Những người tuyệt đối không nên ăn bơ
Những người dưới đây cần hạn chế ăn bơ nếu không muốn ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bơ là thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Bơ chứa nhiều vitamin A, B1, E, C, D cùng với các khoáng chất khác như canxi, protit, Sắt… Chính những dưỡng chất này mang đến cho bơ nhiều công dụng như chữa bệnh loét dạ dày; khử mùi hôi miệng; duy trì sức khỏe tim mạch….
Tuy nhiên, thực tế theo các chuyên gia dinh dưỡng, bơ không phải lựa chọn tốt cho một số đối tượng dưới đây.
Người bị bệnh gan cần hạn chế ăn quả bơ.
Một số nghiên cứu cho rằng một số chất dầu chứa trong quả bơ có hại cho gan, gây ra những tổn thương sâu hơn khi gặp phải những trục trặc sẵn có ở gan. Do đó, những người bị bệnh gan, gan yếu thì không nên ăn quả bơ.
Phụ nữ đang cho con bú
Quả bơ rất tốt cho phụ nữ mang thai nhưng lại có hại cho phụ nữ đang cho con bú. Bởi các chất trong bơ sẽ làm giảm quá trình sản xuất sữa của phụ nữ.
Bệnh cạnh đó nếu phụ nữ mang thai cho con bú ăn bơ nhiều cũng sẽ dễ bị đau bụng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Người có cơ địa quá mẫn cảm
Những chất chứa trong quả bơ có thể gây nên những phản ứng trên da cho bạn. Do đó, những cơ địa mẫn cảm nếu ăn bơ sẽ bị phát ban, mẩm ngứa, thậm chí là eczenma nếu ăn quá nhiều và thường xuyên.
Những người có vấn đề về gan
Một số nghiên cứu cho rằng một số chất dầu chứa trong quả bơ có hại cho gan, gây ra những tổn thương sâu hơn khi gặp phải những trục trặc sẵn có ở gan. Do đó, những người bị bệnh gan, gan yếu thì không nên ăn quả bơ.
Tinh chất của bơ có tác dụng làm tăng kháng thể IgE trong huyết thanh của cơ thể do đó những người bị mẫn cảm với latex không nên ăn bơ nếu không sẽ gây những phản ứng dị ứng cho bạn.
Sau khi nặn mụn nên làm gì? Cách chăm sóc da sau nặn mụn đúng cách
Các bước skincare sau khi nặn mụn cần được quan tâm và thực hiện đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị mụn và tránh gây ảnh hưởng xấu đến da.
Nguyên nhân gây mụn
Nguyên nhân gây ra mụn có nhiều nguyên nhân như: do tuổi dậy thị, hay nặn mịn và vệ sinh sai cách, ăn nhiều thực phẩm chiên, cay, do truyền, thức khuya thiếu ngủ, phụ nữ mang thai, gan yếu ,tiết độ tố kém, lạm dụng mỹ phẩm.
Đặc biệt, nguyên nhân gây ra mụn đa số là do tuyến dầu nhờn (nang lồng) hoạt động quá mức khiến cho da tiết ra nhiều dầu nhờn làm ứ đọng ở lỗ chân lông gây tắc nghẽn và hình thành nhân mụn. Sau đó, vi khuẩn có sẵn trú ở lỗ chân lông sẽ phát triển, tăng sinh và gây ra tình trạng viêm đỏ, nung mủ, đôi khi nặng sẽ dẫn tới bị nhiễm trùng.
Các loại mụn thường gặp
Video đang HOT
Mụn có nhiều dạng bao gồm phổ biến 6 loại sau:
Mụn đầu đen: Các vết sưng trên da chứa nhiều dầu thừa và tế bào chết.Mụn đầu trắng: Mụn bọc do dầu thừa trên da kết hợp với lớp da chết đóng lại.Mụn sẩn viêm: Các mụn nhỏ bị viêm, sưng đỏ.Mụn mủ: Mụn có chứa mủ. Loại mụn này có thể để lại sẹo nếu bị trầy xước.Mụn do nấm (viêm nang lông do nấm gây ra): Lượng mendư thừa trong các nang lông phát triển sẽ gây ra tình trạng ngứa và viêm.Mụn bọc (mụn nang): Mụn phát triển từ bên trong trong da, chứa mủ, dây đau và sưng đỏ trên mặt
Các vị trí mụn thường mọc
Mụn thường mọc ở các vị trị trên cơ thể như: xung quanh chân tóc, trên má, viền hàm và trên trán, mũi, cằm
Hậu quả chăm sóc da sai cách sau khi nặn mụn
Nặn mụn là thói quen của nhiều người. Chuyện chăm sóc da sau mụn, đặc biệt khi nặn mụn rất quan trọng. Nếu không biết rõ sau khi nặn mụn nên làm gì thì sẽ có nguy cơ cao để vết thâm, sẹo rỗ hay nhiễm trùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chăm sóc da sau khi nặng mụn. Nếu chăm sóc không đúng cách sau khi nặn mụn sẽ để lại một số hậu quả không tốt như sau:
Sẹo mụn: Khi nặn mụn, nếu bạn dùng lực mạnh để nặn sẽ dễ làm cho lớp da bên dưới bị tổn thương và từ đó dẫn đến vết sẹo mụn.
Nhiễm trùng vùng da bị nặn: Nếu không vệ sinh mặt sạch sẽ hoặc tay, dụng cụ nặn mụn trước khi nặn thì vùng da sau khi nặn mụn có nguy cơ cao bị vi khuẩn khiến cho vi khuẩn xâm nhập gây ra tình trạng sưng, tây hoặc để lại chảy mủ hoặc bị nhiễm trùng nặng hơn phải đi viện điều trị.
Vết thâm mụn: Sau khi nặn mụn thường sẽ để lại vết thâm mụn. Nếu vùng da bị viêm nhiễm thì sẽ làm gia tăng sắc tố khiến vết thâm và tối màu hơn xuất hiện rộng vùng da bình thường và sẽ lâu khỏi vết thâm hơn.
Dễ bị mụn mọc lại nhiều hơn: Nếu sau khi nặn mụn không chăm sóc đúng cách thì dễ dẫn tới tình trạng mụn có thể sẽ mọc đi mọc lại nhiều lần về sau và ở mức độ nặng hơn.
Nặn mụn giúp loại bỏ nhân mụn nhanh chóng nhưng cũng khiến da bị tổn thương.
Sau khi nặn mụn nên làm gì?
Nếu bạn đang có ý định nặn mụn hoặc vừa lỡ tay nặn mụn thì hãy tham khảo ngay 5 cách chăm sóc da sau khi nặn mụn để giảm thiểu các nguy cơ không tốt ảnh hưởng tới da.
1. Làm sạch và giữ vệ sinh vùng da mụn
Trong quá trình nặn mụn rất dễ gây ra tình trạng vết thương bị hở và có thể bị chảy máu khi loại bỏ nhân mụn. Vì vậy, sau khi nặn mụn bạn cần tẩy trang và rửa mặt sạch sẽ mặt hoặc vùng da bị mụn và giữ vệ sinh khu vực này.
Nếu chảy máu nhiều sau khi nặn mụn thì bạn hãy dùng khăn giấy hoặc bông tẩy trang ấn nhẹ vùng da bị chảy một lúc cho máu ngừng chảy.
Lưu ý: Sau khi nặn mụn, không đưa tay lên mặt, vệ sinh tay thật sạch khi chạm vào vết mụn. Ngoài ra, bạn cũng nên giữ vệ sinh đầu tóc, chăn gối và khi đi ra ngoài nên che chắn thật kỹ vùng da sau khi nặn, hạn chế tiếp xúc, khói, bụi và ánh nắng mặt trời. Nếu không tránh được bụi bẩn or ánh nắng thì cần vệ sinh sạch sẽ lại vùng da bị mụn sau khi tiếp xúc.
2. Giữ ẩm cho da
Sau khi nặn mụn, bạn nên sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm cho da trong khoảng từ 3-5 ngày và nên tạm ngưng sử dụng các loại kem chống lão hóa trong giai đoạn này.
3. Tránh dùng sản phẩm dễ gây kích ứng cho da
Sau khi nặn mụn bạn không nên dùng một số các sản phẩm mỹ phẩm như: tẩy tế bào chết, các sản phẩm skincare có chứa vitamin C vì các sản phẩm này có thể gây châm chích hoặc các kích ứng vùng da sau nặn mụn. Trong thời gian "dưỡng thương" này, bạn chỉ cần sử dụng sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ và sản phẩm kem dưỡng ẩm là đủ.
Nếu bạn trang điểm, thì nên sử dụng thoa một lớp kem hoặc gel lót lên vùng da sau khi nặn mụn rồi mới dùng các lớp phấn trang điểm.
Tránh dùng mỹ phẩm dễ kích ứng sau khi nặn mụn Nên cẩn trọng với mọi sản phẩm khi da vừa nặn mụn. (Ảnh)
" src="javascript:false"> 4. Không cạy lớp vảy mụn khi chưa bị bong
Bình thường sau khi nặn mụn 1 tuần, các nốt mụn sẽ bắt đầu đóng vảy, nhưng bạn không nên ngứa tay mà cạy lớp vảy mịn này sớm nhé vì có thể nó sẽ làm cho tình trạng của bạn ngày càng tệ hơn.
Bạn hãy cố gắng đợi khi nào vết vảy cứng sẽ tự bong tróc da mà bạn không cần phải làm gì hết. Hạn chế càng tiếp xúc với vùng da sau nặn càng nhiều càng tốt để lớp da non lên và lành trở lại sẽ hạn chế được vết thâm mụn.
5. Uống đủ nước, ngủ đủ giấc
Uống không đủ nước và thường xuyên thức khuya cũng là nguyên nhân gây ra mụn. Vì vậy, bạn nên ạn chế thức muộn và tập thể dục thường xuyên và giữ gìn da luôn sạch để góp phần dưỡng da sau khi nặn mụn và hạn chế được tình trạng mọc mụn.
6. Sau khi nặn mụn không nên ăn gì?
Có nhiều nguyên ngân gây ra mụn, có thể là do cơ địa, da dầu và một phần cũng là do thói quen ăn uống hằng ngày nhiều đồ cay, nóng, uống chất kích thích hoặc thức khuya, ... gây ra. Vì vậy, sau khi nặn mụn bạn không nên ăn các thực phẩm sau để tránh mụn mọc nhiều hơn và tránh để lại vết sẹo thâm bao gồm: thịt gà, đồ nết, thịt bò, rau muống, trứng gà, hải sản, sữa bò, các thực phẩm cay, nóng, và đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cafe.
Các bước skincare sau khi nặn mụn
Sau khi nặn mụn, bạn cũng nên thực hiện các bước skincare để da luôn được sạch, giảm dầu nhờn sẽ giảm được tình trạng mụn mọc thêm.
Bước 1: Tẩy trang và làm sạch da
Đây là bước đầu tiên quan trọng trong quá quá trình chăm sóc da sau khi nặn mụn. Tẩy trang có tác dụng làm sạch da mặt, giúp loại bỏ các bụi bẩn, dầu nhờn, vi khuẩn, lớp trang điểm (nếu có) ... trên da.
Tuy nhiên, sau khi nặn mụn khoảng 1-3 ngày thì bạn không nên sử dụng nước tẩy trang. Bởi vì, lúc này vết thương hở trên da khi nặn mụn vẫn chưa lành hẳn, nếu dùng sản phẩm tẩy trang có tính rửa cao sẽ ảnh làm tổn thương vùng da bị hở.
Vì vậy, trong khoảng thời gian từ 1-3 ngày bạn nên làm sạch da bằng cách sử dụng bông tẩy trang thấm nước muối sinh lý và nhẹ nhàng bôi lên vùng da mặt vừa nặn mụn xong. Từ ngày thứ 4 trở đi bạn có thể sử dụng nước tẩy trang như thường ngày vẫn sử dụng.
CHI TIẾT
Bước 2: Rửa mặt bằng sữa rửa mặt
Bước rửa mặt với sản phẩm sữa rửa mặt có tác dụng giúp làm sạch sâu da từ bên trong và loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn còn sót lại trên da mà quá trình tẩy trang vẫn còn sót lại.
Sau khi nặn mụn có nên rửa mặt không?
Đây là câu hỏi cũng được nhiều bạn quan tâm. Câu trả lời bạn không nên rửa mặt ngay lập tức sau khi vừa nặn mụn xong. Bởi vì, trong quá trình nặn mụn, da ít nhiều sẽ bị tổn thương.
Với các vết thương bị chảy máu, cơ thể sẽ tiết ra huyết tương (chất dịch màu vàng) làm nhiệm vụ tạo nút thắt để ngăn máu không chảy ra ngoài và giúp giảm khả năng nhiễm khuẩn và bụi bẩn xâm nhập vào vết thương hở.
Nếu rửa mặt ngay sau khi nặn mụn sẽ vô tình sẽ vô tình làm cho các nút thắt đó bị lấy đi và da lúc này lại tiết thêm máu dẫn tới làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy, nên tránh rửa mặt hoặc tác động vào vùng da sau khi nặn mụn ít nhất 3 giờ đồng hồ để vết thương có thể ổn định.
Sau khi nặn mụn nên rửa mặt bằng gì?
Sau khi nặn mụn khoảng 3 tiếng, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý thấm cùng bông tẩy trang nhẹ nhàng vệ sinh sạch vùng da mặt. Hoặc bạn có thể sử dụng các sản phẩm sửa rửa mặt có thành phần dịu nhẹ và tránh các loại sữa rửa mặt có tính tẩy da chết, peel da như Retinol, AHA, BHA.
Bước 3: Sử dụng toner làm dịu nhẹ làn da
Sau khi nặn mụn có nên dùng toner không? là câu hỏi thắc mắc của một số bạn. Với câu hỏi này, emdep sẽ trả lời cho các bạn là có nên dùng toner sau khi nặn mụn nhé. Tuy nhiên, chỉ nên dùng toner khi vết thương sau khi nặn mụn đã dần hồi phục và ổn định trở lại. Bên cạnh đó, lựa chọn các loại toner dưỡng da thực sự quan trọng.
Một số người vẫn nhầm lẫn Toner với nước hoa hồng. Nhưng thực chất đây là 2 loại sản phẩm "tương tự" chứ không giống nhau hoàn toàn. Toner hiện nay thường có 2 loại là có cồn và không có cồn.
Lưu ý: Sau khi nặn mụn, tuyệt đối không nên dùng loại toner có chứa cồn sẽ dễ gây tổn thương cho da.
Bước 4: Dưỡng ẩm da sau nặn mụn đúng cách
Sau bước làm dịu da với toner thì bạn cần dưỡng ẩm cho da. Để dưỡng ẩm cho da sau nặn mụn tốt nhất bạn nên chọn các sản phẩm dưỡng ẩm có thành phần dịu nhẹ với độ PH cân bằng hoặc cũng có thể sử dụng các loại mặt nạ thiên nhiên để dưỡng ẩm cho da, giúp da mềm mịn hơn.
Lưu ý: Nếu bạn chọn dưỡng ẩm cho da bằng các loại mặt nạ thiên nhiên cũng nên tránh các loại có tính axit cao nhưu chanh. Vì nếu sử dụng các loại mặt nạ axit cao sẽ ảnh hưởng tới làn da và vết thương chưa lành sau nặn mụn.
Bước 5: Xịt khoáng
Xịt khoáng cũng là bước chăm sóc da sau nặn mụn quan trọng giúp cung cấp độ ẩm, làm thông thoáng lỗ chân lông... Sau khi nặn mụn, bạn cũng nên lựa chọn các sản phẩm xịt khoáng dành cho da mụn, da nhạy cảm và hạn chế chọn loại xịt khoáng kiêm công dụng tẩy da chết.
Bước 6: Sử dụng các sản phẩm làm mờ vết thâm đỏ sau khi nặn mụn
Sau khi nặn mụn, nếu các vết thương dần ổn định trở lại thì bạn có thể sử dụng một số sản phẩm mỹ phẩm giúp giảm thâm sưng đỏ và hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả. Tùy vào cơ địa của mỗi người khác nhau nên việc lấy nhân mụn và để lại vết thâm sẹo ít hay nhiều cũng khác nhau.
Để loại bớt vết thâm sẹo sau nặn mụn thì bạn chọn các sản phẩm trị thâm mụn không chứa các thành phần BHA, Vitamin C. Bởi vì, làn da sau nặn mụn khá nhạy cảm nên sẽ không thích hợp sử dụng các sản phẩm chứa các thành phần này.
Bước 7: Bảo vệ làn da và ngăn ngừa sẹo mụn
Sau khi nặn mụn để hạn chế da bị nhiễm trùng và bị mọc mụn nhiều hơn, khi đi ra ngoài bạn cần phải bảo vệ da một cách kỹ càng hơn trước. Tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời trực tiếp, tránh khói bụi và luôn giữ gìn da được sạch sẽ .
Cách ngăn ngừa mụn mọc trở lại và giúp da đều màu hơn
Hạn chế các sản phẩm skincare có thành phần hóa dược dễ gây kích ứng da trong 3 ngày sau khi nặn mụn.Vệ sinh da sạch sẽ, không sờ tay lên mặt. Hoặc nếu sờ nên vệ sinh tay thật sạch sẽ.Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên khi đi ra ngoài.Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng, thể dục điều độ.Uống nước từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.
Đắp mặt nạ dưỡng da 2 lần/tuần. Nên sử dụng các loại mặt nạ từ thiên nhiên để đắp mặt như: tinh dầu tràm trà, bạc hà, bột trà xanh, bột nghệ, mật ong, cà chua, sữa chua, nha đam... sẽ giúp kháng khuẩn cho da, chống viêm và kích thích tái tạo làn mới, dưỡng da mềm mại, ngăn ngừa vết thâm.
Bạn có thể tham khảo cách làm mặt nạ tự nhiên với sữa chua, bột nghệ và mật ong theo tỷ lệ như sau:
Sữa chua: 1 muỗng canhBột nghệ: một nhúm nhỏMật ong: 1/2 muỗng cà phê
Lời khuyên: Theo các chuyên da da liễu khuyên không nên nặn mụn hằng ngày. Bởi vì, nếu chỉ một vài nốt mụn nhỏ, bạn có thể tự ý nặn ở nhà. Tuy nhiên nếu là nốt mụn lớn hay số lượng mụn nhiều thì nên đến các cơ sở da liễu hoặc bệnh viện uy tín để được các bác sĩ tư vấn và đưa ra liệu pháp điều trị cũng như chăm sóc da hiệu quả và tránh được những tình trạng không mong muốn sau khi nặn mụn.
Vận động viên nên ăn gì để tăng thể lực và sức bền? Ngoài tập luyện, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng đóng góp vai trò quan trọng trong thành công của mỗi vận động viên. Dưới đây là những dưỡng chất cần thiết cho sức khoẻ của vận động viên và người tập thể dục nhiều. Carbonhydrate Carbonhydrate là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể, đặc biệt là với các...