Những người thường ăn trứng vịt lộn cần lưu ý điểm này để không gây hại cho cơ thể
Không chỉ mang lại nhiều chất dinh dưỡng, trứng vịt còn có thể gây ra nhiều mặt trái cho sức khỏe nếu bạn không biết ăn cho đúng cách.
Theo các BS, một quả trứng vịt lộn cung cấp 182 kcal năng lượng; 13,6 gam protein; 12,4 gam lipid; 82 mg canxi; 212 gam photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, nhóm B và vitamin C, sắt…
Không chỉ là thực phẩm, trứng vịt lộn còn được coi là vị thuốc bồi bổ cơ thể. Việc ăn kèm với gừng tươi, rau răm khiến trứng vịt lộn trở thành một bài thuốc chữa bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể, còi cọc, đau đầu, chóng mặt, yếu sinh lý…
Là thực phẩm bổ dưỡng nhưng ăn nhiều trứng vịt lộn lại không có lợi cho sức khỏe. Ảnh minh họa
Đây thực sự là một thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên, ăn nhiều lại không có lợi. Dưới đây là những cách ăn trứng vịt lộn sai lầm hại sức khỏe.
Gây thừa vitamin A
Nếu lạm dụng trứng vịt lộn thì tác hại của nó khó lường. Trứng vịt lộn chứa nhiều vitamin A và nó tích tụ dưới da gây ra bệnh vàng da, bong tróc da, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành xương.
Nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm
Trứng vịt lộn tuy giàu đạm nhưng cũng chứa nhiều cholesterol, nhất là những cholesterol xấu, góp phần gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, bệnh gút…
Những người đã có sẵn bệnh cao huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, tim mạch, viêm gan… thì càng nên hạn chế ăn trứng vịt lộn. Nếu ăn quá nhiều sẽ dần đến tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Ăn vào buổi tối
Tuy rằng trứng vịt lộn rất bổ dưỡng nhưng bạn hãy chọn đúng thời điểm để nạp vào cơ thể, dưỡng chất từ trứng mới được tận dụng và phát huy hết tác dụng.
Nên tránh ăn trứng lộn vào buổi tối bởi đây là món ăn khó tiêu, khó có thể tiêu hóa hết trước khi đi ngủ dẫn tới đầy hơi, khó chịu. Thời điểm thích hợp nhất là ăn vào buổi sáng.
Nên ăn kèm rau răm, gừng có tính ấm vị cay nồng để chống đầy hơi, sát trùng và làm ấm bụng. Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa hai trứng là khoảng 5g gừng tươi thái chỉ, 5g rau răm tươi.
Ảnh hưởng đến sinh lý
Video đang HOT
Ăn kèm trứng vịt lộn với nhiều rau răm có thể làm suy yếu khả năng sinh lý đàn ông. Ảnh minh họa
Bản thân trứng vịt lộn không làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của người ăn nhưng nếu ăn nhiều trứng vịt lộn cũng có nghĩa bạn đã tiêu thụ nhiều rau răm – loại gia vị được cho là làm suy yếu khả năng sinh lý của quý ông.
Đông y cho rằng ăn nhiều rau răm sẽ sinh nóng rét, giảm khả năng chăn gối của nam giới. Các nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy rau răm chứa 1 số loại tinh dầu có khả năng ức chế dục tính.
Phụ nữ mang thai
Tuy chưa có nghiên cứu nào khẳng định lợi hại của trứng vịt lộn với bà bầu, nhưng về cơ bản đây là món ăn giàu dinh dưỡng, do đó cũng tốt cho bà bầu. Nhưng cũng vì trứng vịt lộn quá nhiều chất dinh dưỡng nên không thể ăn hàng ngày.
Đối với phụ nữ có thai nên ăn 2 quả mỗi tuần tuần, nhưng không nên ăn 2 quả cùng lúc. Phải nhớ là bà bầu ăn trứng vịt lộn hoặc là ăn thật ít rau răm, hoặc không ăn vì rau răm có hại cho thai nhi.
Cạnh đó, trứng vịt lộn có lượng đạm cao, ăn nhiều chậm tiêu, sinh nhiều cholesterol. Giai đoạn cuối thai kỳ lại càng phải lưu ý vì bà bầu “nạp nhiều năng lượng” quá cũng không tốt.
Không tốt cho người tỳ vị hư, yếu
Theo Đông y, trứng vịt lộn tính lạnh, mát, người có tỳ vị hư ăn vào dễ gây đầy trệ, không tiêu, gây báng bụng, ảnh hưởng không tốt đến gan, thậm chí dẫn đến nguy cơ xơ gan.
Trứng vịt lộn ăn bao nhiêu là đủ?
Trẻ em dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, dễ dẫn đến tình trạng không tiêu hóa được, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trẻ trên 5 tuổi nên ăn 1/2 quả trứng 1 lần, tuần ăn từ 1 – 2 lần.
Tốt nhất nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng để dạ dày có thời gian tiêu hóa hết chất dinh dưỡng có trong loại thực phẩm này. Không nên ăn vào buổi chiều hoặc tối dễ gây đầy bụng, khó chịu, không tiêu hóa được.
Rau càng cua - rau dại nhưng là dược liệu quý vô cùng bổ dưỡng
Rau càng cua thường phát triển mạnh vào mưa vùng đất bỏ hoang. Chỉ một số ít người dùng nó làm thức ăn bởi đa phần người dân nghĩ là cây dại.
Tuy nhiên, ngoài việc làm rau sống bóp chua ăn rất ngon thì nó còn có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe và chữa bệnh. Hiện loại rau này giờ khá hiếm do ít ai trồng cũng như bị phá bỏ, vì vậy hãy tham khảo bài viết sau để nuôi trồng giống cây thần dược này.
Rau càng cua là gì?
Rau càng cua là loại rau có tên tiếng anh là Peperomia pellucida hay Piperaceae thuộc họ hồ tiêu nhóm thân cỏ. Cây mọc hoang thường ở những vùng ẩm thấp sẽ phát triển nhanh. Ở mỗi vùng sẽ có những tên gọi khác nhau như rau tiêu, cúc áo, cương hoa thảo, đơn kim, đơn buốt, châm thảo...
Hình dáng cây dạng mọng nước, màu xanh nhạt, lá mọc so le, phiến dạng màng, cây chia nhiều cành và khá yếu, toàn thân nhớt có tuổi thọ thấp dưới một năm. Ở giai đoạn mới phát triển cây mọc đứng đơn độc cho đến khi già, cây mọc bò thành dây và bắt đầu chia nhánh như càng cua và ra hoa.
Hoa càng cua dạng chùm phấn trắng như hoa rau dền gai. Đến mùa khi hoa này rụng xuống sẽ phát tán ra nhiều cây con. Đây là lý do cây mọc khắp nơi sát nhau và dễ sống.
Rau càng cua trong suốt, lá hình trái xoan hoặc hình tim..Cây có vị mát, thanh, hơi hăng và hơi chua nhẹ mọng nước. Thường dùng để ăn sống trộn cùng hoặc trộn không thêm chanh có vị giòn, ngọt. Chỉ nên ăn đọt non vì khi già cây có vị đắng và hơi dai, cứng.
Thành phần có trong cây càng cua
Thành phần hóa học
Theo nghiên cứu, trong rau càng cua chứa rất nhiều hoạt chất dinh dưỡng cũng như điều trị bệnh. Cho biết, cứ 100 gram rau càng cua có chứa tới 5,2 milligram vitamin C, 62 milligram magie, 3,2 milligram sắt, 277 milligram kali, 224 milligram canxi,... Hàm lượng Beta caroten (tiền vitamin A) còn nhiều hơn cả trong thực phẩm khác như cà rốt, lượng canxi cao hơn trong rau muống,...
Theo đông y
Theo đông y thì trong rau càng cua có tính bình, mát và có vị đắng nên thường được dùng nhiều trong chữa bệnh như nóng gan, mụn nhọt, giải nhiệt,... Hạn chế dùng khi bị phong hàn, cảm lạnh...
Tác dụng của rau càng cua đối với sức khỏe
Kháng khuẩn, chống viêm
Hoạt chất có trong rau phải kể đến methanolic - một dạng hoạt tính có tác dụng kháng khuẩn mạnh, Điều trị tốt các bệnh ngoài da như lỡ loét, bỏng, mụn nhọt, mề đay, các vết thương mới khép miệng mà dân gian thường giã nát cho thêm chút muối tăng kháng khuẩn để đắp lên. Cực tốt cho các vết bỏng mới làm hạ nhiệt nhanh, giảm nguy cơ thâm sẹo.
Hỗ trợ ngừa ung thư
Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh các hoạt chất có trong rau càng cua làm tăng sinh insulin có trong cơ thể, từ đó ức chế quá trình và khả năng phát triển của một số tế bào ung thư. Vì vậy mà việc thêm rau càng cua vào các món ăn là rất tốt.
Khả năng chống oxy hóa
Khoáng chất thiết yếu có trong rau phải kể đến beta caroten có tác dụng mạnh mẽ trong việc chống oxy hóa, hạn chế và tiêu diệt các tế bào tự do gây hại cho cơ thể. Điều này còn góp phần làm đẹp da và chống lão hóa, cấp ẩm và giảm mụn nhọt, căng khỏe hơn.
Bổ sung sắt hỗ trợ thiếu máu
Rau càng cua được biết đến là có hàm lượng chất sắt còn cao hơn trong rau muống. Cùng với nhiều dinh dưỡng mà sử dụng rau rất tốt đối với người thiếu máu, hay hoa mắt chóng mặt và xâm xoàng, đau đầu. Hãy thêm vài bữa rau càng cua trong tuần để phòng ngừa thiếu máu.
Ngăn ngừa bệnh gout
Nguyên nhân gây bệnh gout chủ yếu do dư đạm và ăn thức ăn nhiều dầu mỡ. Trong khi đó, rau càng cua nhiều chất xơ và nhiều nước, giàu chất sắt sẽ giúp cơ thể hấp thu tốt hơn thay vì đạm. Và có thể làm giảm các cholesterol có hại cho cơ thể gây nên bệnh gout. Nên bổ sung rau càng cua vào bữa ăn để điều chỉnh lượng axit uric trong máu phòng tránh gout.
Điều trị viêm họng
Trong rau có chứa hàm lượng cao chất kháng khuẩn, kháng viêm là methanolic. Vì thế nếu bạn bị viêm họng do thay đổi thời tiết có thể dùng nó để điều trị nhanh chóng, không cần hỗ trợ của thuốc tây. Chỉ cần giã nát rau thêm chút muối để ngậm trực tiếp hoặc ép nước uống 2 - 3 ngày. Tính âm huyết và thanh nhiệt trong rau sẽ giúp nhanh chóng giúp giải độc, tiêu viêm.
Một số món ăn ngon từ rau càng cua
Gỏi rau càng cua
Đây là món ăn phổ biến thường được chế biến đối với loại rau này dễ làm và cực ngon vào những ngày hè nóng bức. Nguyên liệu chỉ cần: rau càng cua non ngắt đoạn vừa ăn và rửa sạch, 3 quả trứng luộc cắt miếng, các loại rau củ ưa thích( dưa chuột, cà rốt, cà chua, xoài, dứa,...) cắt lát mỏng. Thêm tỏi phi và mắm muối, dấm trộn đều là có món ăn ngon.
Rau càng cua xào thịt bò
Chỉ cần chuẩn bị 1 mớ rau đã đoạn vừa ăn rửa sạch, 1 lạng thịt bò thái lát mỏng và gia vị. Phi tỏi thơm cho thịt bò vào đảo sơ sơ đổ ra riêng. Tiếp đến phi tỏi cho rau vào đảo nhẹ, đổ thịt bò vào trộn đều nêm nếm là xong.
nhặt sạch; 1 lạng thịt bò thái mỏng, gia vị, tỏi và hành khô.
Loại thịt "rẻ bèo" so với thịt bò, thịt lợn lại còn làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ cực tốt vào mùa lạnh Lựa chọn loại thịt này để ăn trong tình hình hiện nay là quá đỗi hợp lý khi tình hình thịt lợn vẫn tiếp tục với giá leo thang dịp cận Tết, thịt bò thì có bao giờ xếp vào hàng rẻ tiền? Thịt vịt ngon bổ, chẳng lo những nỗi lo "thịt đỏ" lại còn dùng để bồi bổ, chữa bệnh trong...