Những người nào nên hạn chế ăn ngũ cốc nguyên hạt?
Tuy ngũ cốc nguyên hạt tốt nhưng lại không thích hợp với hầu hết mọi người, một số người có thể chất đặc biệt không nên thường xuyên ăn ngũ cốc nguyên hạt.
Ảnh minh họa.
Ngũ cốc nguyên hạt chủ yếu bao gồm ngô, kê, gạo tím, cao lương, yến mạch, kiều mạch, lúa mỳ và các loại đậu khô như đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ… Phải thừa nhận rằng ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho sức khỏe bởi vì cellulose trong ngũ cốc có thể ức chế sự hấp thụ cholesterol, giảm mỡ máu, kích thích nhu động ruột, ngừa táo bón; Vitamin nhóm B đặc biệt là vitamin B1 trong đó lại có thể phòng ngừa bệnh tê phù.
Đồng thời, rất nhiều ngũ cốc nguyên hạt có giá trị dược liệu như kiều mạch có chứa “chất diệp lục” và “rutin” mà các loại ngũ cốc khác không có, có thể giúp điều trị huyết áp cao.
Tuy nhiên, nếu nạp quá nhiều ngũ cốc nguyên hạt cũng sẽ bất lợi cho sức khỏe. Trước tiên giá trị dinh dưỡng của bản thân ngũ cốc không cao, hơn nữa nó lại không dễ tiêu hóa, tỷ lệ hấp thụ thấp; Thứ hai, ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng như canxi, sắt của cơ thể.
Tuy ngũ cốc nguyên hạt tốt nhưng lại không thích hợp với hầu hết mọi người, một số người có thể chất đặc biệt như dưới đây không nên thường xuyên ăn ngũ cốc nguyên hạt.
Dưới đây là 7 nhóm người không thích hợp với ngũ cốc nguyên hạt:
Video đang HOT
1. Những người có chức năng dạ dày kém
Những người có dạ dày yếu nếu ăn quá nhiều chất xơ sẽ tạo gánh nặng rất lớn cho dạ dày.
2. Những người thiếu các nguyên tố canxi, sắt…
Bởi vì trong ngũ cốc nguyên hạt có chứa axit phytic và chất xơ, sẽ kết hợp với nhau tạo kết tủa, cản trở cơ thể hấp thụ khoáng chất như canxi, sắt…
3. Những người mắc bệnh tiêu hóa
Nếu mắc bệnh giãn tĩnh mạch thực quản, xơ gan hoặc viêm loét dạ dày, ăn quá nhiều ngũ cốc nguyên hạt dễ dẫn tới vỡ, xuất huyết và viêm loét tĩnh mạch.
4. Những người có hệ miễn dịch kém
Nếu mỗi ngày nạp quá 50gr cellulose trong thời gian dài, có thể khiến việc bổ sung protein bị cản trở, hiệu quả sử dụng chất béo giảm, gây tổn hại chức năng nội tạng như xương, tim và máu, giảm hệ miễn dịch cho cơ thể.
5. Những người lao động nặng
Giá trị dinh dưỡng của ngũ cốc nguyên hạt thấp, ít năng lượng nên không cung cấp đủ dinh dưỡng cho những người lao động nặng.
6. Thanh thiếu niên đang độ tuổi phát triển
Do nhu cầu đặc biệt về chất dinh dưỡng và năng lượng của tuổi dậy thì cũng như nhu cầu sinh lý của nồng độ hormone, nên ngũ cốc nguyên hạt không chỉ cản trợ sự hấp thụ cholesterol và chuyển hóa nó thành hormone, mà còn cản trở sự hấp thụ và sử dụng các chất dinh dưỡng.
7. Người già và trẻ nhỏ
Bởi vì chức năng tiêu hóa của người già suy yếu, còn chức năng tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, nên việc tiêu hóa một lượng lớn cellulose tạo gánh nặng rất lớn cho dạ dày. Hơn nữa tỷ lệ hấp thu và sử dụng chất dinh dưỡng khá thấp, không có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Theo Giáo Dục Việt Nam
Giảo Cổ Lam - nên sử dụng dạng trà hay dạng viên nén?
Giảo cổ lam (GCL) là một cây thuốc quý được ghi trong sách cổ. Đây là cây thuốc đặc biệt vì có tác dụng hạ đường huyết trên thực nghiệm mạnh đồng thời làm hạ mỡ máu và ổn định huyết áp.
Cây Giảo Cổ Lam
Giảo cổ lam đã được dùng phổ biến ở Nhật Bản, Mỹ, Đức, Nga...giúp phòng ngừa bệnh tật, giải độc cơ thể mạnh và hỗ trợ tích cực trong điều trị bệnh tiểu đường, mỡ máu và huyết áp cao. Đây là một dược liệu hiếm hoi được nghiên cứu kỹ lượng và chứng minh tác dụng rõ rệt trên thực nghiệm cũng như lâm sàng.
Các nghiên cứu tại Viện hàn lâm khoa học Thụy Điển lần đầu tiên đã tìm thấy một hoạt chất mới trong Giảo cổ lam có tác dụng kích thích tuỵ tiết insulin và làm tăng khả năng dung nạp insulin từ tế bào. Các nghiên cứu ở Nhật, Thụy Điển, Đức cũng đã chứng minh Giảo cổ lam có tác dụng hạ đường huyết, hạ mỡ trong máu.
Chất saponin trong cây GCL có tác dụng tẩy giửa chất béo giống như xà phòng, giúp đánh tan các chất mỡ bám trong thành mạch máu và làm trơn láng thành mạch, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể do vậy giúp ổn định huyết áp. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Hàn Quốc đã tìm thấy 7 hoạt chất trong cây GCL có tác dụng kìm hãm mạnh sự phát triển của tế bào ung thư vú, phổi, đại tràng (công trình đã được đăng tải trên tạp chí khoa học hàng đầu thế giới).
Tại Việt Nam cây GCL thường được phát hiện trên những vùng núi có độ cao trên 1.000m và có chất lượng hàng đầu thế giới. Giảo cổ lam được GS.TS. Phạm Thanh Kỳ nghiên cứu trong khuôn khổ đề tài quốc gia và được chuyển giao cho Công ty Tuệ Linh sản xuất dạng trà túi lọc 2g và viên nén chứa 500mg cao chiết xuất chuẩn hoá. Với người bình thường dùng trà túi lọc Giảo cổ lam hãm uống ngày 2-3 gói sẽ giúp tinh thần tỉnh táo (do máu lưu thông tốt và tăng cường máu lên não), giúp tăng lực và hết mệt mỏi (Giảo cổ lam có chất saponin giống nhân sâm nên còn được gọi là Ngũ diệp sâm) và phòng chống bệnh tiểu đường, mỡ máu.
Tuy nhiên với những người đang điều trị bệnh mỡ máu, tiểu đường, cao huyết áp và có vấn đề về tim mạch thì nên sử dụng viên Giảo cổ lam chiết xuất 500mg cao chuẩn hoá với liều 6 viên một ngày để hỗ trợ điều trị tốt hơn.
Lý do là một số hoạt chất rất quý trong cây Giảo cổ lam không thể chiết bằng nước nóng như hãm trà, mà phải chiết bằng hệ dung môi ethanol: nước ở áp suất và nhiệt độ thấp. Đặc biệt là chất Adenosin rất tốt cho tim mạch. Hơn nữa với những bệnh như trên thì cần phải dùng liều cao mới có kết quả rõ rệt (500mg chiết xuất chuẩn hoá tương đương 3 gói trà 2g).
Sử dụng 6 viên Giảo cổ lam hàng ngày kết hợp uống trà Giảo cổ lam không những tăng cường sức khỏe, giúp người nhẹ nhõm sảng khoái, giảm béo, dễ ngủ và ngủ sâu giấc, làm tăng tuổi thọ mà còn giúp ổn định đường huyết, mỡ máu, huyết áp.
Theo tiền phong
Ăn uống giúp lợi sữa Để giúp các bà mẹ cho con bú có nhiều sữa, đông y có những bài thuốc giúp tiết sữa, xuất sữa rất hiệu quả dưới hình thức món ăn, bài thuốc, theo hướng dẫn của lương y Quốc Trung. Mít non, đậu đỏ, mộc thông - Ảnh: K.Vy Dùng 30 gr đậu Hà Lan, một ít miến sợi. Cách làm: đậu, miến...