Những người định cư Israel là ai và tại sao sống trên vùng đất của người Palestine?
Có tới 700.000 người định cư Israel đang sống ở Bờ Tây bị chiếm đóng trong bối cảnh bạo lực tại khu vực này đang gia tăng bởi tác động từ chiến sự bùng phát ở Dải Gaza.
Kể từ khi Israel tiến hành chiến dịch ném bom ác liệt ở Gaza để đáp trả vụ tấn công thảm sát ngày 7/10 của Hamas, các cuộc tấn công của người định cư chống lại người Palestine ở Bờ Tây và Đông Jerusalem bị chiếm đóng đã tăng hơn gấp đôi, theo báo cáo của Liên hợp quốc.
Các khu định cư tại Bờ Tây bị chiếm đóng. Ảnh: Reuters
Những người định cư là ai?
Những người định cư là công dân Israel sống trên đất tư nhân của người Palestine ở Bờ Tây và Đông Jerusalem bị chiếm đóng. Phần lớn các khu định cư được xây dựng toàn bộ hoặc một phần trên đất tư nhân của người Palestine.
Hơn 700.000 người định cư, tương đương 10% dân số Israel, hiện sống ở 150 khu định cư và 128 tiền đồn nằm rải rác ở Bờ Tây và Đông Jerusalem bị chiếm đóng.
Khu định cư được chính quyền Israel cho phép xây dựng trong khi tiền đồn được xây dựng mà không có sự cho phép của chính phủ. Các tiền đồn có thể bao gồm từ một khu ổ chuột nhỏ chỉ vài người cho đến một cộng đồng lên tới 400 người.
Một số người định cư di chuyển đến các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng vì lý do tôn giáo trong khi những người khác bị thu hút bởi chi phí sinh hoạt tương đối thấp hơn và các ưu đãi tài chính do chính phủ đưa ra.
Bản đồ khu vực Bờ Tây (West Bank) bị chiếm đóng. Ảnh: ABC NEWS
Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, phần lớn người Do Thái Israel sống ở Bờ Tây nói rằng việc xây dựng các khu định cư giúp cải thiện an ninh của đất nước. Lập luận cho rằng các khu định cư đóng vai trò là vùng đệm cho an ninh quốc gia của Israel vì chúng hạn chế sự di chuyển của người Palestine và làm suy yếu khả năng tồn tại của một nhà nước Palestine.
Video đang HOT
Tuy nhiên, một số người cho rằng việc mở rộng khu định cư làm tổn hại đến giải pháp hai nhà nước và do đó ảnh hưởng đến triển vọng hòa bình của chính Israel.
Những khu định cư đầu tiên được xây dựng khi nào?
Israel bắt đầu xây dựng các khu định cư ngay sau khi chiếm được Bờ Tây, Đông Jerusalem và Dải Gaza trong Cuộc chiến sáu ngày vào tháng 6/1967.
Vào tháng 9/1967, Khu Etzion ở Hebron là khu định cư đầu tiên được xây dựng ở Bờ Tây bị chiếm đóng. Khu định cư này hiện có 40.000 người. Các chính quyền Israel kế tiếp đã theo đuổi chính sách này, dẫn đến sự gia tăng dân số định cư tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.
Khoảng 40% đất đai ở Bờ Tây bị chiếm đóng hiện đã được xây dựng thành các khu định cư của người Israel. Theo các nhà phê bình, những khu định cư này, cùng với một mạng lưới rộng lớn các trạm kiểm soát người Palestine, đã tách biệt một cách hiệu quả các khu vực của người Palestine ở Bờ Tây với nhau, khiến triển vọng về một quốc gia Palestine độc lập rất khó xảy ra.
Khu định cư đầu tiên của người Do Thái ở Palestine có từ đầu thế kỷ 20 khi người Do Thái di cư về đây sau khi phải đối mặt với sự phân biệt đối xử lan rộng, đàn áp tôn giáo và các cuộc tàn sát ở châu Âu. Hồi đó Palestine vẫn còn nằm dưới sự kiểm soát của thực dân Anh và được tạo thành bởi chủ yếu là người Ả Rập với một thiểu số người Do Thái nhỏ bé.
Tel Aviv, thành phố lớn nhất của Israel, được xây dựng làm khu định cư ở ngoại ô thành phố Jaffa của Ả Rập vào năm 1909.
Cuộc di cư ồ ạt của người Do Thái đến Palestine đã gây ra một cuộc nổi dậy của người Ả Rập Palestine. Nhưng trong cuộc bạo động sau đó, lực lượng dân quân theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái được vũ trang tốt đã thanh lọc 750.000 người Palestine vào năm 1948, khiến nhiều người phải rời bỏ nhà cửa.
Những người định cư có được chính quyền hỗ trợ không?
Chính phủ Israel đã công khai tài trợ và xây dựng các khu định cư cho người Do Thái sinh sống ở đó.
Chính quyền Israel cấp cho những người định cư ở Bờ Tây khoảng 20 triệu shekel (tương đương 5 triệu USD) mỗi năm để giám sát, báo cáo và hạn chế việc xây dựng của người Palestine ở khu vực này. Số tiền này được sử dụng để thành lập đội ngũ giám sát và mua máy bay không người lái, theo dõi hình ảnh trên không, máy tính bảng và phương tiện cùng những thứ khác.
Biểu đồ bên trái cho thấy số lượng người Israel đang sinh sống ở các vùng đất nói chung của người Palestine và bản đồ bên phải mô tả các khu định cư của người Israel (chấm đỏ) ở Bờ Tây và Đông Jesusalem. Ảnh đồ họa: AJ
Vào ngày 4/4, chính quyền Israel đã yêu cầu tăng gấp đôi số tiền đó trong ngân sách nhà nước, lên 40 triệu shekels (10 triệu USD). Một số luật của Israel từng cho phép người định cư mở rộng lãnh thổ. Israel đã tuyên bố khoảng 26% lãnh thổ Bờ Tây là “đất nhà nước” và có thể xây dựng các khu định cư tại đó.
Sau khi ký Hiệp định Oslo năm 1993 với Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), chính quyền Israel đã chính thức ngừng xây dựng các khu định cư mới nhưng các khu định cư hiện có vẫn tiếp tục phát triển.
Dân số định cư ở Bờ Tây và Đông Jerusalem đã tăng từ khoảng 250.000 người năm 1993 lên gần 700.000 người vào tháng 9 năm nay.
Nhưng vào năm 2017, Israel chính thức tuyên bố bắt đầu xây dựng các khu định cư mới. Thủ tướng Netanyahu đã thúc đẩy việc mở rộng khu định cư kể từ khi ông lần đầu tiên lên nắm quyền vào năm 1996.
Các khu định cư của Israel có hợp pháp theo luật quốc tế?
Tất cả các khu định cư và tiền đồn đều bị coi là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế vì chúng vi phạm Công ước Geneva thứ tư, cấm một thế lực chiếm đóng chuyển dân cư của mình đến khu vực mà họ chiếm giữ.
Liên hợp quốc đã lên án hành động này thông qua nhiều nghị quyết và phiếu bầu. Năm 2016, một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho biết các khu định cư “không có giá trị pháp lý”.
Nhưng Mỹ, đồng minh thân cận nhất của Israel, đã liên tục sử dụng quyền phủ quyết của mình tại Liên hợp quốc để bảo vệ Israel khỏi các chỉ trích ngoại giao.
Israel giữ quyền kiểm soát Bờ Tây bằng cách nào?
Israel đã xây dựng một bức tường hoặc rào chắn ngăn cách trải dài hơn 700 km xuyên qua Bờ Tây nhằm hạn chế sự di chuyển của hơn 3 triệu người Palestine ở Bờ Tây và Đông Jerusalem bị chiếm đóng. Israel nói rằng bức tường là vì mục đích an ninh.
Nông dân Palestine cần phải xin giấy phép để tiếp cận đất đai ở khu vực bị chiếm đóng. Những giấy phép này cần được gia hạn nhiều lần và cũng có thể bị từ chối hoặc thu hồi mà không cần giải thích.
Bên cạnh bức tường ngăn cách, hơn 700 chướng ngại vật trên đường được đặt khắp Bờ Tây, trong đó có 140 trạm kiểm soát. Khoảng 70.000 người Palestine có giấy phép lao động của Israel phải vượt qua các trạm kiểm soát này trên đường đi làm hàng ngày.
Người Palestine cũng không thể di chuyển tự do giữa Bờ Tây, Đông Jerusalem và Gaza bị chiếm đóng và phải có giấy phép để làm như vậy.
Hòa bình Trung Đông: Israel-Palestine giao tranh ác liệt, 6 nước châu Âu bày tỏ lo ngại
Ngày 4/3, 6 nước châu Âu (gồm Đức, Pháp, Anh, Italy, Ba Lan và Tây Ban Nha) đã lên án vụ tấn công gần đây của lực lượng Palestine khiến nhiều công dân Israel ở khu vực Bờ Tây bị chiếm đóng thiệt mạng, đồng thời kêu gọi Israel ngừng mở rộng các khu định cư ở đó.
6 nước châu Âu đã lên án vụ tấn công gần đây của lực lượng Palestine khiến nhiều công dân Israel ở khu vực Bờ Tây bị chiếm đóng thiệt mạng. (Nguồn: Middle East Online)
Tuyên bố chung của 6 nước trên nhấn mạnh: "Chúng tôi kêu gọi Chính phủ Israel đảo ngược quyết định gần đây về việc xúc tiến xây dựng hơn 7.000 khu định cư trên khắp Bờ Tây bị chiếm đóng và hợp pháp hóa các khu định cư".
Trước đó, hôm 3/3, Đặc phái viên của Liên minh châu Âu tại Palestine đã kêu gọi thực hiện trách nhiệm giải trình và đưa thủ phạm ra trước công lý sau vụ đáp trả của những người định cư Israel khiến một người Palestine thiệt mạng và hàng chục ngôi nhà, cửa hàng và xe hơi bị đốt cháy.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry nói rằng, việc không đạt được giải pháp cho cuộc xung đột Palestine-Israel là do thiếu ý chí chính trị từ phía Israel và cộng đồng quốc tế.
Ông Shoukry cho rằng, cộng đồng quốc tế đã không công bằng trong việc giải quyết các quyền con người và quyền lợi chính trị của người Palestine, lưu ý điều này càng làm phức tạp thêm tình hình và kích động chủ nghĩa cực đoan ở cả hai phía.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Ai Cập tái khẳng định tầm quan trọng của việc thành lập nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới trước năm 1967, với Đông Jerusalem là thủ đô.
Theo ông, Ai Cập sẽ tiếp tục hành động để giải quyết cuộc xung đột này.
Pháp, Đức kêu gọi ngăn chặn xung đột gia tăng tại Bờ Tây Ngày 27/2, Pháp đã ra tuyên bố phản đối vụ tấn công của người định cư Israel tại khu Bờ Tây, nhấn mạnh các hành vi bạo lực nhằm vào người dân Palestine là không thể chấp nhận. Người biểu tình Palestine đụng độ với lực lượng an ninh Israel tại Beita, phía nam thành phố Nablus của Bờ Tây. Ảnh tư liêu:...