Những người không ‘mắc kẹt’ vì Covid-19
Ngày chính thức nộp đơn xin giải thể công ty vì dịch, Nguyễn Kim Oanh, 27 tuổi, trú tại quận Tân Bình, TP HCM quay sang hỏi chồng: “Giờ làm gì để sống?”
Trước tháng 3/2020, công ty du lịch của vợ chồng Oanh hoạt động tốt, doanh thu mỗi tháng 1-2 tỷ đồng. Đại dịch bùng lên khắp toàn cầu, du lịch là lĩnh vực tổn thương đầu tiên. Sau 4 tháng đóng cửa, Oanh bàn với chồng nộp đơn xin giải thể công ty vì không thể kham nổi các chi phí.
“Ba năm gây dựng, mình không nghĩ sự nghiệp sẽ kết thúc một cách chóng vánh như vậy”, cô tâm sự. Hơn một năm sau, Oanh vẫn chưa hết cảm giác hụt hẫng dù biết thời điểm đó, trung bình mỗi tháng có gần 8.500 doanh nghiệp phải rời bỏ thị trường, theo Tổng cục Thống kê. Tính đến tháng 12 năm 2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập.
Kim Oanh trong lần dẫn tour đi Nhật Bản hồi tháng 10/2019. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Đột ngột mất việc và tích luỹ còn khiêm tốn, vợ chồng Oanh hiểu mình không được phép “mắc kẹt” trong tình cảnh này. Sau một thời gian nghiên cứu, cô nhận ra khi nhiều ngành kinh tế lao đao vì dịch, kinh doanh online vẫn tăng trưởng đến 30%. Tháng 8/2020, Oanh bắt đầu nhập các loại hạt dinh dưỡng, thực phẩm ăn kiêng, bán hàng trên tài khoản Facebook của hai vợ chồng.
Tháng đầu khởi nghiệp, hai vợ chồng kiếm được hơn 10 triệu đồng tiền lãi, mừng “hơn bắt được vàng”. Nhìn thấy tiềm năng phát triển, Oanh đầu tư thêm cho các khóa học về thương mại điện tử. Từ 5 đến 10 đơn trong những ngày đầu, hiện vợ chồng cô nhận cả trăm đơn hàng một ngày, tăng mạnh nhất từ tháng 3/2021.
Thống kê 30 ngày gần nhất, Oanh đạt doanh thu 900 triệu đồng nhờ bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, chưa tính gần 100 triệu từ các mạng xã hội. Lợi nhuận từ 15 đến 30%.
Video đang HOT
Nguyễn Kim Oanh (áo trắng) cùng 2 nhân viên đang đóng hàng trước khi ship cho khách, tháng 6/2021. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Sự chuyển hướng để thoát khỏi khó khăn như vợ chồng Nguyễn Kim Oanh không phải là cá biệt. Báo cáo “Triển vọng việc làm và xã hội trên thế giới năm 2021″ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tháng 6/2021, ghi nhận lao động bị mất việc tại các quốc gia có thu nhập trung bình có xu hướng tự phục hồi một phần việc làm, đa phần là tự kinh doanh.
Thanh Tâm, 25 tuổi, ở Vũng Tàu cho rằng không chỉ bán hàng mới tạo ra thu nhập từ môi trường online. Cô từng mất việc khi quán bar ở Đà Lạt phải đóng cửa vì Covid-19. Trước dịch, Tâm thu nhập 10-15 triệu đồng mỗi tháng từ công việc chính, cộng với khoản kiếm thêm từ dịch thuật, giúp cuộc sống khá thoải mái.
Hai tháng ở nhà Tâm nhận ra dịch bệnh khiến mọi thứ thay đổi, muốn mua rau cũng phải đặt online. Tận dụng năng khiếu viết lách và blog du lịch cũ, cô lên kế hoạch viết bài, tối ưu hóa SEO, nghiên cứu các chương trình affiliate (tiếp thị liên kết). Mỗi khi độc giả đọc bài trên blog của Tâm và bấm vào liên kết dẫn đến cửa hàng bán sản phẩm tương ứng, cô nhận được khoản “thù lao nhỏ vì đã giới thiệu khách”. Dù nhỏ nhưng tích dần, sau hai tháng, Tâm kiếm được 8 triệu đồng. “Số tiền không nhiều, nhưng nếu chuyên tâm sẽ có cơ hội phát triển hơn công việc ở quán bar”, cô nói.
Phùng Thị Thảo Nhung, một giáo viên khá có tiếng về online marketing trên mạng xã hội, cho biết số lượng học viên đăng ký tăng mạnh nhất là trong các tháng dịch. Ước tính từ tháng 2 đến nay, chị đã có gần 1.000 học viên mới, nhiều người là nhân viên văn phòng do lương thấp, mất việc, muốn chuyển hướng viết nội dung, kinh doanh trực tuyến.
Theo tiến sĩ Bạch Ngọc Thắng, Viện Phát triển bền vững, Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), đại dịch đã khiến xu hướng chọn việc làm thay đổi, trong đó mạnh nhất là sự dịch chuyển sang những ngành nghề dựa trên nền tảng công nghệ, xu hướng tự tạo việc làm hay làm việc tại nhà cũng sẽ nổi lên.
Phạm Mai Linh ở quận Đống Đa, Hà Nội đã tìm thấy cơ hội khởi nghiệp ngay trong nhà mình. Linh từng là nhân viên của một tập đoàn du lịch đa quốc gia, có trụ sở chính tại TP HCM với mức lương gần 20 triệu một tháng. Thất nghiệp sau 6 tháng nghỉ sinh, khiến cô rơi vào bế tắc.
“Mình gần như bị trầm cảm khi nghĩ đến công việc”, cô nói, “Chi phí nuôi ba đứa trẻ và hai người lớn không thể dựa mãi vào lương của chồng”.
Trước dịch, Linh từng nhận làm bánh cho người quen nhưng công việc bận rộn phải tạm dừng. Nay ở nhà, cô luyện lại tay nghề, thử làm thêm các loại bánh mới. Đến tháng 5, bà mẹ ba con chính thức mở tiệm bánh online, tận dụng máy móc, lò nướng tại nhà. Những đơn bánh đầu tiên nhận nhiều phản hồi tích cực.
Mai Linh trong khoá học làm bánh kem năm 2018. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Thời gian đầu Linh chuyên làm thạch. Thấy nhu cầu mua các loại bánh tăng cao trong mùa dịch, cô làm thêm bánh kem sinh nhật, bánh ngọt, bánh bao, đồ ăn vặt… để khách lựa chọn. Giá dao động từ 100.000 – 600.000 đồng.
Một tháng trở lại đây, mỗi ngày cô nhận từ 3-10 đơn hàng. Đỉnh điểm trong 3 ngày trước Trung thu, Linh bán được 200 bánh thạch rau câu, thu về 10 triệu đồng tiền lãi.
Không còn cảm giác bất lực, “ăn bám chồng”, Linh tự tin hướng đi mới này sẽ giúp cô sớm ổn định và nếu chuyên tâm phát triển, mức thu nhập có thể cao hơn ngày còn đi làm.
Còn với vợ chồng Oanh, họ cũng không trở lại lĩnh vực du lịch dù thu nhập từ kinh doanh online chỉ bằng một nửa khi mở công ty. “Bán hàng online có tính ổn định, ít bị gián đoạn vì dịch bệnh, nhất là mặt hàng đồ ăn. Vợ chồng mình sẽ kiên trì theo đuổi hướng đi này”, cô nói.
Giải thể công ty bất động sản Quốc Cường Phước Kiển
HĐQT CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) đã thông qua quyết định giải thể công ty con là Công ty TNHH BĐS Quốc Cường Phước Kiển.
Ngày 29/6, HĐQT CTCP Quốc Cường Gia Lai đã thông qua nghị quyết về việc giải thể công ty BĐS Quốc Cường Phước Kiển do doanh nghiệp này nắm giữ 80% vốn điều lệ.
Công ty BĐS Quốc Cường Phước Kiển có tổng vốn điều lệ là 6 tỷ đồng. Đại diện pháp luật của Quốc Cường Phước Kiển là bà Lại Thị Hoàng Yến, con gái của ông Lại Thế Hà, Chủ tịch HĐQT của Quốc Cường Gia Lai.
Trước khi quyết định giai thể Quốc Cường Phước Kiển, HĐQT QCG đã thông qua việc thành lập CTCP Diamond Bay với số vốn góp gần 150 tỷ đồng, tương đương 25% vốn của Diamond Bay.
Dự án tại Phước Kiển, Nhà Bè của Quốc Cường Gia Lai. Ảnh: Lê Quân.
Quý I/2021, ghi nhận doanh thu thuần tăng đột biến lên mức 347 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ, nhờ bàn giao căn hộ cho khách hàng. Tuy nhiên, doanh thu hoạt động tài chính sụt giảm nghiêm trọng cộng với các loại chi phí tăng mạnh đã khiến lãi ròng ba tháng đầu năm của QCG giảm 43% so với quý I/2020, còn 17 tỷ đồng.
Tại ngày 31/3, tổng tài sản của QCG ghi nhận hơn 10.000 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Nợ phải trả giảm 5%, về mức 5.790 tỷ đồng.
Giữa tháng 1 vừa qua, Quốc Cường Gia Lai đã có thông báo về việc khởi kiện Tập đoàn Sunny Island (Hong Kong) ra Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam. Theo đó, công ty khởi điện đối tác về vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng tại dự án Phước Kiển, Nhà Bè, TP.HCM. Đây là dự án đầu tư lớn nhất của Quốc Cường Gia Lai trong nhiều năm liền với số dư đầu tư trên 4.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, dự án này đã gặp khó trong việc giải phóng mặt bằng, cùng với việc dòng tiền luôn thiếu hụt do các dự án bất động sản khác kinh doanh không thuận lợi, dự án này nhiều năm liền trở thành gánh nặng cho công ty.
Đây cũng là dự án khiến Quốc Cường Gia Lai vướng vào khoản nợ hơn 2.000 tỷ đồng với BIDV nhiều năm trước. Phải đến năm 2017, khi Tập đoàn Sunny nhận chuyển nhượng một phần tại dự án này nhà phát triển bất động sản tại Gia Lai mới có thể tất toán khoản nợ trên.
Dẫu vậy, đến nay, dự án này vẫn chưa thể triển khai vì vướng vấn đề pháp lý.
Kinh tế Việt Nam 2021: Sẽ là năm tăng trưởng trong khó khăn Dịch Covid-19 tiếp tục là một biến số khó lường khiến mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021 trở nên khó khăn hơn. Nỗi lo về những tác động của làn sóng thứ tư dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế đang dần hiện hữu. Kinh doanh thất thu mùa cao điểm Ông Nguyễn Văn Vịnh, chủ một...