Những “người đưa đò” thầm lặng
Tháng 11 về, khắp nơi trên dải đất hình chữ S tràn ngập không khí từng bừng, phấn khởi kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Đây là dịp để cả xã hội tôn vinh các thầy giáo, cô giáo – những “người đưa đò” thầm lặng…
Mặc dù ở nhiều nơi, điều kiện dạy và học còn khó khăn, thiếu thốn, nhưng các thầy, cô giáo vẫn âm thầm, lặng lẽ dạy học cho các em thơ… (Trong ảnh: Cô Trà Thị Thu – cô giáo trên núi Ngọc Linh, huyện Nam Trà My, Quảng Nam cùng học sinh trong ngày khai giảng). Ảnh: Fb nhân vật
56 năm chở “khách” qua sông
Xưa nay nhà giáo vẫn được ví là những “người đưa đò” chở “khách” qua sông, và thầy Vũ Tất Tạo – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường THPT Lê Ngọc Hân (Hà Nội) đã lặng lẽ gắn gó với nghề “đưa đò” suốt 56 năm qua.
Tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1962, khi mới ra trường, thầy về giảng dạy tại Trường Sư phạm cấp 2 Hà Bắc, sau đó được Bộ Giáo dục điều về công tác tại Vụ Sư phạm, tham gia biên soạn chương trình Toán 10 2. Năm 1970 – hết thời gian công tác trên Bộ, thầy xin về dạy tại Trường THPT Yên Viên và gắn bó cho đến lúc nghỉ hưu.
Mặc dù, đã đến tuổi được nghỉ ngơi, nhưng với lòng “say” nghề, thầy vẫn tiếp tục sự nghiệp “chèo đò” tại Trường THPT Lê Ngọc Hân cho đến ngày hôm nay.
Trường THPT Lê Ngọc Hân được biết đến là ngôi trường dân lập, nằm ở vùng ngoại ô Thủ đô Hà Nội. Học sinh lớp 10 vào trường chỉ cần có nguyện vọng và hồ sơ hợp lệ mà không cần điểm chuẩn. Mặc dù “đầu vào” của trường thấp như vậy, nhưng “đầu ra” phải ngang bằng với các trường THPT trên cả nước. Làm thế nào để làm nên được kỳ tích đó trong 3 năm học?
Đứng trước yêu cầu đó, thầy Vũ Tất Tạo đã bàn bạc và đưa ra giải pháp khắc phục bằng cách tăng tiết học cho cả 3 khối với mô hình: Khối 10 – 32 tiết/ tuần, khối 11 – 39 tiết/ tuần, khối 12 – 42 tiết/ tuần. Đặc biệt, với học sinh khối 12 nhà trường đã sàng lọc lực học của học sinh qua việc tổ chức thi thử từ tháng 3 đến tháng 6, mỗi tháng 1 lần, học sinh có điểm thi đạt Nhất, Nhì, Ba sẽ được khen thưởng để khích lệ tinh thần học tập, đồng thời qua thi thử cũng lọc ra những học sinh học lực yếu kém ở từng môn để phụ đạo mà không thu tiền.
Kiên trì với cách làm đó, từ ngôi trường có “đầu vào” thấp, trường đã đạt “đầu ra” ấn tượng. 5 năm trở lại đây, có 3 năm tỷ lệ tốt nghiệp THPT của trường đạt 100%, 2 năm đạt hơn 96% – trên mức trung bình của cả nước.
56 năm làm nghề “chèo đò” chở “khách” qua sông, thầy Vũ Tất Tạo vui mừng chia sẻ, có nhiều “vị khách” đã thành đạt, và cứ 20/11 hàng năm lại quay trở về tri ân “người đưa đò” năm nào. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc, là động lực lớn lao nhất để “người đưa đò” Vũ Tất Tạo mặc dù tuổi đã cao, nhưng hàng ngày vẫn lặng lẽ… “chèo đò”.
Video đang HOT
Thắp “ngọn đuốc” đam mê…
Chưa có nhiều năm “chèo đò” như thầy Vũ Tất Tạo, cô giáo Tạ Thị Thanh Lê – Trường THPT Tùng Thiện với hơn 10 năm chở “khách” sang sông đã bước đầu gặt hái những thành công. Ở năm học vừa qua, cô vinh dự là một trong những tấm gương “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo”.
Cô tâm sự: Dạy học chỉ bằng tấm lòng thôi chưa đủ mà người giáo viên cần phải không ngừng nỗ lực, sáng tạo, tự học để vừa là người “giữ lửa”, vừa là người “truyền lửa” đốt lên “ngọn đuốc” đam mê học tập trong môi học trò.
Là giáo viên dạy Tiếng Anh tại ngôi trường ở vùng nông thôn, cô Lê luôn trăn trở bởi học sinh ở đây mặc dù được làm quen với Tiếng Anh từ rất sớm, nhưng chỉ chăm chăm học ngữ pháp, hay từ mới, còn việc giao tiếp rất hạn chế. Thực tế đó đã thôi thúc cô Lê đổi mới phương pháp dạy và học Tiếng Anh.
Liên tục từ khi về trường cô đã đúc rút làm các sáng kiến kinh nghiệm để cải thiện kỹ năng nói ở học sinh. Luôn tâm niệm phải đổi mới và học hỏi hơn nữa, cô đề xuất giao lưu với các trường bạn để có thể xây dựng các tiết học trực tuyến giúp học sinh được giao tiếp nghe nói, khám phá thế giới xung quanh, hiểu thêm về đất nước con người, địa lý, văn hóa của các nước trên thế giới. Nhờ phương pháp này, trong mỗi giờ cô dạy, học sinh luôn vui vẻ, sôi nổi, hào hứng tham gia hoạt động và làm chủ kiến thức một cách tự nhiên, nhẹ nhàng nhất. Đối với những học sinh yếu kém, cô dạy phụ đạo miễn phí để giúp các em vươn lên.
Không chỉ giỏi về chuyên môn, cô Lê còn thành công với vai trò cô giáo chủ nhiệm. Cô luôn sâu sát với học sinh, tìm hiểu hoàn cảnh các em, để từ đó phối hợp với giáo viên bộ môn, ban đại diện cha mẹ, có sự quan tâm kịp thời, giúp đỡ thiết thực động viên các em, xin miễn giảm cũng như trao các suất học bổng động viên khi các em có nhiều cố gắng vươn lên trong học tập, tu dưỡng trong đạo đức. Lớp chủ nhiệm của cô luôn dẫn đầu các phong trào thi đua của trường, các tháng thi đua đều đạt xuất sắc.
Hơn 10 năm “lái đò”, phần thưởng lớn nhất với cô Lê là sự lan tỏa sâu rộng tấm lòng nhân ái, tinh thần học hỏi sáng tạo không ngừng, cũng như sự tín nhiệm của đồng nghiệp, sự kính trọng, lòng tin yêu của phụ huynh và các em học sinh…
Giáo viên không phai la “công nhân day chư”
Găn bo 20 năm với nghề “lái đò”, cô giao Pham Thi Hai Yên – Trường THPT Xuân Khanh (Hà Nội) luôn coi “giao viên la môt nha giao duc chư không phai la môt công nhân day chư”, chinh vi vây cô đa cô găng tim hiêu vê cac nên giao duc tiên tiên trên thê giơi, tich cưc tham gia cac lơp bôi dương vê đôi mơi trong giao duc, nghiên cưu cac sang kiên kinh nghiêm cua đông nghiêp đê hô trơ công tac giang day. Vơi cô, day hoc không phai la “chơ hoc sinh đên đich, ma la cung hoc sinh đi tơi đich”.
Trong hê thông cac trương THPT cua TP Hà Nội, Trương THPT Xuân Khanh nhiêu năm trươc đây thuôc nhom cac trương co điêm thi đâu vao thâp hơn rât nhiêu so vơi măt băng chung, hoc sinh theo hoc phân đông la co hoan canh kho khăn. Nhưng nhưng năm gân đây, vơi sư lan toa vê tư duy giao duc mơi tư cô, Trương đa co nhiêu kêt qua đang khich lê, mua tuyên sinh năm hoc 2019 – 2020, Trương THPT Xuân Khanh đa vươn lên nhom cac trương co điêm chuân trên trung binh cua thanh phô. Lân đâu tiên dươi sư ôn luyên cua cô, đôi tuyên hoc sinh gioi cua trương đa co hoc sinh đat giai cấp TP môn Sinh học.
Trong giang day, cô luôn khich lê hoc sinh cua minh bay to quan điêm riêng xung quanh bai giang đê tâp thê phan biên va ngươc lai. Ngoai ra, cô chu trong viêc cho hoc sinh liên hê kiên thưc chuyên môn va cuôc sông, hương cho cac em vân dung kiên thưc đê giai thich nhưng sư vât, hiên tương có trong cuộc sống ma hang ngay các em chưa quan sat hêt. Nhơ đo hoc sinh được cô giảng dạy tăng dân mưc đô ham hoc hoi va tư tin khi trinh bay cac quan điêm riêng cua minh, dân dân hinh thanh kha năng tư duy đôc lâp khi tôt nghiêp.
Cô luôn hương tơi viêc đao tao toan diên cho hoc sinh, không chi kiên thưc ma ca đao đưc. Đôi vơi cac tro co hoan canh kho khăn, không nhưng tư lam, cô con vân đông đươc công đông lơp, công đông trương cung tham gia chăm lo, đông viên đê cac em xoa bo rao can tư ti, vươn lên trong hoc tâp.
Với tâm huyết và sáng tạo, cô đã đạt nhiêu thành công đang khich lê cả về chuyên môn cũng như công tác chủ nhiệm. Hang năm, nhưng đoa hoa tươi thăm, nhưng lơi chuc mưng nhân Ngay Nha giao Việt Nam 20/11 cua cac thê hê hoc tro chinh la phân thương gian di ma cô trân trong nhât.
Đây chỉ là 3 trong số hơn 1 triệu Nhà giáo đang từng ngày, từng giờ cống hiến trí tuệ, tâm huyết của mình cho sự nghiệp “trồng người”. Họ chính là những “người đưa đò” cần mẫn, chở tri thức, tình cảm đưa bao thế hệ học trò cập bến đỗ tương lai. Nhiều thầy cô đã tâm sự với tôi rằng: “Nếu được lựa chọn lần thứ hai, tôi vẫn chọn làm “người lái đò” chở “khách” sang sông…”.
Vinh danh 183 nhà giáo tiêu biểu
Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, 183 nhà giáo tiêu biểu nhất đại diện cho gần 1,4 triệu Nhà giáo từ bậc học mầm non đến đại học trong ngành Giáo dục đã được Bộ GD&ĐT vinh danh trong chương trình tôn vinh “Nhà giáo của năm” năm 2019.
Đây là những cá nhân xuất sắc, có nhiều thành tích trong việc dạy học, có nhiều sáng kiến kinh nghiệm, vượt qua mọi khó khăn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Hải Hà
Theo thanhtra
Phút trải lòng của giáo viên môn "phụ"
Mới ngày nào, Quang - con út của một gia đình nông dân ở tỉnh Hải Dương - còn là niềm tự hào của cả nhà, khi trúng tuyển Khoa Giáo dục Chính trị của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Gia đình Quang đông anh em nhưng chỉ có cậu được học hành "đến nơi, đến chốn".
Thấm thoắt 4 năm trôi nhanh trên giảng đường, Quang về dạy ở một trường THPT. Niềm vui ấm lòng chưa bao lâu, thầy giáo trẻ đã phải "nếm trải" dư vị chẳng mấy ngọt ngào của sự phân biệt môn "chính", môn "phụ".
Ảnh minh họa/INT
Môn học: "Nhất bên trọng, nhất bên khinh"
Việc coi thường những môn học được cho là "phụ" (ví dụ: Giáo dục Thể chất, Giáo dục Công dân, Công nghệ, Âm nhạc, Mỹ thuật...), có thể nói đang diễn ra khá phổ biến trong tâm lý HS phổ thông hiện nay.
Với Quang, kỷ niệm về ngày 20/11 vào năm đầu chính thức đứng trên bục giảng, thật khó quên. Sau khi dự mít tinh, liên hoan ở trường; Quang về nhà để tiếp học sinh. Do môn Giáo dục Công dân ở cấp THPT mỗi tuần chỉ có 1 tiết nên anh phải dạy tới hơn 10 lớp, cộng với công tác chủ nhiệm mới đủ tiêu chuẩn cơ số giờ theo quy định. Ấy vậy mà, quanh đi, quẩn lại cũng chỉ có học sinh lớp Quang chủ nhiệm đến tặng hoa; chỉ vì anh là thầy giáo môn "phụ".
Tương tự, vào các ngày tết, lễ, các thầy cô giáo dạy Toán, Văn, Lý, Hoá... đều chiếm vị trí "ưu tiên" trong "danh sách chúc mừng" của học sinh. Biết được điều đó, Quang đã tự "lên dây cót" tâm lý cho chính mình. "Thật khó để trách các em, đó là tâm lý chung của HS và cha mẹ HS khi chú trọng vào các môn học chính. Thôi thì chỉ còn biết tâm sự với đồng nghiệp để được chia sẻ, cảm thông" - Quang cho biết.
Còn cô Hương, giáo viên dạy Mỹ thuật ở một trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội tâm sự: Cô đã quen với cách hành xử gắn với quan niệm về môn học, theo kiểu "nhất bên trọng, nhất bên khinh" của phụ huynh và học sinh. Bởi thế cho nên, mỗi dịp Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3)... đã diễn ra cảnh tượng trái ngược: Người ôm hoa không hết, kẻ nhàn tản "đìu hiu".
Môn "phụ": Muôn nỗi trần ai...
Nói chuyện đi dạy của mình, Vinh (tốt nghiệp Khoa Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), giáo viên dạy môn Giáo dục Công dân ở một trường THCS, cười buồn: "Mình may mắn được đi dạy. Chứ ở một số nơi, do biên chế có hạn và tính đặc thù của bậc học nên họ có thể bố trí giáo viên kiêm nhiệm bộ môn của mình: Ví dụ: Văn - Giáo dục Công dân, Sử - Giáo dục Công dân; Địa - Giáo dục Công dân...".
Nhưng điều đáng nói hơn là môn "chính, phụ" đồng nghĩa với điều kiện kinh tế xem ra cũng khác nhau. Ở vùng quê, phần lớn giáo viên THCS dạy các môn "chính" (Toán, Văn, Anh văn...) đã vất vả nay lại đảm nhiệm vai trò môn "phụ" như Vinh. Vì vậy, mặc dù đã có thâm niên đi dạy gần 10 năm rồi mà Vinh vẫn phải "méo mặt" khi thường xuyên đối mặt với tình trạng "thâm hụt" ngân sách thu - chi cá nhân.
Chưa hết tháng đã hết tiền là "căn bệnh kinh niên" không chỉ của Vinh mà còn đối với đa số nam giáo viên trẻ. Mệt nhất là thỉnh thoảng "phụ huynh" của các thầy cứ ca cẩm về việc ra trường đã nhiều năm liền mà chưa tiết kiệm được gì. "Nhưng khổ nỗi cái thân "anh giáo làng" lại dạy môn "phụ" như mình thì lấy đâu ra mà tiết kiệm cơ chứ! Đến ăn còn chẳng đủ nữa là..." - Vinh chua chát nói.
Nhưng rồi "đói thì đầu gối phải bò". Năm ngoái, Vinh "liều mạng" vay vốn của gia đình (sau khi ra sức thuyết phục bố mẹ về dự án "làm ăn" của mình) để hùn với một đồng nghiệp dạy Hóa - Sinh, mở cửa hàng photocopy kiêm in bưu thiếp, tem nhãn; kinh doanh văn hóa phẩm... ở khu vực thị tứ. May mắn là nhờ các mối quan hệ của gia đình nên cửa hàng cũng không đến nỗi phải đóng cửa. Nghe Vinh nói, bỗng dưng tôi cảm thấy hình như sống mũi cay cay...
Trịnh Tuấn Anh
Theo GDTĐ
Giáo viên còn "mông lung" về triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới Theo kế hoạch, năm học 2020-2021, Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới sẽ chính thức triển khai bắt đầu từ lớp 1. Từ thời điểm này, các trường tiểu học và giáo viên liên tục có những đợt tập huấn, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu của chương trình. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều giáo viên vẫn chưa có hình...