Những người không muốn ra khỏi nhà suốt nửa năm qua
Trào lưu chỉ ở nhà ( Hikikomori) của nhiều người Nhật từng bị đánh giá là lập dị. Trong thời kỳ Covid-19, xu hướng này lại trở thành bình thường nhờ công nghệ.
Có thời những người Nhật chỉ ở nhà, không ra ngoài làm việc hay mua sắm được coi là những kẻ lập dị. Người Nhật có hẳn một từ riêng cho nhóm người này: Hikikomori.
Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ cùng dịch Covid-19 khiến trào lưu này dần trở nên bình thường.
Khái niệm cơ bản về trào lưu “lập dị” Hikikomori
Thuật ngữ Hikikomori được đặt ra vào năm 1998 bởi nhà tâm lý học Nhật Bản Sait Tamaki, dùng để chỉ cả con người và tình trạng của họ. “Hikikomori là những con người rút lui hoàn toàn khỏi xã hội, ở trong nhà nhiều hơn sáu tháng và ám chỉ các cá nhân mắc chứng rối loạn tâm thần khác”, Sait định nghĩa trong cuốn Rút lui khỏi xã hội: Tuổi thanh xuân không kết thúc.
Về cơ bản, Hikikomori có nghĩa là “bước về sau” và “thu mình lại”. Theo dữ liệu của tờ Wired , những cá nhân lựa chọn xu hướng này đa số ở độ tuổi thanh thiếu niên, từ 20 – 30 tuổi.
Kim Ho-seon, người sống theo xu hướng tách biệt xã hội.
Người Hàn Quốc thường mượn thuật ngữ Hikikomori khi nói về hiện tượng này tại xứ sở Kim chi, xuất hiện vào đầu những năm 2000. Hiện nay, cụm từ này vẫn được sử dụng rộng rãi hơn so với “eundoonhyeong oiteollie” của Hàn Quốc.
Những cá nhân đi theo lối sống Hikikomori thường sống ẩn dật, luôn ở trong phòng ngủ hay ngồi trên bàn làm việc. Lý do chính là vì họ muốn trốn tránh công chúng, tách biệt khỏi thế giới bên ngoài.
Video đang HOT
Công nghệ giúp ích cho cuộc sống của những “ẩn sĩ thời hiện đại”
Nếu Hikikomori là một yếu điểm của những con người sống ẩn dật thì chiếc máy tính và Internet sẽ là người bạn đồng hành kiên định. Trước kia, những “ẩn sĩ” phải ra đường để mua đồ ăn. Giờ đây, nhờ vào công nghệ và Internet họ viết lách, kiếm tiền, có thể sống mà không cần ra khỏi nhà.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng sử dụng công nghệ quá mức hoàn toàn không gây ra hiện tượng Hikikomori. Tuy nhiên, sự tiện dụng của Internet có thể là lý do khiến nhiều người không muốn ra đường.
Yoo Seung-gyu ngồi trên chiếc bàn làm việc quen thuộc.
“Trong vòng nhiều thập kỷ, sau những tiến bộ về mạng Internet, ngày càng nhiều người có thể sống giống như một Hikikomori”, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đề cập trong tạp chí chính thức của Hiệp hội Tâm thần Thế giới, năm 2018.
Theo Wired , nền tảng công nghệ phát triển hiện nay có thể giúp các Hikikomori sống “ẩn dật” một cách dễ dàng. “Ở Hàn Quốc, sống một mình rất thuận tiện. Đất nước chúng tôi có một hệ thống giao hàng tốt. Toàn bộ dịch vụ đều tạo điều kiện thuận lợi cho xu hướng sống tách biệt”, một Hikimori người Hàn Quốc, Yoo Seung-gyu trả lời phỏng vấn của tờ Wired .
“Tôi rơi vào trạng thái Hikikomori do đổ vỡ hôn nhân”
Nhiều cá nhân sẽ tự có những lý do để sống tách biệt khác nhau. Tuy nhiên, đối với Kim Jae-ju, ông đã phải tự đặt mình vào trạng thái Hikikomori vì đỗ vỡ hôn nhân. Trước đó, Kim đã đi theo hướng truyền thống là tiến tới hôn nhân và sinh con. Tính cách của ông vào thời điểm đó khác hoàn toàn hiện tại, một con người hướng ngoại, thân thiện, vui vẻ.
Nhìn lại, Kim Jae-ju cho rằng khoảng thời gian đó như một màn kịch. Tất cả hành động tích cực của ông chỉ nhằm che đậy tính cách Hikikomori trong con người của Kim.
Ông bắt đầu “thu mình lại” bằng cách từ chối lời mời ăn tối, tiệc rượu từ bạn bè và thay đổi số điện thoại. “Cuối cùng, tôi chui vào phòng và sống ẩn dật một mình”, Kim nói.
Trung tâm K2, Seoul là nơi ở của một nhóm Hikikomori.
Vào năm 29 tuổi, Kim Jae-ju trải qua giai đoạn cực đoan nhất của cuộc sống ẩn dật. Ông đã sinh hoạt trong phòng ngủ 2 năm và sẽ tiếp tục dành thêm 8 năm nữa để sống tách biệt. Trong căn phòng rộng 3 mét, Kim chỉ ăn uống, hút thuốc và nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính của mình.
Trong 1 tháng, “ẩn sĩ” này chỉ gặp bố mẹ và em gái một lần, dù là ở cùng nhà với gia đình. Kim sẽ sắp xếp việc di chuyển trong nhà một cách hợp lý để “tránh mặt” mọi người, đi ra khỏi phòng và quay lại khi gia đình làm việc hoặc đang ngủ.
Ông đã tăng 27 kg sau 2 năm sống tách biệt, làn da có nhiều mụn hơn. Phòng của Kim cũng xuống cấp, các cốc mì dùng một lần và các chai, lon rỗng chồng chất thành đống. Bụi phủ kín đồ đạc, những bức tường trắng trước kia cũng chuyển sang màu nâu xỉn.
Nhìn lại quá trình tự giam mình trong phòng, Kim nhận thấy rằng ông dần tự mãn với cuộc sống tách biệt và bị tụt hậu hơn so với thế giới bên ngoài. Đồng thời, chiếc máy tính cũng trở thành người bạn trung thành của Kim Jae-ju.
“Khi nhìn lại khoảng thời gian đó, tôi cảm thấy buồn bã. Tôi đã đánh mất mười năm cuộc đời mình”, ông Kim chia sẻ ở tuổi 51.
Tự giam mình suốt 10 năm, anh chàng ở nhà viết game "tự kỷ" theo đúng phong cách sống của bản thân
Câu chuyện của nhà sản xuất game này đang khiến cho rất nhiều người phải ngỡ ngàng.
Hikikomori là một thuật ngữ mà có lẽ rất nhiều người trong số chúng ta đều đã biết tới, hoặc ít nhất cũng nghe qua một lần. Về cơ bản, nó được coi là từ ngữ để chỉ một căn bệnh hoặc lối sống có phần hơi trầm cảm, tự kỷ, khi mà những Hikikomori tự tách mình ra khỏi cuộc sống xã hội, bạn bè, thậm chí là cả gia đình, người thân và thậm chí là đóng cửa trong phòng suốt hàng chục năm trời vì không muốn thế giới của bản thân bị phá vỡ. Và mới đây thôi, một anh chàng Hikikomori vừa gây sửng sốt cho không ít người khi cặm cụi phát triển một tựa game về đúng cuộc sống của mình.
Hikikomori là những người thường đóng cửa với cuộc sống bên ngoài, chỉ thích tận hưởng thế giới riêng của mình
Nhân vật chính trong câu chuyện lần này của chúng ta là Nito Shouji, một người đã ở lỳ trong phòng suốt 10 năm qua. Được biết, anh chàng chỉ ra ngoài để làm một số điều cơ bản như cắt tóc, đổ rác còn lại, mọi sinh hoạt của anh chỉ gói gọn trong căn hộ của mình. Bản thân Nito cũng thừa nhận anh không có nhu cầu và cũng không muốn ra ngoài. Nhưng khác biệt với các Hikikomori ở chỗ, Nito còn lập hẳn cả kênh YouTube, học cách làm game thậm chí còn ra mắt sản phẩm đầu tiên mô phỏng lại đúng phong cách sống của mình.
Tựa game đầu tay của Nito
Theo đó, trong Pull Stay - tựa game đầu tay của Nito, anh chàng đặt ra yêu cầu cho người chơi phải cố thủ trong một căn phòng, bảo vệ chủ nhân Hikikomori của mình và phải tìm cách ngăn chặn tất cả những kẻ có ý định xâm nhập, tấn công vào căn phòng vì bất cứ lý do gì, mục đích tốt hay xấu. Nhìn chung, khi tới với Pull Stay, việc của bạn đơn giản chỉ là "tử thủ" trong căn phòng và bằng mọi cách không được cho phép ai bước vào thế giới riêng của mình. Một phong cách đúng với các Hikikomori và cũng là cách để Nito mô phỏng lại cuộc sống của bản thân mình ở thời điểm hiện tại.
Phân cảnh của tựa game mà Nito vừa thực hiện
Trong một bài phỏng vấn online, Nito cho biết: " Tôi rất xấu hổ khi phải ra ngoài, vì vậy tôi quyết định trở thành Hikikomori. Nếu kiếm đủ tiền nhờ Pull Stay, tôi sẽ chọn cách ra ngoài tìm công việc mới. Còn không thì thôi ". Được biết, tựa game của anh chàng dự kiến sẽ hoàn thiện và phát hành trên Steam vào năm 2022.
Trong Pull Stay, bạn không được phép để ai "xâm nhập" vào thế giới riêng của mình
Công tác đối ngoại địa phương: Thích nghi kịp thời trên tất cả 'mặt trận' Cục trưởng Cục Ngoại vụ Nguyễn Hoàng Long cho rằng, sự chủ động luôn được đánh giá cao, để những đối tác lớn như Nhật Bản khẳng định Việt Nam là đối tác hiếm hoi không bị gián đoạn hợp tác trong thời kỳ Covid-19, mong muốn tiếp tục cùng thúc đẩy, đồng hành với các địa phương trong tương lai. Lễ ký...