Những người gieo chữ trên đỉnh Pu Ca
Dù đối mặt với nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng các thầy giáo, cô giáo ở xã biên giới Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên vẫn ngày đêm bám lớp, bám bản để dạy chữ, bởi chỉ có con chữ mới đem lại tương lai tươi sáng cho những ‘ chồi non’ nơi miền đất cực Tây còn vô vàn gian khó này.
Cụm dân cư Huổi Ké, thuộc bản Lĩnh, xã biên giới Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên nằm vắt vẻo giữa lưng chừng dãy núi Pu Ca sừng sững ngăn cách 2 nước Lào – Việt Nam. Điểm dân cư này còn rất nhiều khó khăn khi chưa có điện lưới quốc gia, sóng điện thoại phập phù và nguồn nước sạch phụ thuộc vào các mạch ngầm chảy từ trên đỉnh núi xuống.
Điểm trường cụm dân cư Huổi Ké nằm ở lưng dãy núi Pu Ca, thời tiết rất khắc nghiệt.
Con đường dài 4km nối từ Quốc lộ 12 vào điểm bản chỉ xe máy chạy được, cây cối rậm rạp và gập ghềnh dốc dứng vô cùng nguy hiểm. Vậy mà, mỗi ngày trên con đường ấy, cô giáo Bùi Thị Phương, giáo viên Trường Mầm non số 2 Mường Pồn vẫn cần mẫn “cõng con chữ” lên cho học sinh nơi đây. Hơn 13 năm đứng lớp cắm bản, trải qua nhiều khó khăn ở nhiều địa bàn khác nhau, nhưng với điểm trường nơi lưng chừng núi Pu Ca này, cô Phương không nhớ đã bao nhiêu lần phải rơi lệ khi đến trường ngày mưa. Cô khóc không phải vì khó khăn vất vả, mà bởi đường trơn trượt, cô lo không kịp vào điểm trường chăm sóc cho 14 đứa con thơ đang ngóng đợi mình.
“Đường dắt xe xuống cũng rất khó, trơn, về tối cũng sợ, dắt xe lên không được, lùi xuống cũng không lùi được. Nhiều khi đi qua có con rắn bò qua đường mình cũng cảm thấy sợ. Mặc dù vậy nhưng chưa bao giờ nghĩ đến bỏ nghề, chọn nghề khác vì vẫn nghĩ là từ giờ cho đến sau này mình vẫn gắn bó công việc mà ngày đầu tiên mình đã lựa chọn, đó là nghề giáo viên mầm non”, cô giáo Bùi Thị Phương cho hay.
Cô giáo Bùi Thị Phương luôn coi 14 học sinh là 14 đứa con của mình
Cô giáo Lù Thị Thoại, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non số 2 Mường Pồn, xã Mường Pồn cho biết, ngôi nhà cấp 4 của điểm trường cụm Huổi Ké mới được đầu tư xây dựng cách đây khoảng 4 năm từ sự hỗ trợ kinh phí của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên. Trước đó, cả điểm trường chỉ có 1 lớp học bằng gỗ, mái lợp tranh tre đơn sơ. Đời sống của 15 hộ dân trong cụm còn khó khăn, kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào sản xuất nương rẫy nên việc chăm lo sức khỏe, học tập của các con đều do các giáo viên cắm bản đảm nhiệm.
Nhiều khó khăn là vậy, nhưng với tấm lòng yêu thương con trẻ, sự động viên của các cấp ngành, mỗi giáo viên được giao phụ trách điểm trường đều hoàn thành tốt nhiệm vụ gieo chữ nơi lưng trời Pu Ca.
“Cơ sở vật chất trước chỉ là nhà tạm xuống cấp lắm, mối mọt. Tập thể cán bộ giáo viên trong trường luôn nỗ lực, cố gắng với thâm tâm của một người giáo viên là chỉ mong các cháu đi học đầy đủ”, cô giáo Lù Thị Thoại cho hay.
Video đang HOT
Các cô giáo vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, vừa chăm lo bữa ăn, giấc ngủ cho học sinh.
Ông Quàng Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Mường Pồn, huyện Điện Biên cho biết, là xã đặc biệt khó khăn của huyện, giáp biên giới với Lào, ngoài Huổi Ké, xã vẫn còn nhiều điểm trường bản vô cùng khó khăn khác như các điểm Huổi Chan 1, Huổi Chan 2, Huổi Un… có những điểm trường ở xa trung tâm xã đến hơn 15 km đường rừng, đi lại rất vất vả.
Vượt qua mọi khó khăn, các cô giáo vẫn nỗ lực ngày đêm “cõng” con chữ lên đỉnh Pu Ca sừng sững.
Tuy nhiên, nhờ nỗ lực của các thầy giáo, cô giáo đứng chân trên địa bàn, nền giáo dục của địa phương đã có chuyển biến rõ nét từng ngày. Tỷ lệ học sinh ra lớp luôn đạt 100%. Con em được chăm lo tốt về giáo dục, nên đồng bào các dân tộc trên địa bàn yên tâm phát triển kinh tế, giữ vững chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
“Các thầy các cô giáo rất vất vả bám trường, bám bản mang cái chữ lên với các cháu học sinh ở trên vùng cao. Các thầy cô không quản ngại khó khăn đến các điểm bản để thực hiện nhiệm vụ chính trị. Với sự yêu nghề, các thầy cô giáo luôn cố gắng khắc phục mọi khó khăn dạy dỗ học sinh của các bản. Từ sự cố gắng của các thầy cô, công tác giáo dục trên địa bàn được quan tâm và có nhiều chuyển biến rõ nét”, ông Quàng Văn Tiến cho hay.
Rời Huổi Ké khi nắng chiều dần tắt sau dãy núi Pu Ca, con đường về với gia đình riêng của cô giáo Phương, cô giáo Thoại vẫn như mọi ngày khá gian nan. Hy vọng con đường của đám trẻ nhỏ nơi lưng núi Pu Ca tương lai sẽ vơi đi rất nhiều những khó khăn, vất vả như các cô hôm nay./.
20.11 với Nhà giáo trong xã hội số
Cần phải bồi dưỡng các thầy cô giáo về những tri thức giáo dục và sư phạm hiện đại, về những kỹ năng số, về năng lực xây dựng và làm chủ những nhà trường thông minh.
Tôi là nhà giáo về hưu, với 88 năm tuổi đời, trong đó có 68 năm làm nghề dạy học. Về hưu đối với tôi, có nghĩa là không còn trong biên chế như những nhà giáo đang hàng ngày lên lớp cho học sinh, sinh viên, nhưng tôi vẫn làm nhiệm vụ truyền đạt và chia sẻ tri thức trên báo chí, trên những trang sách tôi viết hàng ngày, đặc biệt là trên mạng Internet.
Nhưng việc dạy học như tôi đang làm không có những học trò cụ thể. Ai thấy việc tôi làm có ích cho việc học tập của họ thì họ truy cập vào những kiến thức tôi đưa ra.
Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, để những tri thức mà mình đưa ra có ích với ai đó, tôi phải làm học trò, nhất là làm học trò của các thầy giáo - những tác giả của các công trình khoa học, công nghệ, kỹ thuật, sư phạm... đặc biệt là các thầy giáo trên mạng, thông qua con đường truyền đạt tri thức theo phương thức trực tuyến.
Tóm lại, để tham gia vào việc dạy học của người về hưu, tôi phải thực hiện những hành trình tìm kiếm tri thức và sau đó là sự chia sẻ tri thức hoàn toàn tự nguyện, bởi động lực chính của việc làm ấy là để tạo niềm vui cho tuổi già.
GS.TS Phạm Tất Dong
Hồi còn đang là sinh viên của trường Sư phạm, tôi thường để thì giờ đọc lịch sử tư tưởng giáo dục của nhân loại. Một hôm, tôi bị bài viết về quan điểm giáo dục của John Locke thu hút sự chú ý. Quan điểm ấy tôi đã vô cùng tâm đắc và thực hiện trong những năm dài làm nghề dạy học.
John Locke (1632 - 1704) là một nhà triết học nổi tiếng người Anh. Ông đã trình bày vấn đề tri thức của con người theo một luận điểm độc đáo: Tri thức - sự hiểu biết của mỗi chúng ta không phải là cái bẩm sinh, mà là kết quả của cả quá trình nhận thức lâu dài.
Dạy học là việc dắt dẫn học trò nhận thức được điều thầy giáo muốn truyền đạt để họ từ đó có được những kinh nghiệm cá nhân. Locke viết: "Linh hồn chúng ta khi mới sinh ra, có thể nói, như một tờ giấy trắng, không có một ký hiệu hay một ý niệm nào cả". Tờ giấy trắng ấy, ông gọi là Tabula rasa (tấm bảng sạch).
Lời nói, cử chỉ của thầy giáo đều được ghi lên Tabula rasa. Những tri thức mới, những tình cảm trong sáng, những khát khao chân lý, những ý tưởng tốt đẹp... mà thầy giáo trình bày trước học trò đều được ghi vào tấm bảng này. Những kiến thức sai, những lời nói không chuẩn mực, những nội dung giảng dạy thiếu sự chính xác khoa học... của thầy, cũng sẽ được ghi dấu trong tâm hồn trẻ.
Do vậy, trách nhiệm vô cùng lớn lao của thầy giáo là đừng để lại một ấn tượng không đẹp trên Tabula rasa. Một lời nói xúc phạm đến nhân cách học sinh, một lời phê có tính bực bội gay gắt, một nhận xét không mang tính xây dựng của thầy sẽ làm tổn thương tâm lý của học trò.
Một phụ nữ thành đạt trong xã hội có chia sẻ trên mạng Internet một ý nghĩ: "Khi tôi học trung học phổ thông, thầy X nói rằng, em sẽ chẳng làm nên việc gì lớn lao trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học vì em học dốt. Nay tôi đã có những việc làm được xã hội công nhận, nhưng nhiều khi vẫn nghĩ đến lời nói của thầy những năm trước".
Đội ngũ giáo viên chúng ta đã góp mồ hôi nước mắt vào sự nghiệp giáo dục để hôm nay đất nước có một nền giáo dục phát triển: Một nền giáo dục phổ cập giáo dục 9 năm, một quốc gia có trên 95% người độ tuổi 15-60 vượt chuẩn biết chữ mức độ 2, nạn mù chữ cơ bản được thanh toán, một hệ thống giáo dục đại học đã góp phần đào tạo được đội ngũ trí thức mới trong nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ hiện đại. Điều đó, Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc đã đánh giá rất đúng mức.
Cần phải bồi dưỡng các thầy cô giáo về những tri thức giáo dục và sư phạm hiện đại (ảnh minh họa)
Đáng tiếc là, một số người đã có những việc làm méo mó, lệch lạc khiến những nhà giáo chân chính phải xấu hổ. Những "lò ấp" tiến sĩ, những luận án tiến sĩ vô bổ, những khoản học phí cao ngất ngưởng, những sách giáo khoa có "sạn"... đã bôi một vết nhọ vào một nền giáo dục mà chúng ta đã cố công xây dựng.
Ông Khổng Tử (551 - 479 TCN) là một triết gia nổi tiếng người Trung Quốc, đã có một câu nói hay về giáo dục:
"Học không biết chán
Dạy không biết mỏi"
Qua mấy nghìn năm lịch sử, câu này rất đúng. Đến nay, ở thời đại số, giá trị của câu này vẫn được trân trọng. Tuy nhiên, hiện nay, bên cạnh cả triệu thầy, cô giáo đang miệt mài dạy học, đang bám chắc trường lớp vùng cao, lặn lội mang con chữ tới vùng sâu vùng xa, đang ngày đêm gắn bó với những ngôi trường đơn sơ tại những vùng nông thôn hẻo lánh lại có hàng nghìn giáo viên vì đồng lương quá thấp, vì những áp lực vô lối mà họ phải chịu đựng mà bỏ nghề.
Cần giải quyết gấp những việc như thế, trước hết phải đổi mới tư duy giáo dục, từ bỏ những cơ chế, chính sách đang trở thành những rào cản hệ thống giáo dục chuyển đổi số.
Cần phải bồi dưỡng các thầy cô giáo về những tri thức giáo dục và sư phạm hiện đại, về những kỹ năng số, về năng lực xây dựng và làm chủ những nhà trường thông minh mà chúng ta không thể thiếu được trong thập niên 2020 - 2029.
Các thầy cô giáo đang trông đợi điều này.
Các lớp thanh thiếu niên và trẻ em thế hệ Z và Alpha đang vô cùng cần đến điều này.
GS.TS Phạm Tất Dong, nguyên Phó trưởng ban Thường trực Ban Khoa giáo Trung ương, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký trung ương Hội Khuyến học Việt Nam
Trường THCS Thị trấn Cẩm Xuyên: Điểm sáng của ngành GDĐT tỉnh Hà Tĩnh Nhiều năm qua, Trường THCS Thị trấn Cẩm Xuyên không ngừng nỗ lực phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương. Các hoạt động giáo dục, nhất là hoạt động dạy và học ngày càng đi vào nền nếp, chất lượng giáo dục luôn đạt kết quả cao, góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Không ngừng nâng...