Những người mẹ không thể tìm trường cho con

Theo dõi VGT trên

“Cái quạt đang quay, nếu trẻ bình thường sẽ tránh ra. Còn cháu lại thò tay vào để cánh quạt chém ngón tay be bét máu mới thôi”, chị Nguyễn Mai Anh (Hà Nội) có con bị tự kỷ, nói.

“Hoặc cháu nhấc cả cái bàn ăn bằng gỗ lên, đưa ngón chân vào, buông tay để cái bàn đè xuống rồi nhìn máu chảy ra”, chị Anh cho biết vừa trải qua giai đoạn stress vì cậu con trai bị tự kỷ đến giai đoạn dậy thì.

Thích làm đau

“Nếu trước kia cháu ngoan ngoãn, vui tính, thông minh, thường xuyên biết giúp mẹ việc nhà thì nay cháu nổi loạn, ương bướng vô cùng. Tôi nói bất kỳ câu nào cháu cũng sẵn sàng cãi lại ngay lập tức. Thậm chí, cháu còn thách thức con không làm đấy, mẹ làm gì được con nào”- chị Mai Anh ngân ngấn nước mắt kể lại.

Chị Mai Anh cho biết vẫn nhớ như in từng khoảng khắc, khi mà 15 tuổi, con sụt 5 kg/tháng rồi thường xuyên tự đấm vào cằm của mình, mạnh đến mức sưng tím. Thậm chí, nếu người lớn không để ý thể nào cháu cũng tìm vật sắc, nhọn tự làm tổn thương mình.

“Ngay như cái quạt đang quay, nếu trẻ bình thường sẽ tránh ra. Còn cháu lại thò tay vào để cánh quạt chém nát, ngón tay be bét máu mới thôi. Hay cái bàn ăn nặng như thế nhưng không hiểu sao cháu vẫn nhấc lên được rồi đưa ngón chân vào rồi thả tay ra cho cả cái bàn đè nát bét ngón chân.

Không có trường nào nhận, không có việc gì cho con làm. Thời gian rỗi con không biết làm gì ngoài việc… tự làm đau. Thời gian này tôi đã phải xin nghỉ làm chỉ để ở nhà với con, dùng mọi biện pháp nhằm giảm bớt những hành vi dại dột đó”- chị Mai Anh nói.

Cũng trong tình cảnh tương tự, chị Thu Huyền, làng Việt kiều Châu Âu đang lo đứng ngồi khi cậu con trai đầu tiên mắc chứng tự kỷ của chị sắp kết thúc năm học lớp 9.

Những người mẹ không thể tìm trường cho con - Hình 1

Con trai chị Mai Anh đã 17 tuổi biết chơi nhạc nhưng cháu chỉ loanh quanh ở nhà với mẹ . Ảnh: Infonet.

“Hồi cấp 1 cháu học một trường dân lập ở quận Cầu Giấy. Những năm lớp 1,2, 3 cháu cũng đã bị cô giáo chủ nhiệm phàn nàn rồi. Đến năm lớp 4 cô hiệu trưởng đã gọi thẳng tôi vào phòng và đề nghị… chuyển trường cho con vì nếu cháu ở lại sẽ ảnh hưởng đến thành tích của trường. Tôi phải vật nài mãi cô mới đồng ý cho học hết cấp 1″ – chị Huyền kể lại.

Sang cấp 2 chị xin được cho con vào trương Lô- mô- nô – xốp. Thời kỳ này chị Huyền đã cùng cô giáo và 3 gia sư mới kèm được con vượt qua được giai đoạn phổ thông. Tuy nhiên, sắp hết năm học lớp 9 chị rất lo không biết tới đây con chị sẽ học ở đâu.

Video đang HOT

Không biết cho con học ở đâu?

“Trường nào cũng yêu cầu có điểm thi tốt nghiệp THCS. Với lực học của con, tôi không tin cháu có thể đủ điểm vào học ở bất cứ một trường công nào trên toàn thành phố. Tuy nhiên, ngay như với khối dân lập tôi cũng không còn hy vọng khi học cũng yêu cầu có điểm thi. Không biết tới đây, con tôi sẽ học ở đâu?” – chị Huyền lo lắng nói.

Giống như chị Huyền, chị Mai Anh cho biết sau 2 năm ở nhà không rời con nửa bước, cháu đã qua giai đoạn nổi loạn, biết nghe lời, không còn thích tự làm mình đau. Tuy nhiên điều chị Mai Anh trăn trở là giờ cháu vẫn ở nhà, không có trường học nào nhận cháu. Chị lo con chị không được học dù chỉ là một trường nghề thì không biết về sau cháu sẽ sống ra sao?

Là người có nhiều năm đồng hành với rất nhiều dự án về người tự kỷ, TS Vũ Song Hà, Phó giám đốc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe Cộng đồng cho biết: “Trường hợp như con chị Mai Anh không còn là hiếm gặp nữa. Ở Việt Nam, trẻ tự kỷ, đặc biệt là trẻ lớn, gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, vì dịch vụ của chúng ta dành cho trẻ lớn còn vô cùng ít ỏi.

Chúng ta có rất ít các trung tâm dành cho trẻ tự kỷ lớn. Chúng ta lúng túng chưa biết sẽ dạy nghề như thế nào cho các em, hỗ trợ các em ra sao để các em có thể sống độc lập. Bên cạnh đó còn rất nhiều người trong xã hội do chưa hiểu rõ về tự kỷ nên có những định kiến, e ngại, kỳ thị đối với người tự kỷ. Điều đó cũng hạn chế sự tham gia của các em trong xã hội.

Nhiều gia đình không còn lựa chọn nào khác là để các em ở nhà. Tương lai của các em thực sự là niềm trăn trở của các cha mẹ” – TS Song Hà nhấn mạnh.

TS Hà cũng cho biết, trong những năm gần đây, rối loạn phổ tự kỷ hay được gọi ngắn gọn là tự kỷ đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ phía cộng đồng. Sự thay đổi này nhờ những nỗ lực bền bỉ của các gia đình có người tự kỷ, các nhà chuyên môn và các tổ chức xã hội.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều rào cản đối với việc hòa nhập cộng đồng và đảm bảo quyền lợi và bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, cơ hội việc làm dành cho người tự kỷ và gia đình các em.

Một trong số những rào cản đó đến từ việc cộng đồng chưa có những nhìn nhận đúng đắn và thấu hiểu, thậm chí có sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người tự kỷ nói riêng và các dạng khuyết tật phát triển nói chung.

Đối với nhiều gia đình, việc có một thành viên- một đứa con tự kỷ- vẫn bị coi là “gánh nặng” và là một điều đáng xấu hổ. Không những vậy, với những đặc trưng của tự kỷ là khó khăn trong giao tiếp và tương tác trong xã hội, cộng đồng người tự kỷ gặp khó khăn để nói lên tiếng nói của mình.

TS Hà cho rằng, việc chúng ta tôn trọng sự khác biệt sẽ giúp người tự kỷ hoà nhập tốt hơn trong cuộc sống. Đồng thời, chúng ta cũng suy nghĩ thêm về những điều cần làm để có thể đảm bảo tốt hơn quyền được chăm sóc, giáo dục và hoà nhập của người tự kỷ.

Theo số liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ ước tính tại Mỹ, cứ 68 trẻ trong độ tuổi đi học thì có một em là trẻ tự kỷ.

Trong khi đó, theo Tổ chức Y tế Thế giới, trên thế giới cứ 160 người thì có một người tự kỷ.

Hiện tại Việt Nam chưa có số liệu chính thức về số người có hội chứng rối loạn tự kỷ tuy nhiên Hội Y tế công cộng VN ước tính VN hiện đang có 160 nghìn người có hội chứng tự kỷ. Nhưng nếu tính theo cách tính của Tổ chức Y tế Thế giới, con số này vào khoảng 500 nghìn người mắc chứng tự kỷ tại nước ta.

THeo N.Huyền/ Infonet

Giáo dục dưới mắt mọi người: Cô đơn trong lớp học

Có câu chuyện của học trò mà người thầy như tôi bị ám ảnh mãi. Đó là trong lớp, một học sinh nữ tên H. bỗng nhiên bị bạn bè tẩy chay chỉ vì cha em phải đi tù.

Cái đáng nói là tâm hồn ngây thơ, trong sáng của các em trong lớp bắt đầu thêu dệt lên những câu chuyện xung quanh vấn đề này.

Có em nói: "Hình như ba bạn ấy đi cướp giật của người ta nên bị bắt". Em khác lại cho rằng: "Có khi nào ba của bạn H. hiếp dâm không nhỉ?".

Một bạn khác nói chen vào: "Ba của H. là người xấu, mẹ tớ bảo là giỏ nhà ai - quai nhà nấy, không nên chơi với những hạng người xấu như thế dễ bị lây nhiễm lắm"...

Giáo dục dưới mắt mọi người: Cô đơn trong lớp học - Hình 1

Tôi không dám tin những lời nói này lại phát ra từ miệng của những cô cậu còn quàng khăn đỏ. Hôm ấy tôi gặp riêng H. để nói chuyện. H. như cởi bỏ nỗi lòng. Thì ra vì thua lỗ trong làm ăn, bị vỡ nợ nên cha của H. phải ngồi tù.

Bấy lâu nay tôi cứ nghĩ thầy cô lên bục giảng là để truyền thụ kiến thức. Nhưng từ câu chuyện của H., tôi nhận ra chừng ấy là chưa đủ. Nhất là khi H. vừa khóc vừa nói: "Em không còn dám nhìn mặt ai nữa. Em sợ những lời bóng gió của các bạn lắm, cô ơi".

Những câu đe nẹt tưởng là "vô thưởng vô phạt" mà phụ huynh gieo vào tâm hồn ngây thơ của con lại vô tình khiến con làm tổn thương người khác. Lỗi không phải nằm ở các con mà ở sự ích kỷ, nhỏ nhen của người lớn.

Nói đúng hơn là tâm hồn lương thiện của các con bị thui chột dần bởi sự vô tâm của mẹ cha. Thường thì tâm lý phụ huynh cứ thấy cha mẹ của học sinh gặp chuyện như ly hôn, ngoại tình, vào tù... là lập tức đe nẹt con không được gần bạn, không được chơi với bạn vì sợ con "gần mực thì đen".

H. bị bệnh phải nghỉ ở nhà, nhưng trong lớp không ai cho mượn vở để chép lại. Mỗi khi H. lại gần là các bạn bĩu môi: "Cha mẹ nào con nấy phải không chúng mày ơi?".

H. khựng lại, lùi mấy bước rồi quay vào bàn mình, chỉ ngồi thu lu một chỗ.

Ám ảnh dòng nước mắt của cô học trò nhỏ, tôi tự trách mình thời gian gần đây đã lơ là, không quan tâm nhiều đến đời sống tinh thần của các em. Cha mẹ của H. ly hôn từ khi nào, tôi cũng không hay biết.

Hôm ấy, tôi nói với lớp về tình yêu thương, sự đoàn kết của một tập thể. Tôi nhấn mạnh sự xa lánh, sự coi thường, những lời đàm tiếu, đả kích của học sinh dành cho nhau có khi giết chết tâm hồn một con người.

Rồi tôi hỏi cả lớp: "Nếu đặt các em vào vị trí của bạn H., liệu các em có vượt qua được không nếu bị bạn bè tẩy chay? H. không có lỗi trong chuyện cha bạn ấy phải đi tù. H. càng không đáng bị bạn bè ghẻ lạnh, xa lánh như thế.

Lẽ ra khi gia đình H. lâm vào hoàn cảnh khó khăn, cùng cực như vậy, các em phải biết sẻ chia, quan tâm và gần gũi với bạn, đằng này các em lại quay ra hững hờ, lạnh nhạt với bạn. Tại sao vậy?".

Lớp bỗng im bặt. H. khóc nấc lên. Tiếng sụt sùi trong lớp vang lên. Một vài em đưa tay lên lau nước mắt... Thật may là sau hôm ấy, các bạn chủ động quan tâm tới H.. Cô bé cũng bắt đầu hòa nhập trở lại với lớp.

Chuyện đã qua nhưng tôi còn ám ảnh mãi lời nói của cô học trò nhỏ, và cũng tự dặn mình, các em đến lớp không chỉ mong mỏi tiếp nhận những bài học trong sách vở, mà còn cần lắm sự gần gũi, quan tâm, nuôi dưỡng tâm hồn từ những người cầm phấn.

Tôi đâu hiểu rằng tấm lòng yêu thương của thầy cô không chỉ nằm trên những trang giáo án, càng không phải chỉ là sự tận tâm mỗi giờ giảng dạy.

Cái tâm của người thầy còn nằm ở việc quan tâm đến tâm hồn học sinh. Các em cần gì mỗi ngày đến lớp? Ngẫm nghĩ lại slogan "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui", tôi thấy giận bản thân mình.

Thú thật, bấy lâu nay, dù tôi không chạy theo thành tích nhưng tôi chỉ biết miệt mài bổ túc kiến thức cho những em yếu hay trung bình. Tôi cũng thường quan tâm đến những em có hoàn cảnh khó khăn về vật chất.

Nhưng nay tôi nhận ra yêu thương như thế là chưa đủ, bởi những khó khăn về tinh thần, thiếu hụt tình cảm của học sinh cũng đáng lo ngại không kém chuyện học kém hay gia đình khó khăn.

Theo Tô Yến Phương/Tuổi Trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Diệu Nhi bị bắt gặp đã sinh con thứ 2?
15:24:31 21/11/2024
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn
17:34:26 21/11/2024
Công chúa Vpop U40 lên sóng sinh nhật TVB, dàn sao Hoa ngữ còn hát bằng tiếng Việt đầy bất ngờ
14:14:00 21/11/2024
Vợ bầu của thủ môn Lâm Tây được khen khéo léo: Cực chiều bố mẹ chồng, tự tay xếp đồ cho Văn Lâm lên tuyển
15:20:19 21/11/2024
Thái Trinh xúc động nghẹn ngào bên ông xã kém 6 tuổi trong lễ cưới
17:51:52 21/11/2024
Thêm 1 điều đặc biệt về thiếu gia Minh Đạt
19:08:04 21/11/2024
S.T Sơn Thạch bị khui lại vụ từ thiện nhưng không sao kê, netizen điểm tên thêm Lan Ngọc - Chi Dân
16:36:32 21/11/2024
Bạn gái Hồng Thanh xin lỗi, tuyên bố rút khỏi mạng xã hội
17:07:29 21/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bạn trai Ý Nhi thái độ khi bạn gái hẹn hò ở Úc, nàng hậu liền khăn gói về VN

Sao việt

20:07:21 21/11/2024
Hoa hậu Ý Nhi vừa dậy sóng mạng xã hội với thông báo mới nhất trên trang cá nhân. Nàng hậu chia sẻ dòng trạng thái: Xin chào Mr World 2024. Cùng Ý Nhi chờ đón đêm chung kết. Hẹn gặp lại mọi người .

Lời nói dối đau lòng trên giường bệnh khiến bất cứ ai cũng rơi nước mắt: Hãy yêu thương gia đình khi còn có thể

Netizen

19:46:46 21/11/2024
Những ngày vừa qua, trên mạng xã hội không ngừng chia sẻ câu chuyện của bạn H.M.Q về những điều mà bạn đã vô tình chứng kiến trong bệnh viện cùng hình ảnh khiến bất cứ ai cũng nhói lòng.

Ứng cứu 5 thuyền viên tàu cá bị chìm trên biển

Tin nổi bật

19:46:26 21/11/2024
Ngay sau đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị đưa tàu CN09 của đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ tại đảo Cồn Cỏ tiếp cận, đưa 5 thuyền viên bị nạn lên đảo an toàn.

Ngủ khách sạn một đêm hết hơn 200 triệu đồng vì nhầm đồng won thành nhân dân tệ

Lạ vui

19:43:10 21/11/2024
Giá thuê phòng chỉ tương đương 940 nghìn đồng nhưng cô Xiao đã trả gần 214 triệu đồng do thanh toán bằng nhân dân tệ thay vì đồng won Hàn Quốc.

Gặp lại vợ cũ sau nhiều năm ly hôn, tôi bước đến châm chọc vài câu, không ngờ lại vác mặt sưng húp trở về

Góc tâm tình

19:41:48 21/11/2024
Rồi có một hôm, cô ấy đùng đùng đi khám bệnh và mang về cái bệnh án trầm cảm. Bố mẹ Lan biết chuyện nên đến tận nơi để chất vấn.

Doãn Quốc Đam, Duy Hưng và dàn diễn viên "Độc đạo" ngậm ngùi chia tay khán giả

Hậu trường phim

19:40:11 21/11/2024
Sau khi Độc đạo kết thúc, trên trang cá nhân, các diễn viên tham gia phim có nhiều bài chia sẻ thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

COP29: Bế tắc trong dự thảo tuyên bố chung khi thời điểm bế mạc gần kề

Thế giới

19:39:47 21/11/2024
Tuy những cam kết quan trọng về việc chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch đã được đưa ra tại COP28, nhưng dự thảo tuyên bố chung của COP29 không đưa ra các bước đi cụ thể để giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng này.

Noo Phước Thịnh không để "bạo lực ngôn từ" làm tổn thương

Tv show

19:33:10 21/11/2024
Master of Master tập mở màn đầy cảm hứng với khách mời Noo Phước Thịnh không chỉ mang đến câu chuyện thành công, mà còn là bài học sâu sắc lòng kiên định và cách đối mặt với áp lực.

Tăng Duy Tân hứa tiết lộ nhiều "bí mật" của Tùng Dương ở concert Người đàn ông hát

Nhạc việt

19:31:14 21/11/2024
Từ TP.HCM, Tăng Duy Tân đã bay gấp ra Hà Nội để có buổi tập luyện với Tùng Dương. Cả hai đều chủ động chia câu, phân bè cho hợp lý với ca khúc song ca.

Viễn cảnh Pogba tái hợp Greenwood

Sao thể thao

18:57:24 21/11/2024
Paul Pogba được cho là đang ở giai đoạn đàm phán cuối cùng với CLB Marseille để chuẩn bị cho khả năng trở lại thi đấu.

Bắt quả tang 7 nam nữ sử dụng ma túy, bay lắc trong quán karaoke

Pháp luật

18:29:34 21/11/2024
Công an huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) vừa bắt quả tang 7 đối tượng nam nữ đang tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, bay lắc tại một quán karaoke trên địa bàn.