Những người giữ cho trường học an toàn và chuyện STEM từ cái quạt trần rung lắc
Bảo đảm an toàn cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà bất cứ trường học nào cũng phải thực hiện. Đây không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm, thể hiện mức độ uy tín của nhà trường đối với học sinh,
Thầy Nguyễn Văn Trường hướng dẫn học sinh các hoạt động ngoại khóa.
STEM từ chuyện quạt trần rung lắc
Hơn 20 năm công tác, ngoài việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn, được học sinh và đồng nghiệp quý mến, thầy Đàm Xuân Trường – giáo viên Trường THCS Đức Thắng (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) còn được biết đến với vai trò người thầy chuyên lo công việc bảo đảm an toàn cho học sinh.
Thầy Trường cho biết, thời gian qua, cơ sở vật chất của nhà trường được quan tâm đầu tư, học sinh có môi trường học tập tốt, xanh, sạch, đẹp nhưng một số hạng mục cũ dần xuống cấp.
Những viên gạch bong tróc, quạt trần rung lắc, lan can thấp, con tiện bị bong chân, cửa kính nứt vỡ…
Để kịp thời khắc phục tình trạng trên, ngoài giờ dạy, thầy Trường tự tay thay thế con tiện bị bong chân, gia cố bằng cách mua ống kẽm hàn chạy song song cả hai mặt trong và ngoài lan can.
Cánh cửa kính bị nứt vỡ, thầy tận dụng những tấm alumi để thay thế vừa rẻ, nhẹ và an toàn. Quạt trần bị rung lắc, thầy đã mua bu-lông, ốc vít về thay thế. Rồi mua gạch và tự lát lại những chỗ bị bong, vỡ…
Trong quá trình thực hiện, có nhiều học sinh rất quan tâm, mong muốn được tham gia, hỗ trợ nên thầy đã có sáng kiến thành lập đội xung kích và đội kĩ thuật viên nhí, báo cáo tình trạng cơ sở vật chất để thầy trò cùng sửa chữa.
Từ đó, thầy Trường đã nảy ra ý tưởng lồng ghép giáo dục STEM, định hướng các em học sinh tự tìm ra giải pháp “Xây dựng trường học an toàn”.
Đầu tiên, thầy hướng dẫn học sinh nghiên cứu đề tài “Nguyên nhân khiến quạt trần bị rung lắc và rơi”.
Từ kiến thức vật lý, các em đã tính toán được vận tốc trung bình của quạt, tính được thời gian siết ốc vít để quạt trần không bị rung lắc.
Video đang HOT
Với việc bảo trì, bảo dưỡng theo đúng thời gian trên, quạt trần không bị rung lắc và bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng.
Thầy Trường cho biết, trước đây, trung bình mỗi năm, nhà trường chi khoảng 98 triệu đồng cho việc bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa CSVC.
Khi thực hiện giải pháp xây dựng “Trường học An toàn” với sự tham gia ủng hộ nhiệt tình của CBGVNV và các em học sinh, chúng tôi đã tiết kiệm được cho nhà trường khoảng 60 triệu đồng/năm.
“Ngoài việc tiết kiệm được một khoản kinh phí đáng kể, giá trị lớn hơn hết là chúng tôi đã đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện đức – trí – thể – mỹ cho các em học sinh, đặc biệt là giáo dục kĩ năng sống cho các em.
Các em đã biết phát hiện, xử lý, sử dụng các thiết bị an toàn, đồng thời có ý thức bảo vệ môi trường, biết trân trọng giá trị lao động và yêu trường, yêu lớp hơn”- thầy Trường bộc bạch.
Bữa ăn bán trú tại Trường THCS Đức Thắng.
An toàn cho học sinh nội trú
17 năm gắn bó với các thế hệ học trò người dân tộc thiểu số, thầy Nguyễn Văn Trường – giáo viên Trường Phổ thông DTNT Hoành Bồ (Quảng Ninh) luôn tâm huyết, trách nhiệm và đam mê nâng cao thể chất, kỹ năng sống cho các em học sinh, Ngoài ra, thầy còn như người cha, tận tình chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần cho các em học sinh nội trú.
Thầy Trường cho biết: Là trường chuyên biệt, 100% là các em học sinh người dân tộc thiểu số nên ngoài giáo án chuẩn, tôi còn nghiên cứu áp dụng thêm các phương pháp riêng nhằm rèn luyện thể lực, khơi gợi sự tự tin, sáng tạo, tìm tòi, tự học của các em học sinh. Tôi cũng luôn tìm ra những trò chơi hay, lí thú lôi cuốn học sinh để mỗi giờ học cũng là sân chơi đối với các bạn nhỏ.
Bằng những phương pháp dạy học hợp lí, ngoài kiến thức chuyên môn, thầy Nguyễn Văn Trường đã khéo léo lồng ghép vào bài học những kiến thức về kĩ năng sống cần thiết cho học sinh như: Tinh thần kỉ luật, các kĩ năng vận động an toàn, khả năng kiểm soát hành vi, làm việc nhóm, phát huy tinh thần đồng đội hoặc kĩ năng xử lí một số tình huống khi bản thân hoặc bạn bè gặp nguy hiểm…
Theo chia sẻ của thầy Trường, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tổ chức học nội quy, quy định của ký túc xá; hướng dẫn các em công tác vệ sinh cá nhân, cách dọn dẹp, sắp xếp phòng, ở, gấp chăn màn; hàng tháng, phát đồ sinh hoạt cá nhân cho các em.
Hàng ngày, giáo viên phụ trách sẽ đi kiểm tra phòng ở vào 3 buổi sáng, trưa, tối. Ngoài ra, các thầy cô thường xuyên quan tâm, nắm bắt tâm tư, tình cảm để các em vơi bớt nỗi nhớ nhà, yên tâm học tập.
Công tác bảo đảm an toàn cho học sinh được đặc biệt quan tâm.
Nhà trường xây dựng thời gian biểu cụ thể cho học sinh theo từng khung giờ, phân công giáo viên quản lý, trực nội trú tại trường 24/24 giờ, thành lập đội “an ninh xung kích” để tự quản việc học tập và sinh hoạt.
Việc bảo đảm môi trường khu kí túc an toàn cho học sinh cũng được thầy trò đặc biệt quan tâm.
Hàng ngày, thầy trò đều kiểm tra các thiết bị cũ hỏng, những công trình mất an toàn để xử lí kịp thời.
Thầy Trường có phương pháp, hình thức tổ chức dạy học rất linh hoạt và sáng tạo. Thầy còn là một Chủ tịch công đoàn, nhiệt huyết, chăm lo đời sống của mọi người, tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm, thu hút học sinh hăng say học tập. Học sinh trong trường còn rất quý thầy, coi thầy như người cha, người anh trong nhà. – Cô Giáp Thị Phương Thảo (Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông DTNT Hoành Bồ)
3 sự thật về phụ nữ trong lĩnh vực STEM
Theo chiến dịch WISE (Phụ nữ trong Khoa học và Kỹ thuật) của Anh quốc, nữ giới và các nhóm thiểu số khác chiếm 75% số sinh viên đại học nhưng chỉ chiếm 45% trong lĩnh vực STEM mỗi năm.
Ảnh minh họa
Khả năng tiếp thu của nữ sinh tốt ngang bằng hoặc hơn nam sinh
Phụ nữ hoàn toàn có thể chinh phục lĩnh vực STEM. Khả năng này thể hiện từ việc tiếp thu các môn học STEM ở nữ sinh, trái với định kiến cho rằng con gái không thể giỏi các môn toán, khoa học, kỹ thuật... như con trai. Theo một bài báo của nhà tâm lý học Gijsbert Stoet (ở Đại học Leeds Beckett, Anh) và David Geary (ở Đại học Missouri, Mỹ) công bố trên tạp chí Psychological Science, sau khi xem xét điểm bài kiểm tra ở 67 quốc gia và vùng lãnh thổ, họ nhận thấy phần lớn các nước, nữ sinh học ngang bằng hoặc giỏi hơn nam sinh ở môn khoa học, toán học.
Trong những năm gần đây, STEM ngày càng được quan tâm, đạt được nhiều thành tựu và có những bước phát triển trong thị trường việc làm lẫn giáo dục. Người viết những chương trình máy tính đầu tiên; người sử dụng tia X-quang khám phá ra cấu trúc của thuốc penicillin, insulin và vitamin B12; người phát minh hệ thống truyền tín hiệu không dây và cả người phát minh cần gạt nước cho kính chắn gió... đều là phụ nữ. Họ đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi thế giới. Có thể thấy rằng không chỉ nam giới mới là chủ nhân của những sáng kiến vĩ đại.
Nhiều phụ nữ luôn khát khao được cống hiến cho STEM. Kết quả từ một nghiên cứu được thực hiện bởi Microsoft cho thấy, 72% cô gái tham gia nghiên cứu cho biết, họ thực sự coi trọng những công việc có thể trực tiếp đóng góp cho thế giới. 37% cho rằng, những nghề nghiệp thuộc ngành STEM thường sáng tạo và giúp cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Khoảng cách lớn về giới trong STEM
Theo Viện Thống kê của UNESCO, phụ nữ tiếp tục là nhóm thiểu số trong khoa học khi chỉ chiếm chưa đến 30% tổng nhân lực nghiên cứu toàn cầu. Cụ thể, nữ giới chiếm chưa đến 50% nhân lực nghiên cứu tại khu vực Trung Á. Con số này ở khu vực Nam và Tây Á còn thấp hơn, khoảng 18%. Khu vực Mỹ Latinh và Caribbean, Trung Đông, Trung và Đông Âu có tỷ lệ trung bình phụ nữ làm nghiên cứu khoảng 40%. Trong khi con số này ở khu vực Bắc Mỹ, Tây Âu và Cận Sahara là khoảng 30%. Con số thấp nhất trong cuộc khảo sát này là Cộng hòa Chad (thuộc châu Phi) với 5% nhân lực nghiên cứu là nữ.
Trong các tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới như Microsoft, Google, Apple, Facebook... chỉ khoảng 20% các vị trí việc làm hiện có là do nữ giới đảm nhiệm.
Tại Mỹ, phụ nữ chỉ chiếm 28% trong thị trường lao động STEM. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để thu hẹp bất bình đẳng giới nhưng từ năm 2013 đến 2019, tỷ lệ phụ nữ tham gia STEM chỉ tăng thêm 2%. Tại Mỹ, kỹ thuật và máy tính là 2 ngành mà tỷ lệ nam giới chiếm ưu thế, với tỷ lệ lần lượt là 86% và 74%.
Ảnh minh họa
Đây cũng là xu hướng tại Anh, Úc và các nước khác. Theo chiến dịch WISE (Phụ nữ trong Khoa học và Kỹ thuật) của Anh quốc, nữ giới và các nhóm thiểu số khác chiếm 75% số sinh viên đại học nhưng chỉ chiếm 45% trong lĩnh vực STEM mỗi năm. Mặc dù 12% phụ nữ có bằng cử nhân về STEM mỗi năm nhưng chỉ có 3% làm việc trong lĩnh vực STEM.
Mức thu nhập giữa hai giới trong lĩnh vực này cũng có khoảng cách đáng kể. Theo số liệu vào năm 2018 của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, phụ nữ trong lĩnh vực STEM có mức thu nhập trung bình thấp hơn 19% so với các đồng nghiệp nam giới.
Cơ hội việc làm lớn
Nhiều phụ nữ đã chứng tỏ được rằng, họ không kém cạnh các đồng nghiệp nam trong lĩnh vực STEM. Việc cổ vũ phụ nữ tham gia thị trường việc làm STEM không chỉ nhằm thu hẹp khoảng cách với nam giới mà còn bởi đây là một thị trường nhiều cơ hội. Tại Mỹ, 75% các ngành nghề phát triển nhanh nhất đòi hỏi các kỹ năng toán học hoặc khoa học đáng kể. Vì thế, nắm trong tay các kỹ năng, kiến thức STEM, cơ hội việc làm sẽ rộng mở hơn.
Theo Ủy ban Giáo dục Hoa Kỳ, số lượng công việc STEM dự kiến sẽ tăng 13% từ năm 2017 đến năm 2027. Ngược lại, tất cả các công việc khác dự kiến chỉ tăng 9% trong cùng thời kỳ. Nói cách khác, "cung không đủ cầu" là điều đang diễn ra trên thị trường việc làm STEM. Trái ngược với nhiều thị trường việc làm khác trong thời điểm hiện tại, đặc biệt trong tương lai, khi tự động hóa và trí tuệ nhân tạo đang dần thay thế nhiều công việc hiện có.
Theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, mức lương trung bình hàng năm cho các nghề STEM vào năm 2019 là 86.980 USD, nhiều hơn 48.820 USD so với các nghề không thuộc STEM. Trung bình, phụ nữ trong các lĩnh vực STEM có thu nhập nhiều hơn 33% so với những người không có nghề nghiệp liên quan đến STEM. Theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, mức lương trung bình hàng năm cho các nghề STEM vào năm 2019 là 86.980 USD, nhiều hơn 48.820 USD so với các nghề không thuộc STEM.
STEM là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành học về Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học).
Sơn La: Tập huấn cho hơn 500 cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán Ngày 10/4, Sở GD&ĐT Sơn La phối hợp với Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) tổ chức tập huấn triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cho 500 cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán. Toàn cảnh buổi tập huấn Phát biểu tại buổi tập huấn, PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La cho...