Những người truyền lửa
Họ đều là những người đã hoặc sắp bước vào độ tuổi xưa nay hiếm, nhưng vẫn tận tụy với công việc cả đời đeo đuổi, truyền cho giới trẻ những kinh nghiệm quý báu và ngọn lửa đam mê.
Đó là biệt danh thuở nhỏ do một người thầy của GS-TS Trần Văn Khê đặt cho. Đến bây giờ, sau khoảng 80 năm, GS Khê vẫn thường nhắc lại câu chuyện này.
GS-TS Trần Văn Khê trò chuyện với học sinh tại TP.HCM – Ảnh: Như Lịch
“Cái tình thiệt lớn”
Có mặt trong những buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần tại nhiều trường học, GS-TS Trần Văn Khê chia sẻ với đông đảo học sinh: “Hồi nhỏ, tôi có một người bạn học tên Phước to con, có võ Bình Định và hay ăn hiếp bạn bè. Một hôm, Phước đang đánh bạn thì tôi nhảy ra can. Phước nói: “Chuyện này không ăn thua đến cậu. Muốn ăn đòn không?”. Tôi nói: “Không biết ai ăn đòn ai?”. Phước thách: “Dám đánh nhau không? Vậy hôm sau hẹn ra đồng”. Đến hẹn, chúng tôi kéo nhau ra đồng và đánh nhau bất phân thắng bại suốt một tiếng đồng hồ. Thầy giáo chúng tôi biết chuyện, khuyên hai đứa hòa nhau. Thầy bảo: “Phước có nước da đen, thầy sẽ đặt cho tên Lọ chảo đại vương. Còn Khê cận thị, thầy đặt là Cận thị đại vương. Hai đứa bây đều có võ sao không hiệp sức để bênh vực những đứa yếu?”. Tôi thấy mình nhỏ hơn bạn 2 tuổi nên gọi Phước là “đại ca”. Còn anh Phước rất khoái, gọi tôi là tiểu đệ”.
Phải ghi nhớ ba chữ để tự sửa mình và ứng xử cho đời tốt đẹp hơn, đó là: tâm-đức-nhẫn
GS-TS Trần Văn Khê
GS Khê nhìn nhận: “Ban đầu, chúng tôi xung đột nhau. Nhờ thầy tôi tôn trọng học trò, học trò kính thầy nên chúng tôi nghe lời thầy. Từ đó, chúng tôi trở thành đôi bạn thân”. Và ông nhắn nhủ: “Thầy cô cực nhọc, chịu khó soạn bài, giảng bài để trao cho mình kiến thức. Dù có chuyện gì không bằng lòng với thầy cô thì cũng phải biết tôn sư trọng đạo”.
“Cận thị đại vương” ngày nào nay đã ngoài 90 tuổi, di chuyển bằng xe lăn, mang trong người nhiều chứng bệnh. Thế nhưng ông vẫn tận tình hướng dẫn cho học sinh thực hành ngon lành bốn thế võ “hất, chụp, chặt, xô” khiến nhiều người trầm trồ kinh ngạc. GS Khê khuyên: “Học võ là để tự vệ chứ không phải để đánh nhau hay ăn hiếp người khác”.
GS Khê cũng thường kể lại tình bạn đặc biệt giữa mình với ông Nguyễn Hữu Ngư (tức là nhà thơ, nhà báo Nguiễn Ngu Í) – một người bạn cùng học Trường Pétrus Ký ngày trước (nay là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM). GS Khê bày tỏ: “Chúng tôi cho đi mà không cần nhận lại. Ai ngờ, lại nhận được cái tình thiệt lớn”. Rồi ông tâm tình cùng những bạn trẻ: “Các con nên thương yêu, che chở đùm bọc nhau. Tình cảm học trò rất đẹp, đừng để mâu thuẫn phải đánh nhau. Các con học chuyện xưa để biết xử sự chuyện nay”.
Video đang HOT
GS-TS Trần Văn Khê sinh năm 1921 tại làng Vĩnh Kim, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). 6 tuổi ông đã biết đàn kìm, 8 tuổi biết đàn cò, 12 tuổi biết đàn tranh, đánh trống nhạc. Sau khi sang Pháp du học (năm 1949), ông là người Việt Nam đầu tiên đậu tiến sĩ khoa Âm nhạc học vào năm 1958, với luận án “Âm nhạc truyền thống VN”. Ông nguyên là GS Trường ĐH Sorbonne (Pháp), thành viên danh dự Hội đồng quốc tế âm nhạc – UNESCO.
Người lớn là lan can cầu
Một nữ sinh Trường THCS Châu Văn Liêm (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) đề nghị: “Xin thầy chia sẻ kinh nghiệm cho chúng con biết cách ứng xử với mọi người cũng như với cuộc sống sau này?”. GS Khê thân tình: “Văn hóa được thể hiện trong cách ăn uống, cách mặc, đối đãi… như thế nào. Trong gia đình hiện nay, tôi thấy nhiều bạn ứng xử với cha mẹ mình chưa đủ phép. Chẳng hạn, khi cha mẹ dặn dò: “Con đừng đi chơi khuya quá, kẻo tổn hại sức khỏe, con nghe không?”. Đứa con nói: “Nghe rồi, OK”. Như vậy là không quý trọng tình thương của cha mẹ, cứ nghĩ cha mẹ hãm tự do của mình. Thực ra, cha mẹ, thầy cô như lan can cầu để mình khỏi té xuống sông chứ không phải cấm mình đi qua cầu”.
Theo GS Khê, tình trạng đối nhân xử thế bây giờ “loạn xà ngầu” cả lên. Ông gợi ý: “Khi người ta làm gì gây bất bình thì mình phải xác định tại sao người ta đối đãi với mình như vậy? Không phải người ta gây một tiếng, mình gây lại hai tiếng là được. Trong trường học không dạy văn hóa ứng xử nên các con cố gắng tự tìm hiểu, phải ghi nhớ ba chữ để tự sửa mình và ứng xử cho đời tốt đẹp hơn, đó là: tâm-đức-nhẫn”.
Còn người viết bài này cứ nhớ mãi câu nói ấm áp của GS-TS Trần Văn Khê sau mỗi câu chuyện ông kể cho học sinh: “Cám ơn mấy con đã chịu khó ngồi nghe”. Văn hóa ứng xử của “cây đại thụ” âm nhạc truyền thống Việt Nam thể hiện ở mỗi chi tiết tưởng chừng nhỏ nhoi như vậy.
Theo TNO
10 điều thay đổi ở phụ nữ theo thời gian
Cùng với tuôi tác, người phụ nữ cũng được "bô sung" thêm những phâm chât khác.
Cùng vơi sự thay đôi của tuôi tác, ham muôn tình dục hay các yêu tô khác ở phụ nữ cũng thay đôi.
Trong cuôc khảo sát 20.000 người do 2 trang web Glo.com và Chemistry.com thực hiên vê sự hâp dân thay đôi theo thời gian, chúng tôi đã nhân thây, hơn 90% người tham gia khẳng định ngọn lửa đam mê của mình bị lịm tắt theo thời gian và tuôi tác. Đây là môt điêu không có gì ngạc nhiên so với dự đoán của các nhà khoa học.
Với phụ nữ, 77.7% sô người tham gia cho rằng, điêu họ tìm kiêm ở bạn đời, khả năng ham muôn của mình thay đôi khi già đi. Đây là tâm lý thường thây ở những người phụ nữ khi chạm ngưỡng &'tuôi già'.
Vê già, nhu câu tình dục của phụ nữ thay đôi (Ảnh minh họa)
Dưới đây là 10 điêu đáng chú ý ở phụ nữ khi họ già đi:
1. Thiêu hoài bão.
2. Tính trẻ con không còn
3. Thiêu lãng mạn trong tình yêu
4. Không còn thông minh như trước
5. Thiêu đi ham muôn
6. Thiêu mạo hiêm trên giường
7. Thiêu kĩ năng yêu
8. Hiêm khi có ý tưởng đôt xuât
9. Tin tưởng vào tôn giáo nhiêu hơn
10. Sụt giảm năng lượng bản thân
Tính trẻ con hôn nhiên của nàng không còn (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, bên cạnh đó, khi già đi, phụ nữ cũng được bô sung 1 sô ưu điêm:
1. Kĩ năng giao tiêp
2. Kĩ năng lắng nghe
3. Lòng tôt
4. Hiêu biêt
5. Hài hước
6. Hy sinh vì con cái
7. Can đảm
8. Vị tha
9. Tài nâu nướng
10. Nhân nhịn
Và điêu đó biêu hiên ở viêc, người đàn ông sẽ không còn yêu bạn ở hình thức nhưng anh ây cảm kích bạn ở tâm hôn và thường ít rời xa bạn.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nhạc Việt và "người truyền lửa" Với phong cách trình diễn bão tố và giọng hát giàu nội lực, người ca sĩ không chỉ đem tiếng hát mà còn trở thành "người truyền lửa" tới công chúng. Thị trường nhạc Việt đã từng nhiều lần rơi vào tình trạng "âm thịnh dương suy". Với cá tính và nội lực mạnh mẽ, các giọng ca nữ đã góp phần to...