Những “người mẹ” đặc biệt theo chân trò tới trường thi
“Nhớ cầm atlat chưa con?”, “Thẻ dự thi đâu?”, “Ôi, sao lại đi dép lê vậy con?”, “Chỉnh trang lại trang phục, quần áo chút nào!” – cô Hoàng Minh Hiền luôn miệng nhắc nhở học sinh trước cổng trường thi, ánh mắt nhìn trò âu yếm.
Cô Hoàng Minh Hiền và cô Kim Anh vội vã đi mua atlat cho trò trước giờ thi sáng nay (10/9).
Từ hôm qua, khi học trò bắt đầu bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, cô Hiền cũng như nhiều giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố (Hà Nội) thu xếp việc nhà, dậy từ rất sớm để có mặt tại trường thi khoảng 6 giờ sáng.
“Lớp tôi chủ nhiệm có 29 con thi tại điểm thi Trường THPT Trần Phú, 13 con thi tại điểm thi Trường THPT Việt Đức. Tôi cứ đi đi, về về giữa 2 điểm thi ấy”, cô Hiền vừa kể vừa điểm danh học sinh, vừa dõi mắt nhìn theo học trò của mình đi vào trong trường thi.
Học trò của cô Hiền nhiều em bố mẹ ở xa, có em bố mẹ bận đi làm nên không có thời gian chăm lo, quan tâm nhiều, kể cả trong những ngày thi quan trọng này. Tuổi trẻ hiếu động, mau nhớ, cũng mau quên, nên trước khi đến trường thi, các em hay quên vật dụng, thậm chí vì mệt mà ngủ quên giờ. Vì vậy, nhiều năm nay, để các con có kỳ thi hiệu quả, cô Hiền và các thầy cô Trung tâm Nguyễn Văn Tố đã cùng các con đến trường thi để nhắc nhở, hỗ trợ, động viên học trò.
“Các bạn hay nhầm về thời gian lắm, dù thầy cô đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Ví dụ, 7h30 phát đề thì các con nghĩ rằng 7h30 mới phải đến, thế là bị muộn. Vậy nên cứ gần 7 giờ thấy con nào vắng mặt là em phải gọi điện cho phụ huynh hoặc gọi trực tiếp các con để nhắc nhở để đến kịp giờ thi. May là năm nay không con nào quên giấy tờ, nhưng ngủ quên thì cũng có vài em rồi”, cô Hiền chia sẻ.
Video đang HOT
Những năm trước, không chỉ giáo viên mà cả Ban giám đốc Trung tâm Nguyễn Văn Tố cũng cùng đồng hành với học trò ở mỗi điểm thi. Nhưng vì năm nay, lãnh đạo Trung tâm tham gia công tác tổ chức thi nên không thể có mặt. Hình ảnh những học trò cao lớn đứng quanh cô giáo, vui cười, tíu tít trước giờ vào trường thi, khiến ai nhìn cũng có cảm giác thật ấm áp.
Gần 7 giờ sáng, khi học trò đã vào trường thi, cô Hoàng Minh Hiền cùng đồng nghiệp là cô Kim Anh vẫn đứng dõi theo trò ở cổng phụ điểm thi Trường THPT Trần Phú. “Năm nay các con được mang điện thoại vào trường, rồi sau đó nộp lại trước khi vài phòng thi, nên em cố đứng chờ, biết đâu các con cần gì sẽ gọi”, cô Hiền nói.
Ngay lúc đó, một học sinh chạy ào đến, hớt hải: “Con quên atlat rồi cô ơi?”. “Có 1 quyển atlat dự phòng, em đã cho 1 trò khác mượn rồi” – cô Hiền lo lắng.
“Không sao, chị em mình lên xe chạy ù ra bách hóa mua, nhanh vẫn kịp”, cô Kim Anh miệng nói, thoắt ngồi lên xe máy. Trước khi chiếc xe lao đi, cô còn với lại học trò: “Đứng đợi cô, một chút thôi!”.
Nhìn ánh mắt cậu học trò nhìn theo 2 cô, rồi bóng 2 cô giáo nhỏ bé nhanh chóng khuất sau khúc ngoặt, thấy câu nói “cô giáo như mẹ hiền” chưa bao giờ chân thực và gần gũi đến như vậy!
Làm mới tiết ôn tập bằng cách nào?
Bài ôn tập định kỳ thường là tiết học ít gây hứng thú với người học bởi nhiều kiến thức cũ thiếu hấp dẫn.
Giờ học đã phát huy tính tích cực của học sinh.
Đổi mới phương pháp giảng dạy cũng đồng nghĩa với việc đổi mới hoạt động ôn tập để học sinh (HS) tham gia vào giờ học có ý nghĩa tổng kết một chặng đường tri thức đã qua một cách sinh động, hiệu quả.
Với chủ đề Tôi yêu tiếng Việt, tiết ôn tập của nhóm giáo viên bộ môn (GVBM) Trường THPT Tân Phong, Q.7, TPHCM do cô Lê Hoàng Tú Uyên và Trần Thị Kim Ngân phụ trách tại lớp 10A4 và 10A6 đã hoàn thành được mục tiêu hệ thống hóa kiến thức về các bài tiếng Việt trong chương trình.
HS làm chủ giờ học
Mở đầu tiết học, phần giới thiệu ý nghĩa, giá trị của ngôn ngữ trong đời sống chính là màn khởi động của 2 GVBM nhằm dẫn dắt hoạt động theo chủ đề cho trước. Ôn tập kiến thức chính là phần làm việc trọng tâm của thầy và trò nhằm hệ thống hóa kiến thức các bài tiếng Việt qua 2 chủ điểm ngôn ngữ và giao tiếp - tiếng Việt.
Nếu trước đây hoạt động chủ yếu dành cho GV đứng lớp theo kiểu xâu chuỗi tri thức hoặc gọi tên HS lên bảng, kiểm tra miệng thì hoạt động này được phân công cho nhóm 1 và nhóm 2. Đến lúc này, cả 2 cô giáo Tú Uyên và Kim Ngân đều bước xuống bục giảng dành chỗ cho các nhóm HS. Được làm chủ diễn đàn, đại diện các nhóm rành mạch nhắc lại đầy đủ các nội dung chính, bao gồm hoạt động gián tiếp bằng ngôn ngữ, văn bản, đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Cách học trên lớp đã song hành với những bài tự học tại nhà.
Nếu HS Phương Thảo ở lớp 10A6 trình bày trôi chảy để có thêm điểm cộng về lý thuyết mang tính hàn lâm cho nhóm 1 thì Quỳnh Như - HS lớp 10A4 lại phân tích sâu những kiến thức trọng tâm về phong cách ngôn ngữ, những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt có tính ứng dụng cao trong khâu giao tiếp. Sử dụng đúng, chuẩn mực và cao hơn là sử dụng hay, có tính nghệ thuật chính là yêu cầu thường trực bắt buộc mỗi HS cấp THPT phải biết vận dụng để biết "Học ăn học nói, học gói học mở" như cha ông đã từng khuyên. Đây chính là sợi chỉ đỏ mà GVBM định hướng cho hoạt động thực hành trong cách rèn nói, rèn viết của các em.
Phần thực hành sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn và đạt hiệu quả nghệ thuật đã có thêm chất xúc tác mạnh làm cho tiết học sôi động hơn vì mang sắc màu của một sân chơi học tập thú vị. Với tên gọi của gameshow Ai nhanh hơn, các nhóm phải phát hiện ra các lỗi sai về cách dùng từ đặt câu trong các biển hiệu, biển báo giao thông và khẩu hiệu được ban tổ chức sưu tầm trong đời sống thực tế và trên Internet.
Các lỗi này được soi từ nhiều góc độ như dùng từ thiếu chính xác, viết sai từ, đặt câu sai ngữ pháp. Đây chính là gia vị kích hoạt của tiết học, làm cho không khí sôi nổi và hào hứng hơn vì thách đố và thử tài được "đun nóng". Năng lực hoạt động nhóm có thêm cơ hội thử sức mình từ mỗi đội thi. Có thể coi đây là phần thu hoạch đầy đủ của HS không chỉ trong tiết học mà cả một quá trình đường dài về 9 bài học tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn khối 10.
Tình yêu tiếng Việt
Tuy không trực tiếp trình bày và tổng kết tri thức nhưng nhóm 3 xuất hiện với vai trò là người phản biện trên diễn đàn học tập. Chính những câu hỏi mang tính chi tiết hóa và lật ngược vấn đề đã làm cho bài học thêm sáng tỏ, gỡ rối được nhiều vướng mắc về tri thức đã qua trước đây. Phần trả lời của các bạn dù đúng hay sai thì cũng là dịp để người học rèn luyện kỹ năng nói, trình bày trước đám đông thông qua năng lực giải quyết vấn đề và giao tiếp ngôn ngữ.
Kết thúc giờ ôn tập bằng việc GVBM đưa ra một số công trình cải tiến chữ Quốc ngữ như làm cho tiết học bước sang một trang mới. Với phần minh họa sinh động và dễ thấy là 3 công trình Đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt của PGS. TS Bùi Hiền, công trình Chữ Việt nhanh của tác giả Trần Tư Bình và công trình Chữ Việt Nam song song 4.0 của 2 tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình, GVBM đã mở thêm một cánh cửa rộng hơn để nhìn ra tương lai của chữ Quốc ngữ dù còn nhiều tranh cãi. Dù cách này hay cách khác, tất cả đều đáng được trân trọng khi tác giả đã thật sự tâm huyết, thể hiện sự sáng tạo, công phu trong nghiên cứu mà căn nguyên bền vững bắt đầu từ tình yêu tiếng Việt của mỗi người.
Đó cũng là định hướng tuy chưa cụ thể nhưng rất cần thiết cho các em về thái độ tiếp nhận, bài học ứng xử và cách thức tranh luận, thái độ bác bỏ và văn hóa giao tiếp. Đó cũng là cách để thế hệ đi trước bồi dưỡng và nâng cao tình yêu tiếng Việt cho thế hệ tiếp nối. Giáo dục có hiệu quả ý thức giữ gìn, phát huy sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt như lời Bác Hồ đã dạy: "Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp".
Theo dõi màn hình chiếu, người học cũng thấy được sự chăm chú, chọn lọc của người dựng hình ảnh, tạo kênh hình đẹp với nhiều phần minh họa có ý nghĩa. Tuy nhiên các ví dụ vẫn mang tính phổ quát cao, chưa đại diện cho đặc trưng khu vực. Nếu các lỗi sai xuất phát từ vùng miền được đưa ra ví dụ và tìm cách sửa thì chắc chắc các em thuộc khu vực Nam Bộ sẽ phát hiện và sửa được cách phát âm chính xác các phụ âm đầu như v, tr, s, r, d hoặc các phụ âm cuối như c, t, ch, ng, n...
Dạy học trực tuyến: Phải giám sát việc kiểm tra để đảm bảo công bằng Ngày 24.4, Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các trường thực hiện theo đúng những yêu cầu về kiểm tra đánh giá khi tổ chức dạy và học qua internet. Giáo viên Trường THCS Nguyễn Du (Q.1, TP.HCM) dạy trực tuyến - BẢO CHÂU Giám sát quá trình học sinh học tập Theo đó, khi tổ chức dạy và học qua internet, các hoạt...