Những người làm “dâu không họ” ở trường học
“Gánh” trên vai trách nhiệm theo dõi sức khỏe cả ngàn học sinh, giáo viên…, công việc áp lực nhưng nhu nhập thấp, ít cơ hội nên nhiều cán bộ y tế trường học khó chuyên tâm với nghề. Chuyên môn y tế nhưng công tác ở ngành GD nên “vị thế” của họ cũng mập mờ.
Áp lực cao, thu nhập thấp
Hiện nay hầu hết các trường học tại TPHCM dù đông HS đến đâu cũng chỉ có một cán bộ y tế học đường (CBYTHĐ). Thế nên mọi công việc liên quan như theo dõi sức khỏe HS, GV, kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm, tuyên truyền sức khỏe sinh sản, các chương trình, dự án… đều do CBYTHĐ kham hết.
Thế nhưng lương không đủ sống, thiếu những chế độ hỗ trợ cũng như cơ hội nâng cao nghề nghiệp nên nhiều người bỏ nghề, nhiều người bám trụ cũng trầy trật.
Cô Lê Thị Hiếu, CBYT Trường mầm non Tuổi Thơ 7 (Q.3, TPHCM) cho hay, trường có trên 700 trẻ, các em còn nhỏ dễ mắc bệnh nên ngày nào cô cũng quay như chong chóng cho trẻ uống thuốc, theo dõi sức khỏe. Nếu có vấn đề gì, cô phải lập tức sơ cứu đưa trẻ vào viện ngay.
Cô Lê Thị Hiếu (cán bộ y tế Trường mầm non Tuổi Thơ 7, Q,3, TPHCM) cho trẻ uống thuốc.
“Ngày thường còn đỡ cực chứ vào những lúc đổi mùa, trẻ đua nhau cảm cúm hay đợt dịch bệnh, mình phải chạy quanh từ lớp này sang lớp khác. Nhiều lúc không kịp ăn trưa, về đến nhà là bã cả người”, cô Hiếu chia sẻ.
Làm công việc này 10 năm nay, ngoài lương cơ bản trên 2 triệu đồng, mỗi tháng cô Hiếu có thêm 800.000 đồng lương mềm. Tổng thu nhập chưa đến 3 triệu đồng, chi tiêu cho bản thân cô còn phải tính toán chứ không hy vọng phụ giúp được gia đình.
Nói về công việc hàng ngày của mình, chị Lê Thị Thảo, CBYT Trường tiểu học Tô Vĩnh Diện (Q. Bình Thạnh) không khỏi ngại ngần khi liệt kê vô số việc như chuẩn bị xà bông rửa tay, kiểm tra chén bát, đồ ăn, kiểm tra bảo mẫu làm việc như “ma ma tổng quản” bên cạnh công việc theo dõi, chăm sóc sức khỏe HS, GV rồi các buổi tập huấn về các chương trình vệ sinh, dinh dưỡng…
BS Nguyễn Hữu Nghị, người gắn bó 22 năm trong vai trò CBYT Phòng Giáo dục Q. Tân Bình, TPHCM cho hay niềm vui được gọi 2 thầy: thầy giáo và thầy thuốc đôi khi không “lấp” được nỗi trăn trở chế độ lương bổng, cũng như chế độ nâng cao chuyên môn của CBYT hiện nay quá hạn chế. Trong khi ngoài công việc chuyên môn, họ còn phải lo rất nhiều giấy tờ, hồ sơ, sổ sách… Trước đây, khi công việ YTHĐ còn chưa định, hiệu quả được như hiện nay, BS Nghị đã không ít lần viết đơn xin định nghỉ việc.
Dâu… không họ
Video đang HOT
Có lẽ, không ít CBYT đã gặp tình cảnh bị phụ huynh hùng hổ trách cứ, thậm chí là đe dọa khi con họ bệnh mà nhân viên YT không phát hiện kịp thời hay có những sai sót nào đó.
Gần 8 năm phụ trách y tế học đường tại Trường THPT Lương Văn Can (Q.8), chị Nguyễn Thị Mi cho hay ngoài khó khăn về thu nhập, trong công việc CBYTHĐ chịu rất nhiều rất nhiều áp lực “không tên” ở trường học. Thầy thuốc lúc nào cũng phải nhẫn nhịn thì thầy thuốc ở trường học còn phải nhẫn nhịn nhiều hơn nữa vì mình không chỉ thầy thuốc mà ở một góc nào đó họ còn là một GV.
Cán bộ phụ trách y tế trường học tại TPHCM tham gia tập huấn về sức khỏe sinh sản vị thành viên.
Nhiều CBYTHĐ tâm sự rằng công việc này không có vị thế rõ ràng, làm ở trường học nhưng không được xem là GV, là cán bộ YT cũng không hẳn nên như thể “làm dâu”… cho nhiều nhà nhưng không có “họ”. Có một thực tế, nhiều y tá vừa làm việc tại trường học vừa tranh thủ học thêm để sau đó xin vào làm việc tại các phòng khám, bệnh viện. Trong số các CBYT, ngoài số ít yêu nghề bám trụ thì chỉ những người chuyên môn không cao, không có điều kiện học lên, hoặc những nhân viên đã về hưu đi làm cho vui mới có thể gắn bó với công việc chăm sóc trẻ ở trường học.
BS Nguyễn Tài Dũng, Phó phòng công tác HS, SV Sở GD-ĐT TPHCM chia sẻ, vai trò YTHĐ ngày càng được nâng cao khởi đầu từ chương trình Nha học đường. Không đơn thuần chỉ phòng bệnh như trước đây mà còn trực tiếp can thiệp sức khỏe HS, GV như phát hiện sớm các bệnh học đường, sơ cấp cứu ban đầu… đảm bảo cho công tác dạy học.
BS Dũng đánh giá chuyên môn về y tế nhưng làm việc ở môi trường giáo dục, CBYT phải chịu nhiều áp lực mà chế độ hiện nay còn quá thấp. Sở GD-ĐT TPHCM sẽ tham mưu với UBND thành phố để cải thiện đời sống cũng như chế độ chính sách nâng cao chuyên môn cho CBYTHĐ cũng như đẩy mạnh vai trò của công tác y tế tại trường học. Đó cũng là cơ sở để TPHCM thực hiện mục tiêu, đến hết năm 2015, các đơn vị trường học phải có đủ CBYT chuyên trách đạt chuyên môn theo chuẩn.
Hoài Nam
Theo dân trí
Mặc lôi thôi khi đón con, phụ huynh gây phản cảm
Nhìn thấy người phụ nữ mặc bộ quần áo ở nhà chấm hoa đỏ nhàu nhĩ, tóc tai khá cẩu thả phi xe dừng trước cổng, một bé gái học lớp 2 "mách nhỏ" với bạn: "Mẹ bạn Linh đấy! Trông lôi thôi quá!".
Một bé khác chen vào: "Bạn thấy mẹ bản Thảo chưa, trông còn ghê hơn nữa".
Đưa đón con đi học tưởng là chuyện nhỏ nhưng không ít phụ huynh bỏ qua các quy định đưa đón trẻ của nhà trường dẫn đến không ít tình huống oái oăm. Nhất là điều đó ít nhiều có thể làm môi trường giáo dục bị ảnh hưởng.
"Mẹ bạn Đen sexy lắm"
Giờ tan trường tại một trường tiểu học ở Q. Bình Thạnh, TPHCM, trong khi chờ bố mẹ, nhiều nhóm học sinh (HS) tụm thành nhóm rồi đứng nhìn các phụ huynh khác đến đón con để cùng bàn tán. Hình ảnh phụ huynh nào lọt vào mắt trẻ mà "bất thường" một chút sẽ được các em chỉ trỏ, nhận xét.
Đợi bố mẹ đón, các em lần lượt "mổ xẻ" về bề ngoài của bố mẹ các bạn, từ giày dép, quần áo, cách ăn mặc, trang điểm... Và không hình ảnh nào "lọt" vào mắt các em cũng tích cực như mẹ bạn ấy đẹp, lịch sự. Bởi thực tế, nhiều PH rất cẩu thả hay quá ư vô tư hồn nhiên trong cách ăn mặc khi đưa đón con.
Nhiều người vận đồ ở nhà đã cũ nhàu, có người lại mặc quá hở hang ngắn trước hở sau, trang điểm quá lòe loẹt, có ông bố chỉ mặc quần đùi... xuất hiện ở trường học của con trông rất không đẹp mắt.
Ngỡ là chuyện nhỏ nhưng cách ăn mặc của phụ huynh khi đến trường cũng ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường giáo dục.
Chị Hoàng Thị Ngân, có con đang học lớp lá tại Q.12 kể rằng, mỗi lần đi ngoài đường, thấy ai ăn mặc hở hang lập tức cô con gái 5 tuổi của chị so sánh ngay với mẹ bạn Đen học cùng mình.
Chị hỏi thì cháu nói: "Mẹ bạn Đen sexy lắm nhé" kèm những từ như "lộ hàng", "hớ hênh", đồng thời cháu còn đưa tay ra mô phỏng các "vòng" của vị phụ huynh này.
"Có lần đến đón cháu cùng lúc với mẹ bạn Đen, chị ấy mặc chiếc quần ngắn trên gối, áo hai dây mà phía phần lưng áo hở nguyên chữ "V" vào tận lớp đón con thì tôi hiểu tại sao con mình và các bạn lại "mô tả" như vậy", chị Ngân nói.
Người mẹ này cho rằng, ở các cấp học lớn hơn, phụ huynh đứng ngoài cổng trường đón con, chỉ một vài phút, nhiều PH xuề xòa. Nhưng riêng ở trường mầm non thì PH phải vào tận lớp nhận trẻ, còn gặp trò chuyện với giáo viên (GV) nên hình thức bên ngoài càng phải nghiêm túc.
Biết vẫn làm ngơ
Ở các trường mầm non luôn có quy định dành cho PH đưa đón trẻ. Cùng các nội dung mang tính "chuyên môn" như đưa đón trẻ đúng giờ, quy định về sức khỏe, đồ chơi, đồ ăn cho trẻ thì... phần "phải ăn mặc lịch sự khi đến đón trẻ" dành cho PH cũng được "ưu tiên".
Nội dung quy định "phụ huynh ăn mặc lịch sự khi đón trẻ" nhưng nhiều người vẫn làm ngơ.
Không thể có chuyện PH không biết quy định này vì nó luôn được treo ở những nơi ra vào dễ nhìn thấy nhất. Hơn nữa, trong các buổi họp đầu năm, các trường cũng cập nhật các quy định dành cho PH.
Thế nhưng, lời nhắc nhở cần thiết này dường như vô tác dụng với một số người. Giờ đưa đón trẻ ở các trường, không khó để nhìn thấy cảnh người lớn đầu tóc bù xù, ăn mặc lếch thếch, có người mang luôn đồ ngủ chỉ khoác tạm chiếc áo bên ngoài, mặc đồ tập thể dục hoặc có PH lại model quá mức... đi vào lớp học. Trẻ thì tò mò chỉ trỏ, còn GV cũng chỉ biết lắc đầu vì các cô cũng ngại nhắc trực tiếp về chuyện khá tế nhị. Thế nên cô và trò cùng phải "chịu trận".
Bà Trần Thị Thanh Hồng, hiệu trưởng trường mầm non Mai Anh (Q.3), đánh giá, việc tiếp xúc giữ PH và nhà trường ở bậc học mầm non rất gần gũi nên việc quy định PH ăn mặc lịch sự khi đón trẻ là điều cần thiết. Cách mặc của GV cũng như PH phải sao cho phù hợp với môi trường giáo dục.
Thế nhưng theo bà Hồng không ít PH khi đến trường ăn mặc rất khó coi, người thì quá cẩu thả, người lại quá sành điệu không phù hợp. Những lần họp PH, nhà trường đều lưu ý vấn đề này với bố mẹ trẻ nhưng không phải ai cũng thực hiện.
Một hiệu trưởng ở Q. 7, việc đón trẻ tưởng như rất dễ nhưng cũng nhiều chuyện... Nhiều PH đang đi chơi, hay vừa tập thể dục xong là họ đến con luôn cho tiện mà không thay quần áo vì cho rằng chỉ một vài phút chẳng ảnh hưởng đến ai.
Họ quên mất rằng điều đó không chỉ gây phản cảm cho môi trường sư phạm mà còn có thể ảnh hưởng đến các trẻ nhỏ mà đặc biệt là con mình. Vì không ít trẻ có thể bị bạn trêu chọc vì... bố mẹ "lố" quá cũng như đánh mất thiện cảm với GV.
"Ngoài chuyện PH ăn mặc thiếu lịch sự đến trường học là chuyện thường ngày thì nhiều PH còn đưa đón con rất thiếu kỷ luật, không theo giờ giấc quy định. Khi thì họ đưa con đi học muộn, khi thì cả lớp đang học nghiêm túc cũng vào đón con, nghỉ học không xin phép... Như vậy hỏi làm sao có thể rèn tính kỷ luật cho trẻ", vị hiệu trường này cho biết thêm.
Hoài Nam
Theo dân trí
Những ứng xử tối kỵ trong nghề dạy học Các giáo viên non tuổi nghề và không tâm huyết với nghề dạy học hay mắc phải nhiều sai lầm trong ứng xử với học sinh. Tuy nhiên, sự mất cân bằng về giàu nghèo cũng như tiền lương của giáo viên quá thấp đã dẫn đến nhiều hệ luỵ đáng tiếc. Trẻ con cũng cần sĩ diện Cô Hoàng Hoa, một giáo...