Những người mẹ đặc biệt giúp trẻ chuyên biệt hòa nhập cùng bạn bè
Hành trình cùng những đứa con ‘đặc biệt’ không do mình sinh ra được đong đầy bởi tình yêu thương và những giọt nước mắt từ đắng cay đến vỡ òa hạnh phúc.
Thấy sự phát triển từng ngày của các con là động lực lớn để những người mẹ này tiếp tục hành trình ý nghĩa.
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Trí Tâm đóng trên địa bàn TP Đồng Hới ( Quảng Bình) là nơi học tập, vui chơi của những em nhỏ không may mắc những khiếm khuyết về trí lực và thân thể. Các cháu không may mắc chứng tự kỷ, chậm nói, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển trí tuệ, Down, khó học, bại não… Để yêu thương và dạy dỗ những đứa trẻ đặc biệt, những người giáo viên nơi đây cũng trở nên đặc biệt.
Những cô giáo -người mẹ đặc biệt đang hằng ngày vì sự phát triển của những đứa trẻ chuyên biệt.
Phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống (Bộ Y tế) đã có dịp tới thăm các cháu và trò chuyện cùng những người đang đêm ngày nỗ lực để giúp các cháu phát triển và hòa nhập cùng bạn bè. Trong hành trình dài cùng những đứa “con” đặc biệt, những người mẹ này đã có những câu chuyện vui buồn để chia sẻ.
Hành trình đầy nước mắt của đắng cay và hạnh phúc
Cô giáo Nguyễn Thị Búp (SN 1989) với hơn 9 năm đồng hành cùng những cháu nhỏ chuyên biệt. Hành trình nào cùng những đứa con không do mình sinh ra cũng đặc biệt và đều muốn được chia sẻ.
Hành trình đồng hành cùng trẻ chuyên biệt với những giọt nước mắt đắng cay đến hạnh phúc.
Cô kể từ những ngày đầu đến với trẻ chuyên biệt khi vừa tốt nghiệp ngành tâm lý giáo dục của Trường Đại học Sư phạm Huế bằng tình yêu. Nhưng mọi khởi đầu dường như chẳng dễ dàng, đặc biệt là hành trình đưa trẻ chuyên biệt phát triển và hòa nhập cùng cộng đồng.
Những trải nghiệm ban đầu dường như đã muốn cản bước cô giáo trẻ vì thực tế khác xa so với những gì sách vở miêu tả. Việc dạy những đưa trẻ bình thường đã khó, để dạy những đứa trẻ chuyên biệt với những biểu hiện, tính cách riêng lại khó hơn gấp bội.
“Trong lớp học, việc muốn trẻ lắng nghe và im lặng là một thử thách. Dù trẻ được hướng dẫn ngồi thành hàng ngay ngắn, mắt hướng lên phía trước, nhưng chỉ khoảng 5 phút là 10 em trong lớp học mỗi em quay một chỗ. Em thì khóc, em thì quay lưng ra sau, em thì cắn bạn. Thậm chí có em đánh cả thầy, cô giáo”, cô Búp cho biết.
Video đang HOT
Việc dạy những đứa trẻ chuyên biệt đặc biệt khó khăn, các cháu sẽ không tập trung học mà thường làm theo ý mình. Cô giáo phải có những biện pháp dỗ dành, khích lệ mới có thể truyền đạt kiến thức.
Đồng hành cùng các con, khiến những người “mẹ” đặc biệt trở nên nhẫn nại và giàu tình yêu thương hơn. Hành trình đó cũng đã có những giọt nước mắt cảm thương, đắng cay đến vỡ òa trong hạnh phúc khi nhìn thấy các con ngày một tiến bộ.
“Tôi vẫn nhớ về một học trò, ngày nhận cháu đã hơn 2 tuổi nhưng con kém xa bạn bè cùng trang lứa. Con chưa biết giao tiếp, vệ sinh cháu cũng không tự chủ mà cứ bài tiết ngay trong lớp và nhiều biểu hiện khác nữa. Có những lúc tôi đã giấu mọi người mà khóc vì thương con, thấy vất vả cho bản thân và thương cho người mẹ ruột nghèo khó của con đã hy sinh nhiều để đồng hành cùng con và cô giáo”, cô Búp chia sẻ.
Sau những giọt nước mắt đó là sự nỗ lực của cô trò, cháu đã dần phát triển và trang bị những kỹ năng mà những đứa trẻ như cháu phải có. Rồi đến những giọt nước mắt vỡ òa khi cháu đã hòa nhập cùng bạn bè.
Những tác phẩm ngây ngô của trẻ chuyên biệt nhưng là thành quả của hành trình dài học tập cùng các bạn.
Không chỉ có những giọt nước mắt giấu kín của người mẹ thứ hai, cô Búp cùng những người giáo viên dạy trẻ đặc biệt khác vẫn luôn chứng kiến những giọt nước mắt của những phụ huynh trẻ chuyên biệt.
Mỗi người con, một giáo án riêng để phát triển
Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Yến, Phó Giám đốc trung tâm cho biết, hiện đơn vị đang đang giảng dạy, chăm sóc cho hơn 80 trẻ. Để chăm sóc và dạy dỗ các cháu, trung tâm sử dụng chương trình giáo dục phổ thông kết hợp chương trình giáo dục chuyên biệt, được phê duyệt bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cùng với đó là các hoạt động trị liệu, bấm huyệt, xoa bóp và tập yoga cho trẻ.
Mỗi trò sẽ được xây dựng riêng một giáo án và được điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với quá trình phát triển của các cháu.
Là những đứa trẻ đặc biệt, mỗi em một tình trạng, mỗi tính cách nên muốn các cháu phát triển tốt, các giáo viên cần quan sát, nhìn nhận và xây dựng giáo án riêng cho từng cháu. Một số em cần phải tăng cường hoạt động nhóm để rèn các kỹ năng như vận động, chỉnh âm, nhận biết môi trường xung quanh… Một số em phải tăng cường giáo dục cá nhân, chỉ một cô một trò để giúp các em nhanh chóng phục hồi hạn chế của mình.
“Với trẻ chuyên biệt, không thể dạy trẻ theo một giáo án cố định mà giáo viên phải linh loạt thay đổi một số bài dạy để phù hợp với tâm lý, cảm xúc của trẻ. Muốn có giáo án riêng cần cùng với trẻ chơi, học và nhìn nhận để lựa chọn những nội dung dạy trẻ”, cô Yến chi sẻ.
Cùng với việc học tập kiến thức, các con được tham gia các hoạt động trị liệu, bấm huyệt, xoa bóp và tập yoga.
Cần có sự đồng hành…
Sự tiến bộ từng ngày là niềm hạnh phúc to lớn nhất của những người cô, người mẹ đặc biệt. Trong hành trình dài đó cần có sự đồng hành từ phụ huynh, học sinh, nhà trường, gia đình và xã hội.
Cô giáo Nguyễn Thị Trang Nhung (SN 1991), với 7 năm đồng hành cùng trẻ chuyên biệt nhận thấy khó khăn lớn trong việc chăm sóc và dạy trẻ là rào cản vô hình đến từ nhận thức của phụ huynh.
Sự tiến bộ từng ngày là niềm hạnh phúc to lớn nhất của những người mẹ đặc biệt.
Ngoài việc dạy trẻ, việc làm sao để bố mẹ các em chấp nhận việc con mình phải mang căn bệnh này suốt đời cũng là một khó khăn. Do vậy, công tác tư tưởng cho các phụ huynh và sự đồng tình, hỗ trợ từ phụ huynh chiếm vai trò quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả điều trị.
“Những giáo viên dạy trẻ chuyên biệt không sợ hành trình dài, không sợ trẻ khó, chỉ sợ phụ huynh không đồng hành. Nếu phụ huynh hiểu và cùng tham gia hỗ trợ những lúc các cháu không ở lớp cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển và hòa nhập của các cháu”, cô Nhung chia sẻ.
Hành trình phát triển của trẻ chuyên biệt cần lắm những sự đồng hành.
Sự thấu hiểu và đồng hành từ gia đình của những cô giáo dạy trẻ chuyên biệt cũng là động lực lớn để họ dành thêm tình yêu và thời gian cho các cháu.
“May mắn khi gia đình tôi và các cô giáo tại trung tâm đều hiểu và cảm thông cho công việc đặc biệt của mình. Chồng tôi đã thay tôi làm “nội tướng” khi chăm lo gần hết việc gia đình. Bố mẹ hai bên cũng hỗ trợ, động viên khi biết con mình đang làm một công việc ý nghĩa”, cô Nhung và cô Búp đều vui mừng khi nhận được sự hỗ trợ lớn từ gia đình.
Cùng với đó là sự nhìn nhận của xã hội, cần hiểu hơn về hội chứng của những đứa trẻ đặc biệt để không có những đánh giá không tốt tới các cháu. Đồng thời có những hỗ trợ phù hợp giúp quá trình phát triển và hòa nhập của các cháu được thuận lợi hơn.
Học sinh Quảng Bình được miễn học phí học kỳ 1
Tỉnh Quảng Bình quyết định miễn toàn bộ học phí học kỳ 1 năm học 2022-2023 đối với trẻ mầm non và học sinh phổ thông công lập để chia sẻ với khó khăn của người dân do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Ngày 9-9, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Bình khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 7 (kỳ họp chuyên đề) thông qua 12 nghị quyết quan trọng.
Hàng ngàn học sinh ở Quảng Bình vẫn đang trong tình trạng thiếu phòng học, nhiều trường học phải tận dụng các nhà văn hóa thôn để dạy học sinh
Đáng chú ý, trong đó có nghị quyết quy định mức thu học phí năm học 2022-2023 trên địa bàn tỉnh này.
Theo đó, HĐND tỉnh Quảng Bình quy định không thu học phí học kỳ I, năm học 2022-2023 đối với trẻ em học mầm non và học sinh phổ thông công lập, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn. Tuy nhiên, sang học kỳ 2 thì điều chỉnh tăng ở mức sàn theo quy định của Chính phủ
Về mức thu học phí năm học 2022-2023 đối với cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập quy định như sau:
Khu vực thành thị: nhà trẻ và mẫu giáo 300-370 nghìn đồng/trẻ/tháng (tùy theo bán trú hoặc không bán trú); trung học cơ sở, trung học phổ thông 300 nghìn đồng/học sinh/tháng.
Khu vực nông thôn: nhà trẻ và mẫu giáo 100-150 nghìn đồng/trẻ/tháng; trung học cơ sở 100 nghìn đồng/học sinh/tháng; trung học phổ thông 200 nghìn đồng/học sinh/tháng.
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, bãi ngang ven biển: nhà trẻ và mẫu giáo 50-80 nghìn đồng/trẻ/tháng; trung học cơ sở 50 nghìn đồng/học sinh/tháng; trung học phổ thông 100 nghìn đồng/học sinh/tháng.
Trong trường hợp học trực tuyến thì mức thu học phí bằng 80% mức học phí theo từng cấp học được quy định tại nghị quyết này.
Theo báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Quảng Bình, mức thu thu học phí năm học 2022-2023 mặc dù cao hơn năm học 2021-2022 nhưng đây là mức học phí được xây dựng ở mức sàn - mức thấp nhất theo khung học phí được quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Năm học mới đã đến, Quảng Bình vẫn thiếu hơn 1.800 giáo viên Để kịp thời khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình đã có chỉ đạo 'có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp', không vì tinh giản biên chế mà ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, quyền lợi của học sinh. Do cắt giảm biên chế theo lộ trình của Chính phủ và thực...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Sơn Tùng M-TP đánh bại HIEUTHUHAI, 'nàng thơ' của Đen Vâu
Nhạc việt
22:59:58 24/04/2025
Cách xưng hô đặc biệt và mối quan hệ của con trai NSƯT Chí Trung với bạn gái trẻ đẹp của bố
Sao việt
22:51:21 24/04/2025
Đinh Ngọc Diệp mong 'Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu' hòa vốn
Hậu trường phim
22:33:45 24/04/2025
Mẹ đơn thân từ chối hẹn hò với trai tân, nghẹn ngào nói lý do
Tv show
22:29:23 24/04/2025
'Bom tấn' đối đầu phim Lý Hải, Victor Vũ ở phòng vé Việt
Phim âu mỹ
22:24:36 24/04/2025
Dùng thuốc trong Hội chứng Dressler
Sức khỏe
21:40:42 24/04/2025
Chưa từng có: 1 nam ca sĩ công khai xu hướng tính dục ngay tại concert!
Sao châu á
21:34:46 24/04/2025
Nguyên Giám đốc CDC Lâm Đồng lĩnh án 5 năm tù
Pháp luật
21:20:25 24/04/2025
NÓNG: Kênh Spotify của BLACKPINK bất ngờ tràn ngập video 18+, chuyện gì đây?
Nhạc quốc tế
21:18:12 24/04/2025
Số lượng sắc lệnh 'khủng' của Tổng thống Trump
Thế giới
21:17:51 24/04/2025