Những người tạo ra chiếc iPhone đầu tiên đang ở đâu?
Họ là những người góp phần quan trọng vào việc tạo ra chiếc iPhone đầu tiên, giúp thay đổi bộ mặt của ngành di động thế giới.
Đây là những nhà lãnh đạo chủ chốt của Apple trong năm 2007. Họ đã cùng nhau tạo ra hàng loạt sản phẩm mang tính biểu tượng của công ty như iPhone, iPod, iPad và MacBook.
Phil Schiller vẫn làm việc tại Apple. Ông đồng hành cùng Táo khuyết từ năm 1997 và hiện là Phó chủ tịch cấp cao phụ trách truyền thông của công ty. Schiller cũng là người đưa ra ý tưởng sử dụng bánh xe xoay tròn để điều hướng trình phát nhạc trên iPod, thay cho các phím bấm truyền thống. “Chính là nó”, Steve Jobs đã thốt lên khi Schiller trình bày ý tưởng này.
Tony Fadell rời Apple năm 2008 với một số lý do cá nhân. Năm 2001, Fadell làm việc tại Apple với nhiệm vụ thiết kế iPod. Tháng 4/2001, ông trở thành Giám đốc cấp cao phụ trách iPod và “các dự án đặc biệt”. Năm 2006, Fadell thay thế Jon Rubinstein trở thành Phó chủ tịch cấp cao phụ trách sản phẩm iPod. Sau khi rời Apple năm 2008, Fadell hợp tác cùng Matt Rogers thành lập Nest, công ty chuyên về các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong gia đình.
Jony Ive gia nhập Apple vào năm 1992 với một công việc trong bộ phận thiết kế. Năm 1996, ông trở thành người đứng đầu mảng thiết kế của Apple. Dự án đầu tiên mà Ive và Jobs cùng cộng tác là chiếc máy tính iMac ra mắt năm 1998. Sau đó, bộ đôi này liên tục mang đến hàng loạt sản phẩm mới như iPod, iPhone và iPad. Tháng 6/2019, Ive cho biết ông sẽ rời Apple để khởi nghiệp với dự án LoveFrom. Công ty thiết kế này dự kiến ra mắt vào năm 2020 và khách hàng đầu tiên chính là Apple.
Video đang HOT
Steve Jobs, đồng sáng lập Apple, đã qua đời vào tháng 10/2011. Dưới thời của ông, hàng loạt sản phẩm mang tính biểu tượng như iPhone, iPad, iPod, MacBook đã ra đời. Chúng thậm chí thay đổi bộ mặt của ngành công nghệ. Ông cũng được biết đến là bậc thầy diễn thuyết với tài năng thu hút sự chú ý, luôn biết cách tạo sự bất ngờ cho người xem với câu nói nổi tiếng “One more thing”.
Scott Forstall lần đầu gặp Steve Jobs năm 1992 tại NeXT Computer và tham gia Apple vào năm 1997. Khi đó, ông được giao nhiệm vụ thiết kế giao diện người dùng cho máy tính Mac. Ông cũng là người góp phần quan trọng trong việc tạo ra trình duyệt Safari, kho ứng dụng App Store cũng như bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK) của iPhone. Sau khi rời khỏi Apple vào năm 2013, Forstall dành nhiều thời gian đi du lịch, tư vấn cho các công ty khởi nghiệp và tham gia hoạt động từ thiện.
Eddy Cue, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách phần mềm và dịch vụ Internet, vẫn đang làm việc tại Apple. Ông gia nhập công ty năm 1989, chịu trách nhiệm quản lý các kỹ sư phần mềm và nhóm hỗ trợ khách hàng. Ông cũng góp phần tạo ra App Store, iTunes và nhiều ứng dụng khác như iBook, iMovie,… Hiện tại, Cue giám sát các dịch vụ phần mềm của Apple bao gồm Apple Music, Apple Maps, Apple Pay, iCloud, iTunes Store.
Theo Zing
Câu hỏi quan trọng nhất về tương lai của Apple
Liệu Apple sẽ đánh đổi trải nghiệm của khách hàng để bán dịch vụ?
Apple đang trải qua những ngày bão táp khi mà giám đốc thiết kế nổi tiếng của họ Jony Ive rời công ty, một số cơ quan truyền thông đưa tin về việc Jony Ive đã nghỉ làm trước đó một quãng thời gian. CEO Tim Cook nhanh chóng phản hồi The Wall Street, còn đặc biệt nhấn mạnh những thông tin trên là "không có căn cứ".
Tất cả những điều này đã dẫn đến một cuộc tranh luận gắt gao (và có vẻ hợp lý) về việc liệu Apple có còn là một công ty đi đầu xu hướng thiết kế, hay liệu quy mô quá lớn đòi hỏi công ty phải đặt trọng tâm sang việc đơn thuần đưa ra những thiết kế khác với kỷ nguyên của iMac và iPod. Theo quan điểm từ chính bên trong nội bộ Apple, dựa trên giá trị mà công ty đại diện, thiết kế vẫn là trung tâm cho mọi thứ họ làm, những mâu thuẫn xung quanh vấn đề hoạt động và thiết kế chỉ là chiêu trò của giới truyền thông.
Tuy nhiên, cuộc tranh luận chưa đề cập đến một điểm mấu chốt. Apple cần phải trả lời được một câu hỏi quan trọng khi bước vào giai đoạn tiếp theo, điều này sẽ tiết lộ mọi thứ về những ưu tiên của công ty cũng như những thiết kế đối với sản phẩm của họ. Đó là:
Liệu Apple có đánh đổi trải nghiệm của người dùng trên iPhone để bán dịch vụ?
Trong nhiều năm, những sản phẩm của Apple luôn ưu tiên trải nghiệm của người dùng trên tất thảy mọi thứ. Đối với những hạn chế trên sản phẩm của mình, Apple luôn có những lý lẽ để biện minh như phương pháp của họ đơn giản, dễ dàng hơn hoặc an toàn hơn, và Apple đã thu được nhiều thành quả từ sự đánh đổi đó.
iPhone không cài đặt thêm các phần mềm rác. Mac thì không bị trang trí bởi những sticker kỳ quặc quảng cáo cho con chip bên trong. Safari không bị đính trước các website của đối tác. Apple cự tuyệt việc thu lợi nhuận từ kho dữ liệu người dùng khổng lồ, thực tế, ngay từ ban đầu họ đã thực hiện đúng như vậy. Apple luôn đặt người dùng cao hơn tiền bạc và đổi lại người dùng cũng tin tưởng vào Apple.
Đây không phải là sự đánh đổi dễ dàng, đó là lý do tại sao gần như không có công ty nào khác thực hiện nó: Microsoft cài đặt thêm phần mềm rác trên các phiên bản Windows 10 được cho là sạch sẽ của mình, trong khi đó những thiết bị của Google được cho là khá khẩm hơn, tuy nhiên phần cứng của họ cũng chỉ là mảng kinh doanh phụ thêm vào nguồn doanh thu chính. Ngược lại, toàn bộ các hoạt động kinh doanh và thương hiệu của Apple được xây dựng dựa trên các sản phẩm tiêu dùng cao cấp với ưu tiên vượt trội cho trải nghiệm người dùng và cốt lõi là không biến sản phẩm thành một bãi rác bằng những thứ vớ vẩn.
Hơn nữa, tạo nên một hoạt động thương mại dịch vụ có thể tăng doanh thu thật sự dưới cái bóng của iPhone sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu họ tiến hành một số thủ thuật tăng trưởng "đáng chán".
Không phải theo kiểu Apple sẽ dán sticker Intel lên Mac hoặc cài đặt một vài ứng dụng diệt virus vô ích trên iPhone. Nhưng liệu Apple có hạ thấp đi trải nghiệm của người dùng để thúc đẩy các dịch vụ của chính họ? Đã có mâu thuẫn xảy ra khi doanh số bán hàng của iPhone chững lại và công ty nhanh chóng chuyển sang tập trung mảng dịch vụ phải trả phí như tin tức, TV show, game, thanh toán (thậm chí là thẻ tín dụng) và âm nhạc. Sự cám dỗ từ việc thu lợi bằng cách thúc đẩy các dịch vụ này trong khi lại biến iPhone thành một thứ vớ vẩn đang dần lộ rõ từng ngày, dưới đây là một vài ví dụ cụ thể:
- Apple News phá vỡ quy chuẩn của công ty với các nút đăng ký
- Dịch vụ TV gửi đến những thông báo không mong muốn về các chương trình riêng của Apple
- Apple tạo nên những quy định đối với App Store nhằm bảo vệ các ứng dụng và tính năng riêng
- Câu chuyện trả phí đối với lưu trữ iCloud
- iMessage và FaceTime là những dịch vụ nhắn tin chủ đạo cung cấp mã hóa hai đầu và hoạt động xuyên suốt trên nhiều thiết bị, tuy nhiên chúng cũng sẽ giam hãm bạn một cách tàn bạo vào hệ sinh thái Apple, mà khi quay trở lại xã hội thực tế bạn mới thấy được hậu quả.
Và một điểm lớn nữa, số liệu nhìn có vẻ tuyệt vời đối với các nhà đầu tư nhưng lại tệ hại đối với người dùng. Một cách khách quan, Apple Music tệ hơn Spotify, nhưng những chương trình khuyến mãi của Apple, kèm theo chiến dịch quảng cáo phá bỏ những quy tắc và lock-in với Watch và Siri đã mang lại hơn 60 triệu người dùng. Có thể xem đây là một thành công lớn. Nhưng từ một viễn cảnh khác, đây là minh chứng rõ ràng cho việc Apple đang bẻ cong những trải nghiệm của người dùng để thúc đẩy mảng dịch vụ ăn theo của riêng mình.
Khi nhu cầu chứng minh cho sự thành công của sự kiện công bố các dịch vụ cao cấp được Apple tổ chức vào tháng 3 vừa qua tăng lên, cám dỗ đối với việc thúc đẩy trải nghiệm của khách hàng trên iPhone để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng sẽ trở nên rất lớn. Cách Apple xử trí đối với vấn đề này sẽ tiết lộ nhiều hơn về tương lai những thiết kế của công ty này hơn là danh sách về ban quản trị hay bức thư giận dữ của Tim Cook về The Wall Street trước đó.
Theo VN Review
iFan 'sốc' khi biết doanh số bán ra của Apple Watch đầu tiên Doanh số năm đầu tiên của Apple Watch đã thất bại thảm hại: 10 triệu chiếc được bán ra, trong khi Apple kỳ vọng ở mức 40 triệu. Jony Ive, nhà thiết kế nổi tiếng của Apple là người đứng sau các sản phẩm mang tính biểu tượng như iPod, iPhone và iPad, đang rời công ty và sự ra đi của anh...