Những người thầy đặc biệt trong ký ức của một giảng viên trường y
Khi xưa, ký ức về thầy cô giáo chỉ là những mảng màu bé nhỏ. Cho tới khi được đi giảng, được gần nhiều hơn với công việc và cuộc sống của những người thầy, tôi mới hiểu thế nào là “giáo viên”…
Hai năm về trước, vào một buổi sáng, cũng là vào mùa thu, khi đang lọ mọ dọn dẹp tủ sách của Bộ môn, tôi đã bị xúc động sâu xa khi bắt gặp lời đề tựa trong một cuốn từ điển chuyên ngành:”Thân tặng các đồng nghiệp Giải phẫu học, những chiến sỹ mở đường, mà niềm vinh dự nằm trong sự thầm lặng xây dựng tương lai cho ngành Y”.
Một buổi học giải phẫu não ở trường Đại học Y Hà Nội. Ảnh: Lê Mạnh Thường
Tác giả của cuốn sách là một người thầy lớn. Những gì ít ỏi tôi biết về thầy là qua bộ sách chuyên ngành 3 tập mà thầy vừa hoàn thành khi tuổi đã gần 80. Bìa của 3 cuốn sách lần lượt là: Giải phẫu của chi dưới, Lồng ngực, và Minh họa các vùng não bộ của Brodmann. Chỉ đến khi tập 3 ra mắt, tôi mới được biết đến thông điệp mà thầy gửi gắm trong bộ sách của mình: “Đôi chân đã bước, trái tim đã đập, khối óc không thể ngừng suy tư”.
Tôi đã kể những cảm giác ấm áp ấy với người bạn lúc bấy giờ đang làm việc trong một bảo tàng mỹ thuật của Pháp, để nhận thêm nhiều sự chia sẻ. Bởi khi đấy, bạn cũng rất phấn khích vì vừa tận mắt ngắm nhìn bút tích của những danh họa bậc thầy mà bạn từng học về tranh của họ.
Đó là những ấn tượng tuyệt đẹp, khi người trẻ được chạm vào thứ mạch ngầm đã thôi thúc các bậc thầy lao động và sáng tạo. Lúc đấy, các bậc thầy không còn chỉ tồn tại trong những con chữ, những trang sách khô khan, mà bước ra, thấm đẫm thứ hơi thở đầy say mê, nhiệt huyết, thậm chí, còn có phần mơ mộng, bất chấp thực tế khó khăn của giai đoạn lịch mà sử họ đã trải qua.
Lúc còn là học sinh lớp 2, trong bài tập xếp tên riêng theo thứ tự, bằng một kỹ năng tư duy nào đó, tôi hoàn thành bài tập theo một bảng chữ cái cũng rất khác thường nốt. Kết quả, cô giáo cho tôi điểm 1 đầu tiên trong đời, kèm bài thơ:” Bài làm sạch đẹp/Chữ viết chân phương/Cô Liệu thấy thương/Cho mười điểm ngược”.
Video đang HOT
Hơn hai mươi năm trôi qua, đến bây giờ cô vẫn chưa lập gia đình. Mỗi năm, thường thì một lần, tôi ghé thăm cô. Cô có chai rượu nếp cất trong tủ, nút lá giấy bìa các-tông. Tôi đến là cô lôi chai rượu ra, cười hà hà và rót cho tôi một chén. “Lâu lâu mất ngủ cô mới uống một chén”, rồi nói thêm vài câu, cô lại mếu máo… Bằng nhiều cách, người ta đã chuyển cô từ giáo viên chính, rồi thành phụ, rồi thành cấp dưỡng, và lặng lẽ xin nghỉ hưu non…
Cô chủ nhiệm lớp 8 và lớp 9 của tôi tính nóng như lửa. Lối giảng bài sang sảng, mạch lạc, và thường giỏi khích tướng bọn học trò. Hồi đó, vào mỗi giờ sinh hoạt cuối tuần, lúc nào cô cũng có chuyện để mắng, rồi quát tháo cho bao nhiêu cái tĩnh mạch trên mặt trên cổ của cô có lẽ đều phồng tướng lên cả. Cô hùng hùng hổ hổ:”Thằng Phương, mày như hươu như vượn”, thì học trò đã nhao nhao: “Không! Hơn hươu hơn vượn cô ạ!”… Giờ sinh hoạt nào cũng vừa tức vừa buồn cười.
Có năm, vào ngày 20/11, cả lũ đến nhà cô chơi, tôi đến sau, thấy cô cầm sào chọc thằng bạn đang rối rít bứt quả trên cây roi nhà cô: “Xuống! Xuống ngay! Gãy cây. Với để phần cho thằng Mạnh nữa”. Mạnh ở đây là “thái tử”. Cô có một “thái tử” và một “cách cách”.
Giờ đã là mười năm kể từ lúc tôi bước chân vào trường đại học. Thỉnh thoảng, hôm nào đi ngoài lạnh về, tôi lại nhớ lời nhắc của cô giáo tiếng Pháp, một người lạ mới mẻ, và khi đó năm học chỉ mới bắt đầu được dăm tuần:” Mặc ấm vào em ạ!”. Quả là tôi không bị xúc động lắm, nhưng không hiểu sao lại rất nhớ, như một vết đinh trong tâm trí.
Tôi cũng nhớ năm học thứ năm, một thầy giáo đã nhiều tuổi ở Bộ môn Nhi gọi giật cả lũ lại: “Sinh viên, Tổ trưởng đâu? Ai khóa cửa phòng sinh viên?”. Cả lũ biết có chuyện gì rồi, nên líu ríu hết cả. Thầy bảo lại quên khóa cửa phòng, rồi mắng cho một tràng. Sau có bạn nhanh nhảu bảo để em đi khóa. Thầy lẩm bẩm:” Thôi không cần! Tôi khóa cho rồi. Thế này thì trộm nó khoắng hết”. Nói rồi thầy quay lưng đi.
Bộ môn Nhi cũng là nơi đầu tiên mà cô thầy “đấu tranh” để sinh viên có suất cơm tối trong giờ trực bệnh viện…
Những người thầy người cô trong trong tâm trí, vẫn là những mẩu ký ức bé nhỏ. Cho tới khi về làm việc ở trường Đại học Y Hà Nội, tôi mới được gần nhiều hơn với công việc và cuộc sống của những người thầy.
Ba năm làm giáo viên, đó là một quãng đẹp, khi đã phải qua nhiều tối muộn ôm sách, lục lọi học hành trong cơ thể những người thầy không bao giờ giảng: các thi thể. Hay khi cười một mình, xem những người thầy biện luận quan điểm và đề xuất trong sách, rồi phê bình một quan điểm khác, vừa nhiệt thành, vừa trẻ trung (hay có chút trẻ con), vừa tỉ mỉ, vừa tận tụy.
Cũng đôi khi, tôi còn được bất chợt nhìn thấy một người thầy hoặc một đàn anh làm việc, ánh mắt sáng, chỗ ấn đường nhíu khẽ lại, chăm chú vào tài liệu, hoặc một chi tiết phẫu tích, bình lặng, trầm tĩnh,…
Ngày Nhà giáo Việt Nam đến gần. Nhớ về những niềm say mê, lòng tận tụy, và những tình cảm chân thật của các thầy các cô, đã có nhiều ngọn lửa được thắp và chuyền tay, nhiều tình yêu thương đã được giữ lại và lan tỏa: Tri ân các cô, các thầy. Lúc đó, tôi cũng nghĩ đến một quãng đèm đẹp của mình, những ngày đi giảng.
Nhớ lần chị bán nước trước cổng Bộ môn hỏi: “Hôm nay có dạy không?”, tôi bèn nhắc chị: “Hỏi hôm nay có giờ hoặc giảng không thôi. Em là cái gì đâu mà đòi dạy”.
Vẫn không mong được làm thầy, chỉ mong là một “thợ giảng” tốt, vì thế đã bước vào một hành trình mới. Hi vọng một ngày, có thể tự tin trao những nhúm lửa nhỏ của mình cho bọn đàn em…
Theo infonet.vn
Xử lý nghiêm hiệu trưởng nếu xảy ra lạm thu
GD&TĐ - Sở GD&ĐT Hòa Bình vừa có công văn chấn chỉnh tình trạng lạm thi trong các cơ sở giáo dục gửi UBND cấp huyện và đơn vị trường học trực thuộc.
Theo công văn này, trong thời gian qua, Hòa Bình đã ban hành quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thông giáo dục quốc dân từ năm học 2011- 2012 đến năm học 2014-2015;
Ban hành quy định về dạy thêm, học thêm và quy định các khoản phí, lệ phí và một số quy định khác trên địa bàn tỉnh Hòa Bình được các đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc.
Tuy nhiên, qua phản ánh của nhân dân ở một số đơn vị vẫn xảy ra việc thu góp trái quy định, ép buộc học sinh may (mua) quần áo đồng phục gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Sở đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát và kiểm tra các phòng GD&ĐT nghiên cứu thực hiện Công văn sô 5453/BGDĐT-VP và thực hiện quản lý thu, chi đảm bào đúng quy định hiện hành;
Hướng dẫn các đợn vị trường học trực thuộc thực hiện đối với các khoản đóng góp, tài trợ theo hình thức xã hội hóa để góp phần tăng cường cơ sở vật chất, trường học, hỗ trợ các hoạt động giáo dục thực hiện theo đúng Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT.
Tổ chức kiểm tra các đơn vị trường học về việc thực hiện trách nhiệm của nhà trường trong việc thực hiện Thông tư liên tịch số 20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH; Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Xử lý nghiêm, kịp thời đối với Hiệu trưởng nhà trường để xảy ra tình trạng tiêu cực trong việc lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha me học sinh thu góp hoặc ép buộc dưới mọi hình thức trái quy định.
Đối với các đơn vị trường học trực thuộc Sở cũng nhấn mạnh nghiêm cấm tổ chức các khoản thu, góp trái với quy định dưới mọi hình thức...
Theo giaoducthoidai.vn
Học sinh chào cờ trên sân thượng ở TP.HCM Vì cơ sở vật chất thiếu thốn, diện tích eo hẹp, không khuôn viên...hàng chục năm nay học sinh trường tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt (Q.5, TP.HCM) phải làm lễ chào cờ trên sân thượng. Tiền thân trường tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt là hai khối nhà ghép lại được xây dựng trước năm 1975 và được sử dụng làm trường gần 30...