Những người gieo ‘mùa vàng’

Theo dõi VGT trên

Với những người thầy ‘chèo đò’ thầm lặng, thành công trong công việc là có thể thắp lửa ước mơ cho học trò và giúp các em biết sống bao dung.

Những người gieo mùa vàng - Hình 1

Thầy giáo trẻ Hà Văn Nghiệp trong giờ dạy Ngữ văn tại Trường THCS & THPT Quan Sơn. Ảnh: TG

Động viên trò đúng lúc

“Trở về Quan Sơn, tôi chỉ biết cố gắng vì điều duy nhất đó là những cô, cậu học trò của mình. Trở về rồi, tôi không muốn đi đâu nữa, nguyện gắn bó với mảnh đất này dẫu chặng đường phía trước còn nhiều gian nan”. - Thầy Hà Văn Nghiệp

Chúng tôi gặp nhà giáo Nguyễn Thị Nhạn, giảng dạy môn Địa (Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Thanh Hóa) vào những ngày cuối thu. Năm học này, ngoài giảng dạy, cô Nhạn tiếp tục đảm nhận thêm công tác chủ nhiệm lớp 10 – một sự nối dài “nhiệm kỳ” chủ nhiệm thành công.

Năm học vừa qua, lớp 12C do cô Nhạn chủ nhiệm có gần 100% học sinh trúng tuyển đại học. Chỉ một trường hợp đăng ký đại học dự bị vào khối trường quân đội. Đặc biệt, lớp có tới 19/24 em trúng tuyển vào trường sư phạm, trong đó có nhiều trường tốp đầu với số điểm rất cao.

“Tôi khá bất ngờ vì lựa chọn này của các em. Bởi, ở những năm trước, học trò của tôi thường lựa chọn theo khối ngành Báo chí, Luật hoặc Đông phương học… Tuy nhiên, năm nay phần lớn các em lại chọn ngành Sư phạm. Tôi nghĩ rằng, đây là tín hiệu vui vì có thể bổ sung nguồn nhân lực quan trọng để tiếp tục sự nghiệp trồng người”, cô Nhạn chia sẻ.

Hơn 20 năm gắn bó với nghề, trong đó gần 10 năm giảng dạy ở trường THPT dân tộc nội trú tỉnh, điều cô Nhạn không khỏi trăn trở là đa số học trò đều ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế cũng như nhận thức của các em còn chưa đồng đều. Do đó, áp lực đối với giáo viên giảng dạy cũng nhân lên vô số lần.

“Đúc rút từ kinh nghiệm của mình, tôi nhận thấy dạy học nếu không yêu nghề thì rất khó để làm tròn chữ tâm. Đặc biệt là giảng dạy ở môi trường nội trú với nhiều học trò có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Vì vậy, khi làm công tác chủ nhiệm, điều đầu tiên tôi nghĩ tới là sự nhẫn nại. Song song với đó là việc khơi dậy lửa đam mê, động viên học trò đúng lúc để các em vượt qua chính mình”, cô Nhạn bộc bạch.

Nhờ gầy dựng được phong trào học tập sôi nổi, lớp 12C do cô Nhạn dìu dắt đã bứt phá mạnh mẽ ở năm học cuối cấp. Cả lớp có 9 học sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh đều đạt giải. Ngoài ra, lớp có 23/24 học sinh đạt điểm giỏi các môn thuộc ban Khoa học xã hội; 3 học sinh vinh dự được Sở GD&ĐT Thanh Hóa trao tặng Giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022…

Yêu nghề và yêu trò

Video đang HOT

Với cô Đỗ Thị Thúy – giảng dạy môn Ngữ văn, Trường THPT Hậu Lộc 1 (Hậu Lộc, Thanh Hóa), năm học 2021 – 2022 cũng khép lại với những cung bậc cảm xúc khó quên.

Lớp 12A7 do cô Thúy chủ nhiệm có tới 48/49 học sinh đạt điểm giỏi môn Văn, trong đó 33 em đạt từ điểm 9 trở lên. Đặc biệt, lớp có 2 học sinh đạt 9,5 điểm, mức điểm cao nhất của tỉnh Thanh Hóa, tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022.

Ngoài ra, trong năm học vừa qua lớp có 14 học sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh đều đạt giải. Trong đó, môn Văn đóng góp 1 giải Nhì và 4 giải Ba (xếp thứ 3 toàn tỉnh). Đáng chú ý, dù không phải là lớp chuyên Sử, song 12A7 cũng đóng góp tới 4 giải Nhì, 1 Khuyến khích, xếp thứ 4 toàn tỉnh.

“Kết quả này đã phản ánh nỗ lực của học trò, nhiệt tâm của các thầy cô và đặc biệt đó còn là tình cảm: Cô vì trò, trò vì cô để cùng nhau làm nên quả ngọt”, cô Thúy chia sẻ.

24 năm gắn bó với nghề “chèo đò”, niềm hạnh phúc đối với nhà giáo Đỗ Thị Thúy là được chứng kiến giây phút tỏa sáng của các thế hệ học trò khi tiếp nối nghề “cầm phấn” với lòng nhiệt thành, tâm huyết.

“Niềm hạnh phúc nhất với tôi là sau mỗi khóa mình “đưa đò” lại có những em cập bến thành công. Và, càng hạnh phúc hơn khi các thế hệ học trò cùng dìu dắt, nối tiếp nhau để rồi cùng tỏa sáng”, cô Thúy bày tỏ.

Năm học 2022 – 2023, nhà giáo Đỗ Thị Thúy tiếp tục đảm nhận công tác chủ nhiệm ở lứa học trò khóa mới. Với nữ giáo viên này, đây là trọng trách nhưng cũng là niềm vinh dự khi tiếp tục chặng đường ươm trồng những “hạt giống đỏ” cho quê hương, đất nước bằng tình yêu nghề, yêu trò.

Trao truyền “ngọn lửa” nghề

Thầy giáo trẻ Hà Văn Nghiệp (22 t.uổi), giảng dạy môn Ngữ văn tại Trường THCS & THPT Quan Sơn, huyện biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa).

Thầy Nghiệp là cựu học sinh khóa học (2015 – 2018) của Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Thanh Hóa và là học trò của cô Nhạn. Lựa chọn nghề dạy học là ước mơ của thầy giáo trẻ, song ước mơ ấy càng bùng cháy mạnh mẽ nhờ sự động viên, khích lệ kịp thời của cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Nhạn.

“Hồi còn là học sinh cấp THPT, tôi nhận thấy mình khá bảo thủ, thường nhìn nhận sự việc một cách phiến diện. Nhưng sau quá trình tiếp xúc với thầy cô, đặc biệt là cô Nhạn đã giúp tôi thay đổi rất nhiều. Từ một người bảo thủ, tôi biết sống bao dung, tha thứ và biết nói lời xin lỗi. Cô Nhạn cũng khích lệ kịp thời khiến ngọn lửa nghề trong tôi bùng cháy hơn nữa”, thầy Nghiệp nói.

Với thầy giáo trẻ vùng cao này, dạy học giống như nghề nuôi dạy “hổ”. Nếu người thầy không có phương pháp phù hợp thì chẳng bao giờ đào tạo ra một thế hệ học trò tốt. Đặc biệt, kiến thức truyền đạt cũng phải phù hợp với địa phương và học trò. Vì vậy, thầy Nghiệp luôn cố gắng truyền đạt đến học trò của mình những điều giản dị, gần gũi và dễ hiểu nhất.

Sinh ra trên mảnh đất Quan Sơn với t.uổi thơ khó nhọc, song bằng khát khao mãnh liệt muốn thay đổi suy nghĩ của học trò nơi đây về việc học, thầy Hà Văn Nghiệp đã nuôi ước mơ trở thành người dạy chữ – truyền động lực cho học trò nghèo.

“Khi ra đi, tôi mang tâm thế của một cậu học trò còn phải trau dồi con chữ nhưng lúc trở về, tôi mang trên vai trách nhiệm của một người gieo “hạt giống đỏ” cho quê hương… Đến giờ, tôi nghĩ mình đã chạm một phần nào đó vào ước mơ và hoài bão của mình, đó là mang đến cho học trò những điều mới mẻ, giúp các em hứng thú hơn với việc học hành”, thầy Nghiệp chia sẻ.

Ngoài truyền dạy kiến thức, mỗi tuần, thầy Nghiệp còn lặn lội vào bản từ một đến 2 buổi để nắm bắt hoàn cảnh, điểm mạnh, yếu của từng học trò. Từ đó, thầy giúp các em phát huy thế mạnh của mình.

Lê Ngọc Phương Linh, cựu học sinh Trường THPT Hậu Lộc 1 cũng là một học trò được người thầy của mình thắp lửa đam mê với ngành Sư phạm – cô giáo Đỗ Thị Thúy. Mới đây, Phương Linh đã trúng tuyển thẳng vào Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Cô sinh viên năm thứ nhất này đã lựa chọn sư phạm không chỉ vì đam mê, mà còn là niềm tự hào về truyền thống của gia đình. “Với em, dạy học là nghề cao quý, em nhìn thấy điều đó ở những người thầy, người cô của mình. Đặc biệt, cô giáo chủ nhiệm của em – cô Đỗ Thị Thúy đã truyền đam mê để em quyết tâm đến với nghề. Khi đã lựa chọn, em cũng sẽ không ngại khó, ngại khổ, sẵn sàng gieo chữ cho những em nhỏ vùng sâu, nơi biên cương của Tổ quốc”, Phương Linh chia sẻ.

“Chủ nhiệm lớp trọn vẹn 5 khóa trong hơn 20 năm giảng dạy, ở mỗi khóa đều để lại trong tôi những cảm xúc đặc biệt. Có những khóa thành công không đến từ thành tích học tập, mà chỉ đơn giản là sự nâng đỡ học trò, từ học sinh cá biệt trở nên hòa đồng, suy nghĩ tích cực hơn. Với khóa này, tôi cảm nhận được nỗ lực kiên cường, vươn lên trước cái khó, cái nghèo của các em”. Cô Nguyễn Thị Nhạn

Kiểm tra, đ.ánh giá giữa kỳ: Khó khăn và giải pháp

Tùy theo tình hình đội ngũ thực tế, các trường học được trao quyền chủ động trong bố trí GV dạy các môn học mới Lịch sử - Địa lý và KHTN.

Kiểm tra, đ.ánh giá giữa kỳ: Khó khăn và giải pháp - Hình 1

Giờ học của học sinh lớp 7A, Trường THCS Trung Hạ, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa).

Ngoài phương án bố trí một giáo viên đảm nhận dạy toàn bộ môn học, nhiều trường lựa chọn phương án có từ 2 - 3 giáo viên phối hợp với nhau để dạy cùng một môn. Việc tổ chức kiểm tra, đ.ánh giá vì vậy sẽ phát sinh nhiều vấn đề.

Bám sát ma trận đề

Trước khi xây dựng đề kiểm tra giữa kỳ II môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, giáo viên khối 6 - 7 của Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) đã họp để thảo luận cấu trúc đề theo lượng nội dung kiến thức từng phân môn đã dạy - học. Cô Trần Thị Mai, Tổ trưởng Tổ Khoa học tự nhiên - cho biết: Với khối lớp 6, đến thời điểm kiểm tra giữa kỳ, chương trình học mới chỉ có nội dung kiến thức liên quan đến phân môn Vật lý và Hóa học. Ở lớp 7, các chuyên đề mới tập trung vào nội dung kiến thức môn Hóa.

Vì vậy, trong cấu trúc đề, theo cô Mai, giáo viên sẽ tính toán số lượng câu hỏi, tỷ lệ điểm dựa trên kiến thức phân môn theo chủ đề. Ví dụ như chủ đề 1, phân môn Vật lý có 8 tiết, sẽ nhân với thang điểm 10 rồi chia cho tổng số tiết cả năm của môn để tính trọng số. Ngoài ra, có thêm tỷ lệ cân đối giữa câu hỏi trắc nghiệm và bài tập, chẳng hạn có thể dành 4 điểm cho trắc nghiệm. Môn nào có số lượng tiết học nhiều hơn thì gồm câu hỏi ở mức vận dụng cao nhằm phân hóa học sinh.

Trường THCS Nghĩa An (TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) xây dựng cấu trúc đề kiểm tra, đ.ánh giá dựa vào số tiết của từng phân môn để thiết kế số câu hỏi và tỷ lệ điểm số cho phù hợp. Chẳng hạn, môn Sinh có 2 tiết một tuần, môn Vật lý và Hóa học, mỗi môn có 1 tiết/tuần thì số câu hỏi môn Sinh học sẽ chiếm 50% điểm số, với điểm tối đa là 5. Môn Vật lý và môn Hóa học chiếm 50% số điểm còn lại, trong đó, mỗi môn tối đa là 2,5 điểm. Cả 3 giáo viên sẽ phối hợp để ra đề kiểm tra.

Thầy Mai Quang Huy, Tổ trưởng Tổ Tự nhiên, Trường PTDTNT - THCS huyện Quan Sơn (Thanh Hóa), cho biết: Đối với việc kiểm tra, chấm điểm của môn học Khoa học tự nhiên, 3 giáo viên dựa vào số tiết đã dạy và ngồi lại với nhau phân ra đề bài, để làm sao phổ điểm phù hợp với ma trận đề. "Đề kiểm tra được chúng tôi thiết kế chung trong một tờ đề. Sau khi học sinh làm bài, giáo viên thu về, phần của ai người đó chấm. Sau đó, giáo viên sẽ cộng điểm theo thang điểm 10", thầy Huy thông tin.

Với đề kiểm tra môn Lịch sử và Địa lý, cô Nguyễn Thị Ngọc Anh - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) - chia sẻ: "Nội dung kiến thức cũng như các chủ đề được sắp xếp gồm 2 phần rõ ràng. Vì vậy, khi xây dựng số lượng câu hỏi của đề kiểm tra, giáo viên sẽ dựa trên tổng số tiết, phân môn nào có số tiết nhiều hơn thì khối lượng kiến thức sẽ tương ứng. Có thể tỷ lệ câu hỏi của các môn sẽ là 60 - 40 hoặc 50 - 50, tùy theo thực tế chương trình dạy - học cho đến thời điểm kiểm tra của từng khối lớp".

Đây cũng là cách thức xây dựng đề kiểm tra của Trường PTDTBT THCS Trà Mai (Nam Trà My, Quảng Nam). Đề thi Khoa học tự nhiên sẽ có 20 câu, phân bố số lượng câu hỏi của mỗi phân môn tùy theo chương trình giảng dạy. Đề thi được sắp xếp theo từng phân môn, hết câu hỏi của môn này rồi mới đến môn khác để đảm bảo sự liền mạch tư duy cho học sinh khi làm bài.

Kiểm tra, đ.ánh giá giữa kỳ: Khó khăn và giải pháp - Hình 2

Giờ học của thầy trò Trường TH&THCS thị trấn Sơn Lư (Quan Sơn, Thanh Hóa).

Khuyến khích câu hỏi liên môn

Đối với bài kiểm tra môn Lịch sử và Địa lý, học sinh Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) làm bài xong phân môn này, thu bài rồi mới làm đến đề của phân môn còn lại. Cô Nguyễn Thị Ngọc Anh, Hiệu trưởng nhà trường, trao đổi: "Chúng tôi tham khảo cách tổ chức thi môn tổ hợp của Kỳ thi tốt nghiệp THPT để áp dụng. Vì vậy, sẽ có thêm 5 phút để thu bài sau mỗi phân môn. Học sinh làm bài kiểm tra trên 2 tờ giấy riêng biệt sẽ thuận lợi cho giáo viên khi chấm. Giáo viên phân môn nào sẽ nhận bài kiểm tra của phân môn đó để chấm, không phải chấm chung nên không mất thời gian chờ đợi".

Thế nhưng, với môn Khoa học tự nhiên, đề kiểm tra lại không thể tách rời được như môn Lịch sử và Địa lý. Theo cô Trần Thị Mai, 3 giáo viên Vật lý, Hóa học và Sinh học sẽ ngồi lại để phối hợp chấm bài. "Đề được xây dựng chung, mỗi giáo viên sẽ chấm phần câu hỏi của phân môn theo barem điểm quy định. Sau đó, phân môn nào có số lượng tiết nhiều hơn, giáo viên sẽ đảm nhận luôn phần tổng hợp và vào điểm".

Tiến độ vào điểm của giáo viên đáp ứng theo yêu cầu của nhà trường, thầy Phạm Ngọc Thành, Hiệu trưởng Trường THCS Trung Hạ, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa), thông tin đồng thời cho hay: Đối với việc chấm điểm, ban giám hiệu giao cho tổ trưởng chuyên môn giám sát. Tiến độ vào điểm cũng kịp thời, vì các thầy cô đã thống nhất với nhau từ khâu ra đề theo ma trận, thang điểm và đáp án bài thi.

Với đề kiểm tra giữa kỳ, Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai khuyến khích những câu hỏi có tính tích hợp, liên môn. "Tuy nhiên, đến bài kiểm tra cuối kỳ, mỗi đề thi đều phải có câu hỏi mang tính chất liên môn, tích hợp. Điều này logic hơn vì đến cuối học kỳ I, dung lượng kiến thức các phân môn trong từng môn vừa đủ để giáo viên có những câu hỏi tích hợp. Câu hỏi liên môn sẽ có tính chất đ.ánh giá, phân loại học sinh" - cô Nguyễn Thị Ngọc Anh khẳng định.

Nhận xét về điều này, cô Lê Thị Hoàng Chinh - Trưởng phòng GD&ĐT quận Thanh Khê (Đà Nẵng) - cho biết: "Việc kiểm tra, đ.ánh giá đều dựa theo nội dung, các chủ đề mà học sinh đã học. Phòng GD&ĐT hướng dẫn nhà trường cần khuyến khích những câu hỏi mang tính chất tích hợp, liên môn, đúng với tinh thần của Chương trình giáo dục phổ thông mới. Một nguyên lý, quy luật chung đều đã có nội dung liên môn rồi".

Thầy Đàm Duy Tuấn, Tổ trưởng Tổ Khoa học tự nhiên, Trường THCS Trung Hạ, nhấn mạnh: "Đối với những câu hỏi có độ phân hóa thì đưa vào phần tự luận. Như vậy, những câu hỏi mang tính chất phân loại trình độ học sinh thì không xây dựng theo phân môn, mà tích hợp cả 3 môn. Ví dụ: Vai trò của Oxy đối với cuộc sống và tự nhiên như thế nào, trong đó bao gồm cả kiến thức Hóa học, Sinh học và Vật lý".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Duy Mạnh yêu cầu 1 người trả lại ban tổ chức 100 triệu: "Đã ủng hộ bà con bão lũ thì chơi cho đẹp!"
14:07:16 25/09/2024
B.é t.rai ở Ninh Bình kể lại lý do 3 anh em mất tích nhiều ngày mà không ai phát hiện
14:07:58 25/09/2024
Nathan Lee dí Kasim Hoàng Vũ, mắng cả bố mẹ ruột, người thân đòi đưa đi bóc lịch
13:29:55 25/09/2024
Lý Liên Anh sở hữu tuyệt kỹ, phẩm chất gì khiến Từ Hi Thái Hậu sủng ái không rời
14:14:51 25/09/2024
Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng được giảm 12 tháng tù
15:20:01 25/09/2024
Thiện Nhân bị gọi điện đe dọa, 'xanh chín' với CĐM, 15 phút nói lý do bỏ nhà đi
13:49:50 25/09/2024
Justin Bieber lộ phản ứng sau khi Diddy chính thức bị bắt, ba vợ hành động lạ
13:34:03 25/09/2024
Drama không ngừng: Lý Nhã Kỳ gọi thẳng tên thêm 1 nữ ca sĩ Vbiz "đâm chọt sau lưng"
15:00:31 25/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chàng rể người Bỉ yêu Việt Nam, tiết lộ điều không ngờ về món phở

Netizen

19:02:30 25/09/2024
Năm 2015, trong một lần từ Bỉ sang thăm anh trai sống ở Thái Lan, Pim Gilles Felix Pluut nhân tiện ghé Việt Nam du lịch.

Yemen: Chiến dịch tấn công của Mỹ và Anh không hiệu quả đối với lực lượng Houthi

Thế giới

19:02:14 25/09/2024
Nhằm đáp trả Houthi và bảo vệ các tuyến hàng hải thương mại ở vùng biển này, Mỹ và Anh đã phát động Chiến dịch Bảo vệ Thinh vượng hồi cuối năm ngoái.

Giải mã kiểu váy bí ngô độc đáo được Hoa hậu Thùy Tiên yêu thích

Phong cách sao

18:05:59 25/09/2024
Dáng váy bồng xòe to như quả bí ngô được dàn mỹ nhân Việt ưa chuộng. Thiết kế này giúp phái đẹp tăng vẻ trẻ trung, nữ tính.

Phát hiện "hòn ngọc ẩn" của biển miền Bắc cách Hà Nội 200km, chuyên trang nước ngoài hết lời khen ngợi

Du lịch

18:05:19 25/09/2024
Với vẻ đẹp hoang sơ, cảnh vật tự nhiên, hùng vĩ, hòn đảo trong những năm gần đây đã trở thành điểm đến được đông đảo du khách yêu thích.

HOT: Nàng hậu Vbiz sắp cưới, chú rể không phải người bị "ném đá" bấy lâu nay!

Sao việt

17:51:03 25/09/2024
Sau khi phải tạm gác ước mơ chinh chiến quốc tế, đã đến lúc cô T quyết định viết một ước mơ khác, chính là ước mơ về một mái ấm.

Vì sao 'Anh trai vượt ngàn chông gai' ngày càng giảm nhiệt?

Tv show

17:22:21 25/09/2024
Ở những chặng cuối cùng, gameshow Anh trai vượt ngàn chông gai bị nhiều khán giả chê nhàm chán và không còn sức hút như những tập đầu.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 41: Thái công khai bênh Pu trước mặt Bảo Anh

Phim việt

17:13:37 25/09/2024
Khi gặp Thái đang nói chuyện với Pu, Bảo Anh rất bực bội. Một lần nữa, cô lại thể hiện vai trò của mình trước mặt Pu. Nhưng đáng tiếc, cô đã bị Thái cản lại.

Lý do khiến Rosé (BLACKPINK) gầy gò đến mức báo động

Sao châu á

17:06:08 25/09/2024
Rosé đam mê ăn uống, rất thích món phở Việt Nam, cơm... nhưng khó tăng cân do cơ địa. Ngay từ khi mới ra mắt, cô đã sở hữu thân hình mình hạc xương mai .

Hôm nay nấu gì: Bữa tối 3 món ngon miệng, đủ chất

Ẩm thực

16:55:37 25/09/2024
Bữa tối 3 món ngon miệng, đủ chất. Một bữa tối không cầu kỳ nhưng giàu dinh dưỡng lại ngon miệng như thế này ai cũng thích.