thuyết âm mưu về vai trò của Ukraine trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
Một mối đe dọa tiềm tàng với ông Pompeo là lời khai của cựu đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Ukraine Kurt Volker, người vừa từ chức tuần trước.
Đơn khiếu nại của người tố giác mô tả ông Volker là người đứng ra sắp xếp cuộc gặp gỡ giữa Giuliani và cố vấn cao cấp của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nằm trong nỗ lực gây áp lực Ukraine điều tra ông Biden của Tổng thống Trump.
Cùng với đó, theo người tố cáo, ông này cũng gặp Tổng thống Volodymyr Zelensky và các quan chức cấp cao khác của Ukraine, khuyên họ cách "điều hướng" các yêu cầu của ông Trump.
Ông Pompeo cho tới nay vẫn chứng minh mình là một người rất trung thành với Tổng thống. Khi các Ủy ban của Hạ viện yêu cầu 5 nhà ngoại giao ra làm chứng, ông khẳng định đây là "nỗ lực đe dọa, bắt nạt và đối xử sai trái với các chuyên gia xuất sắc của Bộ Ngoại giao". Mối quan hệ của ông Pompeo và ông Trump tốt tới mức năm ngoái, nhà lãnh đạo Mỹ nói Ngoại trưởng của mình là người duy nhất mà ông chưa từng tranh luận.
Những ngày qua, dư luận Mỹ cũng bắt đầu đào lại các chỉ trích mà ông Pompeo từng nhắm vào cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ Ngoại giao Mỹ trong cuộc điều tra về vụ tấn công đẫm máu năm 2012 vào lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi, Lybia.
Vào thời điểm đó, ông nói " Nhà Trắng đã để lại những lỗ hổng lớn trong cuộc điều tra bằng cách từ chối để nỗ lực tiếp cận các tài liệu và nhân chứng". Những người chỉ trích Pompeo giờ hy vọng ông vẫn đang nhớ tuyên bố này.
(Nguồn: Straits Times)
SONG HY
Theo VTC
Triều Tiên ca ngợi về việc Mỹ sa thải ông Bolton Một quan chức CHDCND Triều Tiên cấp cao ngày 20.9 lên tiếng hoan nghênh đề xuất "một phương pháp mới" trong đàm phán hạt nhân của Tổng thống Donald Trump, đồng thời ca ngợi quyết định sa thải Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton. Tổng thống Trump đổi phương pháp đàm phán hạt nhân sau khi sa thải cố vấn...