Những người chuyển về quê thuê nhà cũ để cải tạo và sinh sống: “Có những điều nhỏ bé đáng giá mà tiền không thể mua được”
Có người chọn về quê vì cuộc sống sau khi mất việc làm quá khó khăn, có người lại bỏ phố bởi giữa thành thị phồn hoa, người ta cảm thấy mông lung với chính cuộc đời mình.
Vào tháng 5 năm nay, Siwen và Yiyi, một cặp vợ chồng sinh năm 1990 bị mất việc làm ở Thượng Hải. Cả 2 quyết định về quê ở Tô Châu và thuê 1 căn nhà cũ, tồi tàn rộng 80m2. Giá thuê là 3000 nhân dân tệ mỗi năm (ước chừng hơn 10 triệu đồng) và hợp đồng có thời hạn 10 năm. Tuy nhiên, ngôi nhà cũ sau khi được cải tạo đã trở thành chốn sinh sống đáng mơ ước, thậm chí khiến nhiều người cảm thấy vô cùng ghen tị.
Khoảng sân đầy nắng của hai vợ chồng ở vùng quê.
Ngôi nhà mang phong cách đồng quê, đẹp thơ mộng.
Đoạn giới thiệu về hoàn cảnh của vợ chồng Siwen và Yiyi chỉ là phần mở đầu cho những câu chuyện nói về xu hướng hạ mức nhu cầu sống của nhiều người trẻ ngày nay. Ngay bây giờ, hãy cùng lắng nghe thêm chia sẻ của 2 vợ chồng Siwen và Yiyi cùng 1 vài người trẻ khác để xem cuộc sống ở quê của họ như thế nào nhé!
01.
Vợ chồng Siwen và Yiyi.
Ở tuổi 34, vợ chồng tôi quyết định chuyển về sống ở vùng nông thôn. Căn nhà của chúng tôi có tuổi đời đã 50 năm, diện tích rộng khoảng 80m2.
Lúc chúng tôi đi thuê nhà, chủ nhà ngạc nhiên vì thời điểm đó không chỉ có vợ chồng tôi mà còn có rất nhiều người khác ở thành phố tới thuê nhà. Cuối cùng, chúng tôi tự đưa ra mức giá 3.000 nhân dân tệ mỗi năm (ước chừng khoảng hơn 10 triệu đồng), ký trong 10 năm. Chủ nhà vui vẻ đồng ý.
Căn bếp sau khi được sửa lại.
Hầu hết mọi người xung quanh đều không hiểu vì sao chúng tôi lại chọn về quê thuê nhà cũ nát rồi chi thêm hơn 40.000 nhân dân tệ (tương đương hơn 140 triệu đồng) cho việc cải tạo, cộng với tiền thuê nhà trong 10 năm là 30.000 nhân dân tệ (chừng hơn 100 triệu đồng) để sinh sống. Số tiền đó còn chưa kể phí sinh hoạt khoảng 70.000 nhân dân tệ (hơn 250 triệu đồng) trong 10 năm. Nhưng nếu xét kĩ lại, đây chẳng phải là số tiền chỉ đủ để thuê nhà trong 1 năm ở thành phố thôi hay sao?
Hiện trạng căn hộ trước khi cải tạo.
Ngay khi lần đầu tiên nhìn thấy ngôi nhà cổ này, chúng tôi đã bị thu hút. Ngôi nhà gỗ ba gian không lớn, chỉ đủ cho hai chúng tôi ở. Trong sân còn có một cây bạch quả cổ thụ đã hơn 150 năm tuổi.
Chúng tôi đi theo con đường cải tạo với chi phí thấp, mỗi lần làm hết cũng mất một tháng. Việc cải tạo đã cố gắng bảo tồn kết cấu của ngôi nhà cũ nhiều nhất có thể, tường không được đánh bóng và sơn trực tiếp; nền không được lát mà đổ xi măng trực tiếp, đồng thời giữ nguyên cấu trúc nhà gỗ ban đầu. Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng những món đồ cũ mà chúng tôi thu thập được để trang trí nội thất.
Căn nhà của chúng tôi trước thềm Giáng sinh.
Đối với chúng tôi, thuê nhà ở nông thôn không phải là một quyết định tùy hứng mà là một lựa chọn được đưa ra sau khi trải qua một bước chuyển lớn trong cuộc đời.
Tôi sinh năm 1993, vợ tôi sinh năm 1990. Tôi đã không có một công việc nghiêm túc nào kể từ khi tốt nghiệp đại học. Còn vợ tôi từng làm giáo viên tiếng Anh trong một cơ sở giảng dạy và đào tạo, thu nhập hàng tháng rất cao nhưng lại rất bận rộn. Công việc của chúng tôi gặp nhiều biến động trong năm qua. Cả hai chúng tôi đều thất nghiệp vào thời điểm kinh tế khó khăn. Ở hiện tại, tìm được một công việc khác không phải là điều dễ dàng.
Chúng tôi luôn khao khát cuộc sống nông thôn. Khi còn nhỏ, tôi có rất nhiều kỷ niệm vui vẻ ở nhà bà ngoại ở quê. Trước khi về Tô Châu chúng tôi đã đến một trang trại ở vùng nông thôn Thượng Hải được hơn nửa năm. Sống trong một ngôi nhà trên ruộng lúa, cách đó vài cây số không có người ở nên rất sạch sẽ. Sau khi trải qua quãng thời gian này, chúng tôi tự tin hơn khi trở về quê.
Môi trường xung quanh ngôi nhà cổ.
Video đang HOT
Sau khi sửa sang nhà xong, bạn bè từ thành phố thường đến chơi và ai cũng yêu thích. Ngay cả mẹ tôi, người kiên quyết phản đối điều đó, đến giờ cũng thấy rất ưng ý.
Sống ở nông thôn có những bất tiện, chẳng hạn như không thể đặt đồ ăn cầm đi, mỗi ngày đều phải tự nấu ăn ở nhà, nhưng may mắn thay, chi phí sinh hoạt rất thấp. Chúng tôi tính toán rằng chi phí mua hàng tạp hóa hàng tháng là 1.000 nhân dân tệ (chừng 3,5 triệu đồng), hóa đơn tiện ích là 150 nhân dân tệ (hơn 500 ngàn đồng) và tiền thuê nhà là 250 nhân dân tệ (gần 900 ngàn đồng). Chi phí hàng tháng có thể được kiểm soát ở mức 2.000 nhân dân tệ (tương đương khoảng 7 triệu đồng).
Chúng tôi tự nấu ăn 3 bữa mỗi ngày.
Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là hàng xóm ở đây rất tốt bụng và thân thiện với chúng tôi. Nhà chúng tôi hướng ra đường và nhiều dân làng đi qua đó hàng ngày. Nhưng sống ở đây lâu như vậy, chưa từng có ai nhìn hay tự ý đi vào mà không được mời.
Cuộc sống ở nông thôn rất tuyệt nhưng tôi không khuyến khích mọi người nên làm theo. Bởi, nếu bạn không có thu nhập hoặc không có tiền tiết kiệm, ở nông thôn bạn vẫn sẽ cảm thấy rất lo lắng về chuyện tài chính. Mặc dù chúng tôi không kiếm được nhiều tiền như ở thành phố nhưng mức tiêu dùng của chúng tôi giảm và ham muốn vật chất cũng giảm – vợ tôi chỉ mặc đồ ngủ ở nhà hàng ngày. Điều quan trọng hơn là cuộc sống đã trở nên dễ dàng hơn và bạn có rất nhiều thời gian để tùy ý sử dụng mỗi ngày.
Nam châm tủ lạnh được làm thủ công bởi Yiyi – vợ của tôi.
Chúng tôi nuôi thêm chó và mèo để cuộc sống bớt tẻ nhạt.
02.
Ssisy – 28 tuổi.
Khi đó, chồng tôi có linh cảm rằng thị trường bất động sản trong tương lai không mấy lạc quan và giá nhà đất có thể biến động. Ban đầu chúng tôi có hai căn nhà nhỏ ở Thành Đô và luôn mơ ước có một căn nhà vườn nên chúng tôi nhanh chóng bán một căn. Chúng tôi dự định mua một căn biệt thự nhỏ ở ngoại ô để trồng hoa và trồng rau nhưng tìm kiếm khắp Thành Đô và không thấy phù hợp. Thứ chúng tôi thích thì lại vượt xa ngân sách.
Vào tháng 4 năm 2022, tôi và chồng bán một căn nhà rộng 70m2 ở Thành Đô và thuê một khoảng sân đầy nắng rộng gần 1000m2 ở vùng nông thôn Ôn Giang.
Sân trước khi cải tạo.
Sân đã được cải tạo.
Ban đầu chúng tôi dự định cải tạo với chi phí thấp, nhưng diện tích ngôi nhà quá rộng, lại chưa có nhiều kinh nghiệm nên gặp phải không ít khó khăn.
Các góc trong khoảng sân sau khi được cải tạo.
Đủ loại tình huống khủng khiếp khiến tôi muốn bỏ cuộc giữa chừng, thậm chí tôi còn phàn nàn với chồng tại sao ngay từ đầu anh ấy lại muốn thuê căn nhà này. Sau khi trải qua một loạt quá trình cải tạo đau đầu, tôi thầm tự nhủ, sau này nếu mua nhà tôi sẽ mua 1 căn nhà mới đã hoàn thiện, việc sửa sang thực sự rất cực. May mắn thay, chúng tôi đã có thể điều chỉnh tâm lý của mình trong quá trình này, chấp nhận vẻ ngoài không hoàn hảo của nó và cố gắng tận hưởng nhiều nhất có thể.
Góc uống trà trong khoảng sân của chúng tôi.
Sau khi cải tạo xong, mọi thứ dần ổn thoả, khoảng sân vườn này đã vô thức mang lại cảm giác an toàn tuyệt vời cho cuộc sống của tôi. Thứ nhất, giá thuê sân nhỏ rất rẻ nên bạn không cần phải lo lắng về khoản tiền phải trả hàng tháng. Thứ hai, nếu bị sa thải, tôi có thể về mảnh sân nhỏ nghỉ ngơi và điều hành một số công việc kinh doanh của riêng mình mà không phải lo cả ngày không tìm được việc làm.
Hoạt động giải trí của tôi khi ở đây là uống trà lúc hoàng hôn và xem phim dưới gốc cây táo.
Bây giờ, ngày thường chúng tôi làm việc ở thành phố, cuối tuần chúng tôi lại ra sân trải nghiệm cuộc sống thiên nhiên.
Lần đầu tiên tôi nhận ra bốn mùa trong năm đều tuyệt vời đến vậy. Trước đây, tất cả những gì tôi cảm nhận được về sự thay đổi theo mùa chỉ là thay quần áo.
Hoa nở ngoài sân vào giữa hè.
Rau thu hoạch tại vườn rau.
Trước đây, mỗi cuối tuần, tôi đều ăn mặc thật đẹp và đi chụp ảnh ở nhiều nơi khác nhau, đổi lại tôi nhận được rất nhiều ảnh đã được chỉnh sửa kỹ lưỡng. Giờ đây, cứ cuối tuần tôi lại ra mảnh sân nhỏ làm ruộng, xới đất trong vườn rau, tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên.
Ăn tối trên sân thượng với bạn bè ghé chơi và ngắm bầu trời đầy sao là hoạt động chúng tôi rất yêu thích.
Khoảng sân này còn chữa lành tận gốc những vấn đề về thể chất và tinh thần mà tôi phải chịu đựng trong bao năm làm việc. Công việc của tôi trước đây rất phức tạp. Tôi thường làm việc ngoài giờ đến một hoặc hai giờ sáng, sức khỏe chưa bao giờ thực sự tốt. Năm nào tôi cũng đi khám sức khỏe và phát hiện bệnh thiếu máu. Thế nhưng bây giờ được sống trong một khoảng sân nhỏ vào cuối tuần, tôi có thể ngừng nhìn vào điện thoại cả ngày. Nhịp sống đã hoàn toàn chậm lại, và thậm chí bệnh thiếu máu của tôi đã được chữa khỏi mà tôi không hề hay biết.
Cửa sổ phòng ngủ mở ra góc nhìn thư giãn với hàng cây xanh rì.
Cũng có nhiều người không hiểu chúng tôi, nói rằng ngôi nhà này không phải của bạn, vậy tại sao bạn lại bỏ ra nhiều tiền như vậy để cải tạo? Chúng tôi đang nghĩ, liệu có điều gì trên đời này thực sự có thể là của bạn không? Những gì chúng tôi nhận được từ khoảng sân nhỏ không thể đo bằng tiền. Ăn rau tốt cho sức khỏe quanh năm, hít thở không khí trong lành và phơi nắng suốt ngày là những điều tốt nhất cho cơ thể. Tiền không thể mua được chúng nên chúng tôi cảm thấy điều đó thật đáng giá.
Về quê không rẻ hơn ở phố: Một tháng "bay" hơn 20 triệu, toàn tốn tiền vì sự cố phát sinh không lường trước
Không phải cứ về quê là rẻ hơn ở phố, giống như trường hợp của đôi vợ chồng ở Bến Tre.
Cuộc sống ở quê, với bao mơ mộng về một không gian yên bình và chi phí sinh hoạt "dễ thở" hơn phố thị náo nhiệt, liệu có thực sự như chúng ta tưởng tượng? Trên thực tế, mức sống và chi tiêu dù ở quê hay thành phố đều có những biến số nhất định.
Chẳng hạn như câu chuyện của đôi vợ chồng trẻ ở Bến Tre. Câu chuyện chia sẻ về chi tiêu trong 1 tháng khiến không ít người "ngã ngửa" vì còn đắt đỏ hơn cả ở thành phố. Cụ thể, trong 1 tháng, chị đã "bay" hơn 20 triệu khi quyết định trở về sống ở quê, nơi mà những sự cố phát sinh không lường trước xuất hiện, khiến kế hoạch tài chính bị đảo lộn. Đây cũng là một góc nhìn thực tế và đầy bất ngờ về cuộc sống ở tỉnh lẻ - nơi nhiều người cho rằng luôn rẻ và dễ thở hơn nhiều ở thành phố lớn.
Về quê mỗi tháng hết 20 triệu đồng
Tiền ăn mỗi tháng của 2 vợ chồng: 4 triệu đồng.
Tiền thuê nhà cố định mỗi tháng: 3 triệu đồng.
Tiền điện nước: 3.5 triệu đồng.
Tiền phí tập yoga: 1.3 triệu đồng.
Tiền ăn uống, đồ dùng cho mèo mỗi tháng: 500 nghìn đồng.
Tiền phát sinh:
- Lợp trần thả (la phông) do thời tiết quá nắng nóng: 2 triệu đồng.
- Sân sau nhà thấp quá, xuất hiện rắn bò vào nhà nên làm sân: 3 triệu đồng.
- Tiền mỹ phẩm: 1 triệu đồng.
- Chưa kể tiền xăng xe, đi lại và mua lặt vặt đồ dùng trong nhà.
Trong video chia sẻ trên trang cá nhân, chị Xuân cho biết, tiền nuôi thú cưng tính sơ sơ mỗi tháng khoảng 500.000 đồng nhưng trên thực tế, gia đình nào nuôi mèo cảnh cũng biết sẽ tốn hơn nhiều.
Nguồn: Gia đình Xuân ở quê.
Như vậy, tính sơ trong một tháng, hai vợ chồng chị Xuân tiêu hết khoảng 20 triệu đồng. Đối với nhiều người ở quê, chi tiêu mỗi tháng 20 triệu đồng là quá nhiều, tuy nhiên cũng không ít ý kiến cho rằng, ở quê nhưng không đồng nghĩa với việc rẻ. Dù chi tiêu khéo đến mấy cũng không tránh được những khoản phát sinh. Đồng thời, cũng nhiều chị em đồng cảm với chị Xuân rằng ở quê cũng có nhiều chi phí phát sinh đôi khi vượt ngân sách.
- "Nhà tui 7 cái máy lạnh tháng hơn 6 triệu đây".
- "Về quê bay hết 5 chỉ vàng".
- "Tui cũng ở quê và tui cũng hơn vậy".
- "Về quê đám tiệc gấp 3, 4 lần tiền ăn".
Ngay phía dưới bài đăng, nhiều người tỏ ra thắc mắc tại sao hai vợ chồng lại hết nhiều tiền điện như vậy. Chị Xuân cho biết, do hai vợ chồng đều làm việc tại nhà, bật điều hòa 24/24 nên tiền điện có nhiều hơn hẳn.
Nguồn: Gia đình Xuân ở quê.
Về quê sinh sống cần chuẩn bị chi phí bao nhiêu mới đủ?
Sau khi chia sẻ chi phí trong 1 tháng của hai vợ chồng, chị Xuân cũng tâm sự: "Nếu ai có ý định về quê thì ngoài để dành khoản tiền để sinh sống ít nhất nửa năm nếu không làm ra tiền cũng cần để dư ra nếu có phát sinh".
Vậy, muốn về quê sinh sống, cần chuẩn bị chi phí bao nhiêu mới đủ?
Quyết định chuyển về quê sinh sống đòi hỏi một kế hoạch tài chính cụ thể và chi tiết. Đầu tiên và quan trọng nhất, hãy xác định rõ ràng các khoản chi phí cố định hàng tháng. Tiền ăn uống hàng ngày, tiền thuê nhà hoặc trả góp (nếu có), cùng các dịch vụ sinh hoạt cơ bản như điện, nước, gas, và internet là những chi phí không thể bỏ qua. Việc lập bảng chi tiêu cụ thể cho từng hạng mục sẽ giúp bạn nắm rõ nhu cầu tài chính hàng tháng của mình.
Bên cạnh đó, chi phí phát sinh không dự đoán trước như sửa chữa nhà cửa, các vấn đề liên quan đến sức khỏe hay bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện đi lại cũng cần được tính đến. Chúng có thể xuất hiện bất ngờ và ảnh hưởng đáng kể đến ngân sách của bạn. Để giảm thiểu rủi ro tài chính từ những rắc rối không mong muốn này, việc tạo ra một khoản quỹ dự phòng là điều hết sức cần thiết. Một quỹ tiền mặt an toàn sẽ giúp bạn an tâm hơn khi phải đối mặt với các tình huống khẩn cấp.
Ngoài ra, sống ở quê cũng có thể đem lại những cơ hội tiết kiệm chi phí từ việc tự trồng trọt, chăn nuôi hay tiếp cận với nguồn thực phẩm tươi sống giá rẻ hơn. Tuy nhiên, một số chi phí khác như đi lại có thể tăng lên nếu các dịch vụ công cộng không phổ biến.
Chi phí sinh hoạt cụ thể sẽ phụ thuộc vào lối sống của bạn, quy mô gia đình, mức độ tiện nghi bạn mong muốn và đặc biệt là địa điểm bạn chọn để định cư. Như vậy, việc lên kế hoạch tài chính cho việc sống ở quê không chỉ đơn thuần là phép tính cộng trừ, mà cần được tiếp cận một cách toàn diện, cân nhắc mọi khía cạnh của cuộc sống.
Lấy ví dụ của một người đã chi tiêu 20 triệu mỗi tháng như gia đình chị Xuân là một bài học quý báu. Số tiền này có thể là một mức chi tiêu tiêu chuẩn cho một số người, nhưng cũng có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể và khả năng tài chính của mỗi cá nhân. Rõ ràng là không có con số cố định nào cho tất cả mọi người, vì vậy hãy tham khảo kỹ lưỡng và điều chỉnh cho phù hợp với bản thân bạn.
Kiến trúc và chữa lành trong công cuộc xanh hóa đô thị KTS. Võ Trọng Nghĩa nhận định, để giải quyết các vấn đề của thế giới hiện nay như: thiên tai, chiến tranh, đại dịch, trước hết, cần bắt đầu từ cái tâm bình yên. Và thiền chính là giải pháp trị liệu mà ông không chỉ ứng dụng khi thực hành kiến trúc để nâng cao hiệu quả làm việc mà còn với...