Những người cần tiêm phòng cúm hàng năm
Vaccine cúm chỉ có tác dụng phòng bệnh một năm; người trên 65 tuổi, trẻ dưới 5 tuổi, người mắc bệnh mạn tính… được khuyến cáo tiêm phòng hàng năm.
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo vaccine cúm cần được tiêm định kỳ, mỗi năm một lần, áp dụng với mọi đối tượng từ 6 tháng tuổi trở lên. Trong số đó, có những nhóm cần đặc biệt quan tâm, nhằm tránh biến chứng nặng của bệnh. Gồm:
- Người già trên 65 tuổi.
- Trẻ em dưới 5 tuổi.
- Người mắc các bệnh mạn tính, có các bệnh lý nền liên quan tim mạch, hô hấp, đái tháo đường, người suy giảm miễn dịch.
- Nhân viên y tế cũng là nhóm cần tiêm phòng do thường xuyên tiếp xúc với các nguồn truyền nhiễm.
- Đặc biệt, trẻ dưới 9 tuổi chưa được tiêm vaccine cúm lần nào, cần phải tiêm 2 mũi cách nhau một tháng mới đảm bảo hiệu quả phòng bệnh
Mọi người nên tiêm phòng cúm hàng năm để bảo vệ sức khỏe. Ảnh: Echo.
Virus cúm thường có các loại như A, B, C; thường gặp là cúm A và B, gây ra dịch cúm theo mùa. Bệnh cúm dễ lây, thuộc nhóm B trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh nhân thường sốt cao, đau đầu, đau họng, đau cơ, ho, sổ mũi, mệt mỏi. Cúm tự khỏi sau 2-7 ngày, song có thể xâm nhập gây biến chứng viêm tai, phế quản, phổi, não ở trẻ em và người lớn miễn dịch kém.
Video đang HOT
Một trong những cách đơn giản, hiệu quả để phòng bệnh là tiêm vaccine. Vaccine cúm thường chứa loại virus cúm đã bị bất hoạt, có thể tiêm phòng cúm cho trẻ em và người lớn. Trẻ 6-9 tháng tuổi chưa từng tiêm vaccine cúm sẽ tiêm 2 mũi. Người lớn tiêm một mũi. Tùy từng loại vaccine khác nhau mà độ tuổi, lịch tiêm chủng có thể thay đổi.
Cần phân biệt cúm với cảm lạnh. Đối với cúm, bệnh nhân thường có biểu hiện của đường hô hấp như ho, hắt hơi, chảy mũi, đau họng, nặng hơn là viêm phổi, viêm phế quản gây khó thở. Cảm lạnh chỉ dẫn đến hắt hơi, đau họng, và có thể có chảy mũi. Để phân biệt chính xác nhất, cần ngoáy mũi họng mang bệnh phẩm đi xét nghiệm.
Tiêm phòng cúm nhất định phải biết điều này
Trước khi làm tiêm phòng cúm, bạn nên tìm hiểu một vài vấn đề dưới đây để hiểu hơn về biện pháp ngừa bệnh này.
Mùa cúm mỗi năm đến, sẽ có từ 5 đến 20% dân số Hoa Kỳ nằm liệt giường, và ở Việt Nam cũng vậy, hễ ào mùa cúm cao điểm, việc tiêm phòng vắc xin cúm lại được quan tâm nhiều hơn.
Trung tâm Kiếm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết, việc tiêm chủng ngừa cúm hằng năm sẽ giúp cho bạn sự bảo vệ tối ưu chống lại căn bệnh này. Nhưn trước khi tiêm phòng thì cần tìm hiểu một vài vấn đề trước khi tham gia tiêm phòng cúm cho bản thân và gia đình.
1. Phải hiểu rằng dù tiêm phòng rồi vẫn có khả năng bị cúm
Theo CDC ước tính tiêm phòng cúm chỉ có hiệu quả khoảng 42%, có nghĩa dù đã tiêm ngừa cúm chúng ta vẫn có khả năng bị tấn công bởi virus cúm ngay cả sau khi tiêm chủng. Theo nghiên cứu trên tạp chí Proceedings of the National Accademy of Sciences, thì virus của mùa năm trước vẫn có thể phát triển đột biến từ đó sẽ gây trở ngại cho hiệu quả của liều thuốc - đây là một mối đe doạ đối với vắc xin mới của năm sau.
Hàng năm, cứ vào mùa cúm lại có từ 5 đến 20% dân số Hoa Kỳ nằm liệt giường - (Ảnh: Internet)
2. Tiêm 1 mũi không thể chống lại tất cả các loại virus
Bởi trên thực tế luôn có nhiều hơn một loại virus cúm và chắc chắn rằng tiêm phòng cúm không bảo vệ được tất cả chúng.
Scott Hensley, phó giáo sư tại Đại học Pennsylvania, giải thích rằng "Nếu virus H3N2 thống trị mùa cúm ở Mỹ một lần nữa trong năm nay, hiệu quả của vắc xin sẽ giảm xuống mức trung bình và thấp. Các loại cúm khác, như H2N1 và cúm B, có thể sẽ được loại bỏ bởi vắc xin. Vắc xin cũng có thể ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong do virut H3N2 gây ra".
3. Sau khi tiêm phòng, vẫn có khả năng gặp một vài triệu chứng như bệnh cúm
Nếu như gặp các triệu chứng giống như cúm như ho, sốt nhẹ và đau khắp người... sau khi tiêm chủng, bạn hãy yên tâm đó không phải là bệnh cúm. Nhưng nếu vẫn lo ngại bạn hãy kiểm tra kỹ hơn với bắc sĩ của bạn.
4. Tiêm chủng phòng cúm cần được thực hiện hằng năm
Các nhà khoa học đã làm việc không ngừng nghỉ để phát minh ra các loại vắc xin mới mỗi năm nhằm phòng cúm hiệu quả. Do đó dù năm trước bạn đã tiêm vắc xin nhưng chắc chắn không bảo vệ tốt cơ thể bạn chống lại các virut cúm đang lưu hành trong năm nay. "Việc bảo vệ miễn dịch của một người từ việc tiêm chủng giảm dần theo thời gian, do đó cần phải tiêm vắc xin mới hằng năm để có được sự phòng ngừa tốt nhất" CDC tuyên bố.
Việc bảo vệ miễn dịch của một người từ việc tiêm chủng giảm dần theo thời gian - (Ảnh: Internet)
5. Bạn có thể mắc bệnh cúm mà không có biểu hiện gì
Theo thống kê khoảng 20-30% người bị nhiễm cúm không biểu hiện triệu chứng trong suốt hai ngày đầu, nhưng vẫn có thể truyền bệnh cho những người xung quanh họ. Do đó việc tiêm chủng để ngăn ngừa hàng năm của chúng là rất cần thiết.
Những biện pháp nên làm để phòng ngừa cúm mà ai cũng nên nằm lòng:
- Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, rửa tay với xà phòng thường xuyên, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối để phòng cúm hiệu quả.
- Cần ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng từ đó sẽ giúp phòng cúm.
- Hàng năm đều tiêm vắc xin cúm mùa.
- Phải hạn chế tiếp xúc với người bị cúm.
- Khi bạn nhận thấy bản thân có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để xử trí kịp thời.
- Khi giao mùa, không khí hanh khô nên sử dụng thuốc xịt mũi để mang lại độ ẩm cần thiết bên trong mũi.
Bạn hãy nhớ dùng thuốc nhỏ mũi, xịt mũi. Trường hợp là trẻ nhỏ hay người lớn, trước khi sử dụng thuốc điều trị sổ mũi, nghẹt mũi phải rửa mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý. Chỉ cần như vậy sẽ giúp loại sạch bụi bẩn và dịch trong khoang mũi giúp thuốc điều trị ngấm sâu.
1 loại thuốc phổ biến đó là Coldi-B giúp điều trị sổ mũi, nghẹt mũi do viêm mũi, viêm xoang, viêm mũi họng vừa tiện sử dụng lại có tác dụng nhanh.
Điều gì xảy ra khi tôi lần đầu tiên tiêm vắc xin COVID-19? Khi vắc xin COVID-19 đang dần được tung ra trên thế giới, ngày càng nhiều người có cơ hội được tiêm vắc-xin hơn. Lúc này, nhiều người có thể tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu tiêm vắc xin COVID-19? Trang tin y tế Medical News Today đã đăng tải chia sẻ của hai người phụ nữ được tiêm vắc xin phòng...