Những người sau tuyệt đối không nên ăn hồng nếu không muốn rước họa vào thân
Hồng rất nhiều dinh dưỡng nhưng cũng không phù hợp với một số người sau. Những người có những đặc điểm sau không nên ăn hồng.
Hồng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai ăn hồng cũng tốt, và ăn nhiều hồng cùng một lúc sẽ bị phản tác dụng.
Hồng đóng vai trò như mỹ phẩm làm đẹp, vì trong thành phần của hồng chứa nhiều Vitamin C, A, chất sắt giúp da hồng hào và duy trì thành phần đúng của máu, cải thiện sức khỏe làn da và tóc.
Ngoài ra, hồng còn rất tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt vị ngọt của hồng chế ngự cơn đói rất tốt, bởi vậy các nhà dinh dưỡng khuyên những người thừa cân nên bổ sung hồng vào khẩu phần ăn của mình.
Hồng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như vậy, tuy nhiên không phải ai ăn hồng cũng tốt, và ăn nhiều hồng đôi khi sẽ bị phản tác dụng.
Những người bị đường huyết
Trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate mà hầu hết là disaccharides và monosacarit đơn giản, nên sau khi ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến lượng đường huyết tăng lên. Đối với những bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là những người kém kiểm soát đường huyết là vô cùng có hại.
Người có thể trạng kém
Những người bị tiêu chảy, người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh, người có chức năng dạ dày kém, viêm dạ dày mãn tính, khó tiêu… cũng không nên ăn loại quả này.
Người bị táo bón
Video đang HOT
Không nên ăn khi thường xuyên táo bón.
Chất tannin (tannic acid) của trái hồng khi gặp và hợp chung với Calcium, Zinc, Magnesium và vài khoáng chât khác, nó sẽ trở thành một hợp chất (compound) mà cơ thể ta không tiêu hóa được. Các chất này sẽ thành chất không tan, lắng đọng bằng các hạt nhỏ li ti dễ theo phân ra ngoài. Nếu ăn nhiều hồng sẽ tăng thành phần lắng dễ thành hạt to khó thoát ra ngoài, có khả năng kết thành tảng to làm tắc nghẽn tiêu hoá.
Người bị đau dạ dày
Trong thành phần của quả hồng còn có chứa chất tannin – chất chát và chất pectin. Khi ăn hồng xanh hoặc độ chín chưa tới, người ăn thường thấy có vị chát. Tannin và pectin là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột.
Ăn quá nhiều, nhất là lúc đói thì các chất tannin, pectin cộng với hàm lượng chất xơ trong quả hồng tương đối cao (100g hồng có 2,5g chất xơ) sẽ kết tụ dưới tác dụng của acid dạ dày; dễ khiến đầy bụng, khó tiêu, thậm chí còn có cảm giác buồn nôn, nôn mửa…
Ăn nhiều sẽ vón lại, tạo thành khối bã ở khu vực ruột non, dễ dẫn đến tắc ruột. Các chuyên gia dinh dưỡng lưu ý: nếu không cẩn thận những chất có trong quả hồng lại biến thành chất hại cơ thể.
Lưu ý cần biết nhất định khi ăn quả hồng
Không ăn hồng với canh cua
Hồng và canh cua không nên ăn cùng nhau, chất tannin và các thành phần khác có trong quả hồng có thể làm cho chất đạm trong thịt cua kết tủa rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột, lên men rồi thối rữa, từ đó gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài…
Không kết hợp quả hồng và thịt ngỗng
Thịt ngỗng là loại thực phẩm giàu protein chất lượng cao, khi gặp tanin trong quả hồng, protein này dễ ngưng tụ thành protein acid tannic, tích tụ trong dạ dày, trường hợp nặng có thể gây tử vong.
Không ăn hồng với khoai lang
Thành phần chủ yếu của khoai lang là tinh bột, sau khi được đưa vào dạ dày sẽ sản sinh ra một lượng lớn acid dạ dày, nếu lại ăn thêm một vài quả hồng, sẽ xảy ra phản ứng kết tủa dưới tác dụng của axit dạ dày. Khi các chất kết tủa này liên kết với nhau, sẽ hình thành sỏi không hòa tan, vừa khó tiêu hóa, lại không dễ đào thải ra ngoài, từ đó hình thành sỏi trong dạ dày, đe dọa sức khỏe của dạ dàymột cách nghiêm trọng.
Theo Trí Thức Trẻ
Đâu là lý do khiến bạn nổi cáu khi đói? Kiểm soát cơn "thịnh nộ" khi đói như thế nào?
Khi đói tâm trạng bạn thế nào? Dễ giận dữ, cáu gắt với người khác, xử lý công việc kém hiệu quả... Vậy đâu mới là lý do khiến bạn nổi cáu khi đói?
Bạn đã bao giờ nổi cáu với ai đó khi đang đói? Đây là một hiện tượng bình thường hầu như ai cũng gặp phải, nguyên nhân là do sự sụt giảm đường huyết và sự kiểm soát của gen.
Sự kiểm soát của gen
Một lý do nữa cho thấy sự liên quan giữa cơn đói và giận dữ là cả hai đều được kiểm soát bởi các gen. Sản phẩm của một gen như vậy là neuropeptide Y, một hóa chất não tự nhiên được tiết ra trong não bộ của bạn khi đói. Nó kích thích hành vi phàm ăn thông qua kích hoạt nhiều cảm thụ quan trong não bộ, kể cả cảm thụ quan có tên gọi Y1.
Bên cạnh hoạt động trong bộ não để kiểm soát cơn đói, neuropeptide Y và cảm thụ quan Y1 điều chỉnh sự giận dữ hoặc gây hấn. Những người sở hữu lượng neuropeptide Y cao trong dịch não tủy của họ cũng có xu hướng thấy sự dễ nổi giận một cách bất ngờ. Như vậy có thể thấy có nhiều cơ chế sinh học khiến bạn dễ nổi cáu khi đói. Những người "hanger" chắc chắn có một cơ chế sinh tồn có lợi cho cả con người và những động vật khác vì nếu các sinh vật bị đói vẫn giữ được thái độ bình tĩnh và để các cá thể khác ăn chúng trước thì sẽ dễ dẫn đến việc loài của chúng chết dần chết mòn.
Mặc dù nhiều yếu tố thể chất góp phần dẫn đến sự giận dữ, bực bội khi đói nhưng yếu tố tâm lý xã hội cũng có tác động không nhỏ. Chẳng hạn như nền văn hóa ảnh hưởng đến việc bạn bộc lộ sự gây hấn trực tiếp hay gián tiếp.
Cách dễ dàng nhất để tránh rơi vào tình trạng quá đói dẫn đến mất kiểm soát về tâm lý và hành vi đó là lót dạ bằng đồ ăn có đường hay tinh bột như chocolate, khoai tây nhằm kéo lại lượng glucose đang xuống dốc nhanh chóng. Ăn ngay khi bạn bắt đầu cảm thấy cơn đói. Đặc biệt đối với những người ăn chay trường hoặc đang trong chế độ ăn giảm cân, cần phải được sự tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng để tránh tình trạng giảm đường huyết trầm trọng trong thời gian dài.
Đường huyết giảm
Theo các chuyên gia, carbonhydrate, protein và các chất béo sẽ được tiêu hóa thành đường glucose, axit amin và axit béo tự do. Những chất dinh dưỡng này đi vào trong máu rồi đến các cơ quan nội tạng, mô và chuyển hóa thành năng lượng.
Các chất dinh dưỡng tuần hoàn trong máu bắt đầu giảm theo thời gian. Nếu nồng độ đường glucose trong máu giảm quá mức, bộ não sẽ cảm nhận điều đó như một tình huống nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng.
Bên cạnh đó, không giống hầu hết các cơ quan trong cơ thể có thể sử dụng các dưỡng chất khác nhau để duy trì chức năng hoạt động, bộ não lại hoàn toàn phụ thuộc vào glucose để có thể hoạt động.
Lúc này, bạn có thể thấy khó tập trung, dễ phạm phải các sai lầm ngớ ngẩn, đột nhiên bị nói nhịu, lẫn lộn hoặc cáu bẳn, xấu tính.
Ngoài ra, cảm giác đói là cách cơ thể cố gắng chống lại lượng đường huyết thấp. Não gửi tín hiệu đến các cơ quan nhất định để cố gắng nâng khả năng chịu đói, kích thích tuyến thượng thận tiết ra adrenalin, ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta.
Lượng đường huyết thấp và sự tức giận có sự liên hệ chặt chẽ với nhau. Một nghiên cứu trên trang Mental Floss năm 1984 đã chứng minh rằng, bạo lực có thể xảy ra ở những người có vấn đề về đường huyết.
Hãy biết cách để kiểm soát cơn thịnh nộ mỗi khi cơn đói "ùa về" nhé!
Theo Trí Thức Trẻ
Đây là 4 thời điểm tuyệt đối không được nhổ răng khôn kẻo gây biến chứng nguy hại tới sức khỏe Nhổ răng khôn là một việc mà rất nhiều người sẽ phải đối mặt sau 20 tuổi, tuy nhiên, có những thời điểm cần tránh đi nhổ răng vì có thể dẫn đến những biến chứng gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Nhổ răng khôn vốn là một loại tiểu phẫu thường gặp khi răng khôn bị mọc lệch, gây nhiễm trùng,...