Những người mắc COVID-19 có nguy cơ cao hình thành cục máu đông trong phổi
Những người từng mắc COVID-19 có nguy cơ hình thành các cục máu đông trong phổi, cũng như mắc các triệu chứng về đường hô hấp, cao gấp đôi so với những người chưa từng mắc.
Đây là kết quả nghiên cứu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ tiến hành, công bố ngày 24/5.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Houston, Texas, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nghiên cứu trên, cứ 5 người trong độ tuổi từ 18-64 thì có 1 người gặp phải các vấn đề sức khỏe có thể liên quan đến COVID-19, trong khi cứ 4 người ở nhóm tuổi trên 65 thì có 1 người gặp phải. Kết quả này liên quan chặt chẽ với các kết quả từ những nghiên cứu trước.
Nghiên cứu cũng cho thấy những người đã mắc COVID-19 có nguy cơ mắc thuyên tắc phổi cấp, cũng như các triệu chứng hô hấp như ho hay khó thở cao nhất, gấp 2 lần so với những người chưa từng mắc bệnh, ở cả 2 nhóm tuổi 18-64 và trên 65 tuổi. Thuyên tắc phổi cấp chỉ tình trạng có cục máu đông trong động mạch phổi, có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng, bao gồm tổn thương phổi, giảm oxy và tử vong.
Để đưa ra được kết luận trên, nhóm nghiên cứu đã đánh giá hơn 350.000 hồ sơ bệnh án của những người mắc COVID-19 trong khoảng thời gian từ tháng 3/2020 – 11/2021, so sánh với 1,6 triệu trường hợp trong nhóm đối chứng. Nhóm nghiên cứu cũng xem xét hồ sơ dựa trên 26 triệu chứng lâm sàng, vốn gắn liền với hội chứng COVID kéo dài (long COVID). Các nhà khoa học đã theo dõi các bệnh nhân từ tháng đầu tiên đi khám cho đến khi họ có các triệu chứng tiếp theo, hoặc thậm chí đến 1 năm sau đó.
Video đang HOT
Các triệu chứng phổ biến nhất ở cả hai nhóm tuổi là các triệu chứng về hô hấp và đau cơ xương khớp.
Đối với các bệnh nhân dưới 65 tuổi, nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe đều tăng, song nghiên cứu không phát hiện sự khác biệt đối với nguy cơ phát triển các bệnh mạch máu não, sức khỏe tâm thần hoặc các rối loạn liên quan đến sử dụng các chất.
Các tác giả của nghiên cứu cho biết, mức độ nghiêm trọng và thời gian mắc bệnh COVID-19 có thể ảnh hưởng đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân và phúc lợi kinh tế. Việc gặp phải các tình trạng sức khỏe khác nhau sau khi mắc COVID-19 cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc của những người này, thậm chí ảnh hưởng đến kinh tế của bản thân họ và những người phụ thuộc, cũng như tăng sức ép đối với hệ thống y tế.
Nghiên cứu còn những hạn chế, trong đó các yếu tố bao gồm dữ liệu thực tế về giới tính, chủng tộc và vùng địa lý, cũng như hồ sơ tiêm chủng, chưa được xem xét. Do thời gian nghiên cứu, nghiên cứu cũng không bao gồm yếu tố về việc xuất hiện các biến thể virus SARS-CoV-2 mới.
Chuyên gia nhận định về 'COVID-19 trung bình'
Gần đây, một cụm từ mới là "medium COVID-19" (tạm dịch: COVID-19 trung bình) đã xuất hiện để miêu tả những người có triệu chứng COVID-19 dai dẳng hơn bình thường nhưng chưa đến mức được xếp vào diện COVID-19 kéo dài.
Một người mắc COVID-19 kéo dài điều trị tại bệnh viện ở Carmel, Indiana (Mỹ). Ảnh: USA Today
Sau 2 năm sống chung với COVID-19, các chuyên gia nhận thấy dịch bệnh này có thể phát sinh thành nhiều hình thức. Theo đó, bệnh nhân có thể đối mặt với COVID-19 thể nhẹ, COVID-19 không triệu chứng hoặc COVID-19 kéo dài.
"COVID-19 trung bình" được phổ biến sau buổi phát thanh của đài NPR (Mỹ) trong tháng 3. Một phát thanh viên đã kể lại trải nghiệm của cô với căn bệnh này. Theo đó, cô còn trẻ và khỏe mạnh nhưng sau khi mắc biến thể Omicron, cô cảm thấy vô cùng yếu đuối, mệt mỏi sau nhiều tuần âm tính với virus SARS-CoV-2. Sau đó cô đã hồi phục.
Nhưng các chuyên gia cho rằng nữ phát thanh viên này đã rơi vào tình trạng COVID-19 kéo dài thay vì một hình thức khác.
Tờ USA Today (Mỹ) dẫn lời một số chuyên gia y tế nhận định "COVID-19 trung bình" không phải là một tình trạng rõ ràng. Theo các chuyên gia, "COVID-19 trung bình" là một phần thuộc hậu di chứng, bao gồm các triệu chứng và dòng thời gian.
Tiến sĩ Noah Greenspan, chuyên gia vật lý trị liệu từng điều trị cho những người mắc chứng COVID-19 kéo dài từ giai đoạn đầu dịch cho biết: "Có sự khác biệt giữa mọi người về cách COVID-19 biểu lộ. Cần có sự phân loại".
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) định nghĩa COVID-19 kéo dài là những vấn đề mới phát sinh, tái phát hoặc tiếp diễn hơn 4 tuần sau khi phát hiện dương tính với virus SARS-CoV-2.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lại đánh giá COVID-19 kéo dài là tình trạng xảy ra trong 3 tháng sau khi có kết quả dương tính với các triệu chứng kéo dài tối thiểu 2 tháng.
Theo CDC, các triệu chứng của COVID-19 kéo dài đa dạng từ khó ngủ, đau cơ cho đến hụt hơi. Mọi người còn có thể rơi vào tình trạng sốt, chóng mặt hoặc thay đổi khứu giác, vị giác. Khi các chuyên gia y tế bắt đầu thu hẹp các triệu chứng phổ biến thì những triệu chứng mới lại được ghi nhận và nguyên nhân gây ra chúng vẫn chưa rõ ràng.
Người dân xếp hàng xét nghiệm COVID-19 tại New York (Mỹ). Ảnh: AP
Tiến sĩ Fernando Carnavali tại Trung tâm Chăm sóc hâu COVID tại hệ thống bệnh viện Mount Sinai (Mỹ) cho biết: "Nó có thể do virus vẫn tồn tại trong cơ thể hoặc bạn đang tạo ra kháng thể hoặc đó là thứ gì đó chúng ta chưa hiểu được".
Các chuyên gia nhận định rằng vẫn cần có sự phân loại đối với mọi thứ liên quan đến COVID-19 và những lo ngại xung quanh tình trạng chưa rõ nguyên nhân có thể dẫn đến định nghĩa về "COVID-19 trung bình".
Nhiều chuyên gia lo ngại rằng định nghĩa về "COVID-19 trung bình" có thể hạ thấp nguy cơ hậu quả có hại của COVID-19 với bệnh nhân trẻ và khỏe mạnh.
Ông Noah Greenspan cho biết hầu hết những nơi điều trị COVID-19 kéo dài chỉ dành cho bệnh nhân có triệu chứng dai dẳng tối thiểu hơn 1 tháng. Nhưng ông cho rằng điều quan trọng là liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Mỹ lên kế hoạch giúp người dân khắc phục hội chứng COVID kéo dài Mỹ Joe Biden ngày 5/4 đã giao nhiệm vụ cho Bộ Y tế đưa ra kế hoạch hành động quốc gia nhằm giải quyết khủng hoảng y tế liên quan hội chứng COVID kéo dài (long COVID) mà nhiều người gặp phải khiến họ không thể làm việc. Điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại Hartford, Connecticut, Mỹ, ngày 18/1/2022. Ảnh minh...