Tử vong do tim mạch vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, đứng đầu các nguyên nhân gây tử vong và ngày càng bỏ xa các nguyên nhân gây tử vong khác. Tuy nhiên, có những cách đơn giản, dễ thực hiện có thể giúp phòng ngừa các bệnh này.
Trong một nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật toàn cầu (GBD) và các yếu tố nguy cơ tim mạch trong 30 năm qua, từ năm 1990 đến 2019, được công bố trên tạp chí tim mạch hàng đầu thế giới – Journal of the American College of Cardiology, tháng 12/2020, các thông tin đưa ra kết quả đáng buồn: Tử vong do tim mạch vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, đứng đầu các nguyên nhân gây tử vong và ngày càng bỏ xa các nguyên nhân gây tử vong khác. Tuy nhiên, có những cách đơn giản, dễ thực hiện có thể giúp phòng ngừa các bệnh này.
Gánh nặng bệnh tim mạch vẫn gia tăng trong 20 năm qua
Tỷ lệ mắc bệnh tim mạch đã tăng gấp đôi sau 30 năm (từ năm 1990 đến năm 2019); tổng số tử vong tăng (từ 12,3 triệu năm 1990 lên 18,6 triệu năm 2019). Đặc biệt, gánh nặng tử vong do bệnh tim mạch gia tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển hoặc các nước có thu nhập trung bình – thấp, tỷ lệ tử vong giảm ở các nước phát triển nhưng tổng số không giảm do sự tích lũy tuổi và tổng số ca mắc bệnh.
Cơ cấu bệnh tật cũng thay đổi, trong đó các bệnh lý tim mạch liên quan đến xơ vữa mạch máu hoặc thoái hóa ( tăng huyết áp , bệnh động mạch vành , bệnh đột quỵ, suy tim , bệnh hẹp van động mạch chủ do thoài hóa…) gia tăng nhanh chóng, trái lại các bệnh lý van tim liên quan nhiễm trùng như thấp tim, bệnh tim bẩm sinh giảm.
Một vấn đề nữa là, qua 30 năm, các yếu tố nguy cơ tim mạch hàng đầu vẫn hầu như giữ nguyên thứ tự không thay đổi: Trong đó hàng đầu là tăng huyết áp , sau đó là chế độ ăn uống, rối loạn lipid máu và ô nhiễm không khí là không thay đổi gì qua 30 năm. Hút thuốc lá giảm 1 bậc, nhường chỗ cho thừa cân béo phì tăng 1 bậc.
Đây là thực tế đáng lo ngại, thách thức mọi nỗ lực của các nhà chuyên môn trong việc cải thiện bệnh lý tim mạch.
Nhiều bước đi hơn để đạt tới một sức khỏe tốt hơn
Hai nghiên cứu gần đây nhấn mạnh vào lợi ích của việc thực hiện số bước đi hàng ngày ở mức cao.
Nghiên cứu thứ nhất với sự tham gia của 4.840 bệnh nhân tại Hoa Kỳ từ 40 tuổi trở lên, được đeo gia tốc kế hơn 14 giờ mỗi ngày trong thời gian trung bình lên tới 7 ngày, việc thực hiện 8.000 bước mỗi ngày làm giảm một nửa nguy cơ tử vong trong trung bình 10 năm theo dõi so với thực hiện 4.000 bước mỗi ngày. Tuy nhiên, việc bước đi mạnh hoặc cường độ cao có vẻ không ảnh hưởng đến nguy cơ tử vong.
Kết quả của một nghiên cứu khác về việc sử dụng đồng hồ thông minh để vượt qua thách thức theo dõi hoạt động thể lực một cách chính xác trong thời gian dài đã được công bố trên tạp chí Circulation Research. Nghiên cứu này gồm khoảng 900 bệnh nhân như là phần mở rộng của Framingham Heart Study. Với mỗi 1.000 bước hàng ngày khi đồng hồ theo dõi, nguy cơ tim mạch dự đoán của bệnh nhân trong thập kỷ tiếp theo thấp hơn 0,18%. Mức ảnh hưởng này ít hơn ở nữ giới (0,13%) so với nam giới (0,28%) và không có ảnh hưởng ở nữ giới nếu hiệu chỉnh theo BMI.
Đừng quên tiêm phòng cúm
Trong nghiên cứu trên hơn 80.000 bệnh nhân tại Hoa Kỳ nhập viện trong giai đoạn 2010-2018 đã được xác nhận mắc cúm bởi phòng xét nghiệm, gần 12% bệnh nhân có biến cố tim mạch cấp tính như suy tim cấp, nhồi máu cơ tim hoặc cơn tăng huyết áp , trước khi xuất viện.
Trong số các bệnh nhân này, có 31% cần chăm sóc tích cực và 7% tử vong (theo tạp chí Annals of Internal Medicine), kết quả này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng cúm.
Tại Hội nghị Khoa học và Tạp chí của Hiệp hội Nội khoa Hoa Kỳ, nghiên cứu trên 5.000 bệnh nhân Bắc Mỹ có bệnh lý tim mạch cho thấy vắc-xin phòng cúm 3 thành phần liều cao không hiệu quả hơn vắc-xin cúm mùa 3 thành phần liều chuẩn trong việc giảm nguy cơ tử vong hoặc nhập viện do bệnh lý tim mạch hoặc phổi.
Phụ nữ U50 - Phòng ngừa những bệnh lý nguy cơ
Bước vào thời kỳ mãn kinh (40 - 60 tuổi), sự suy giảm nội tiết tố (estrogen) làm cho chị em phụ nữ không chỉ bận tâm về sự xuống cấp nhan sắc mà còn rất lo lắng về tần suất cao mắc các bệnh loãng xương, tim mạch...
Để xua tan nỗi lo, chị em cần biết:
Loãng xương
Loãng xương là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.
Khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, sự thiếu hụt estrogen đã được chứng minh là nguyên nhân gây giảm mật độ xương 2 - 3% mỗi năm, dẫn đến tăng nguy cơ loãng xương nếu có thêm các yếu tố nguy cơ khác như: Tuổi cao; người nhỏ bé, gầy gò; yếu tố di truyền (rất quan trọng); uống nhiều thuốc corticoid trong thời gian dài; chế độ dinh dưỡng thiếu canxi; vitamin D3; uống rượu; hút thuốc lá; ít vận động...
Để giữ cho xương khỏe mạnh khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, các chuyên gia y tế khuyến cáo chị em cần ưu tiên ăn thực phẩm có nhiều canxi, bổ sung vitamin D, tập thể dục thường xuyên, không nên uống rượu bia, hút thuốc lá... Và theo nghiên cứu đa trung tâm ở Mỹ, việc bổ sung estrogen tự nhiên - 120mg isoflavon hàng ngày đã giảm được sự mất xương toàn cơ thể so với nhóm không sử dụng.
Nguy cơ bệnh lý tim mạch
Sự thiếu hụt estrogen trong thời kỳ tiền mãn kinh cùng với những yếu tố nguy cơ thường thấy trong độ tuổi này: Béo phì, cholesterol trong máu cao, xơ vữa mạch máu, đái tháo đường, hút thuốc lá, ít vận động, thần kinh thường xuyên căng thẳng, tiền sử gia đình có bệnh tim mạch, uống thuốc viên tránh thai liều cao trên 10 năm... chính là nguyên nhân tăng nguy cơ bệnh tim mạch từ 2 lên 4 - 8 lần ở phụ nữ tiền mãn kinh..
Tuy nhiên, chị em vẫn có thể ngăn chặn hay giảm nguy cơ bệnh tim mạch bằng cách tập thể dục thường xuyên, giữ tâm lý ổn định... Đặc biệt, trong chế độ ăn uống, nên ăn các loại thực phẩm tốt cho tim như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau củ; thực phẩm chứa isoflavon (estrogen tự nhiên), chẳng hạn như đậu nành hay các loại thực phẩm chức năng có chứa isoflavon; cắt giảm lượng đường và muối; hạn chế tiêu thụ những thực phẩm chế biến sẵn. Không ăn thịt mỡ, da động vật, hạn chế các đồ ăn có chứa nhiều cholesterol (trứng gia cầm, tim, gan động vật, bơ, kem, socola).
Phòng ngừa tai biến của bệnh tim mạch khi trời lạnh Thời tiết lạnh làm tăng tiết các catecholamin trong máu dẫn đến co mạch ngoại biên, làm tăng lượng máu trở về tim và tăng huyết áp. Thời tiết lạnh đặc biệt nguy hiểm ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể gây ra biến cố tim mạch Vì sao trời lạnh dễ xảy ra biến cố tim mạch? Khi thời...
Tin mới nhất
Cách thải độc đơn giản, rẻ tiền, dễ làm nhất mùa xuân để cơ thể khỏe mạnh
10:31:01 26/02/2021
Mùa xuân là khí tiết tốt nhất để dưỡng gan, phục hồi 2 lá gan - cơ quan xử lý độc tố lớn nhất trong cơ thể. Gan khỏe thì cơ thể mới khỏe. Và mùa xuân là cơ hội tốt để thải độc cho nó - Ths. BS Đông y Hoàng Kỳ khuyến cáo.
Sa sâm trị phế, vị âm hư
10:28:58 26/02/2021
Sa sâm là rễ của loài Nam sa sâm (Adenophora veticillata Fisch.), thuộc họ hoàng liên (Campanunaceae); hoặc Bắc sa sâm (Glehnia littoralis Fr. Schmidt. Ex Miq.), thuộc họ hoa tán (Apiaceae).
Bí quyết của cụ bà 105 tuổi chiến thắng Covid-19
10:21:33 26/02/2021
Cụ Lucia DeClerck đã sống sót qua hai đại dịch của nhân loại là cúm Tây Ban Nha và Covid-19. Người phụ nữ này chưa từng mắc bất kỳ căn bệnh hiểm nghèo nào khác.
Ăn gì để phòng tránh bệnh ung thư ruột kết vừa khiến "báo đen" Chadwick Boseman qua đời?
09:53:19 26/02/2021
Boseman đã phải trải qua một cuộc chiến kéo dài 4 năm với căn bệnh ung thư ruột kết, theo một tuyên bố được đăng từ tài khoản Twitter chính thức của anh.
4 món nên vứt ngay nếu không ăn hết chứ đừng tiếc rẻ mà cất tủ lạnh, cố ăn chỉ làm tăng nguy cơ mắc ung thư
09:50:08 26/02/2021
Nhiều khi bệnh lại từ miệng mà ra nên bạn cần né ngay 4 món sau đây để tránh gây hại cho sức khỏe của mình nhé!
Hầu hết trẻ nhỏ đều vừa bú mẹ vừa bú bình, đây là 4 điều các mẹ cần lưu ý để bé nhanh cứng cáp khi ăn kết hợp 2 loại sữa
09:48:08 26/02/2021
Nếu cho con bú không đúng cách, trẻ có nguy cơ bỏ bú mẹ đồng thời ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa non nớt của các bé.
Những ai hay bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chớ chủ quan, nên đi khám ngay kẻo để lại di chứng nặng nề về sau
09:40:32 26/02/2021
Hiện nay, nhiều người cho rằng bị tiền đình đa số là lành tính, tái đi tái lại và có thể tự hết các cơn chóng mặt nên nhiều trường hợp chủ quan không đi khám, bỏ qua cơ hội vàng điều trị, để lại di chứng nặng nề cho người bệnh.
5 loại thực phẩm là “khắc tinh” của trái tim
09:38:33 26/02/2021
Có nhiều loại thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày mà không nhận ra rằng chúng là khắc tinh của trái tim. Hãy thay đổi thói quen ăn uống để giữ một hệ tim mạch khỏe mạnh.
Nếu có những dấu hiện này, xin chúc mừng bạn chắc chắc là người sống thọ trên 80 tuổi
09:35:49 26/02/2021
Người có những biểu hiện dưới đây chắc chắc sở hữu một sức khỏe tốt, báo hiệu tuổi thọ kéo dài.
Tại sao nên uống một thìa dầu ô liu vào buổi sáng?
09:33:20 26/02/2021
Ăn một thìa dầu khi ngủ dậy đem lại những lợi ích sức khỏe tuyệt vời, rất đáng để thử!
7 lý do gây tăng cân vùn vụt mà không phải do lười vận động hay ăn quá nhiều
09:29:02 26/02/2021
Không phải việc tăng cân nào cũng xuất phát từ thói quen ăn uống quà đà và sự lười biếng tập thể dục.
9 mẹo nhỏ giúp bạn ngừng ngáp hiệu quả
09:26:28 26/02/2021
Hành động ngáp thể hiện bên ngoài cho biết bạn đang chán và không thể tập trung. Tìm hiểu ngay mẹo giúp bạn ngừng ngáp hiệu quả giúp làm việc năng suất hơn sau đây.
Uống sinh tố trái cây theo cách này không tốt cho sức khỏe
05:59:58 26/02/2021
Chuyên gia dinh dưỡng thực vật người Mỹ Stephanie Mantilla cho biết, một trong những thành phần bổ sung không tốt nhất cho sinh tố là nước ép trái cây.
'Dưỡng chất vàng cho não bộ của trẻ', bố mẹ nên bổ sung cho con trước 3 tuổi
05:57:30 26/02/2021
Cá hồi, mỡ cá hồi rất dồi dào Omega 3, 6, 9, đặc biệt là DHA, EPA - những dưỡng chất vốn được mệnh danh là dưỡng chất vàng cho não bộ của trẻ.
Nghiên cứu mới 'giải oan' cho thuốc statin
05:56:42 26/02/2021
Một báo cáo nghiên cứu mới được công bố cho biết thuốc statin trên thực tế không hề có tác dụng phụ gây gây đau cơ.
Mật độ virus - yếu tố quyết định tốc độ lây lan SARS-CoV-2
05:56:07 26/02/2021
Một nghiên cứu mới đây của nhóm các nhà khoa học Anh và Tây Ban Nha cho thấy: Mật độ virus lớn chính là yếu tố quyết định nguy cơ làm gia tăng tốc độ và hiệu quả lây truyền SARS-CoV-2.
Hệ lụy nguy hiểm của bệnh lậu
23:06:34 25/02/2021
Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhea, song cầu trong tế bào. Vi khuẩn lậu có thể sinh sôi nảy nở nhanh trong môi trường nóng và ẩm ướt của đường sinh sản như cổ tử cung, buồng trứng, vòi trứng và cả đường tiết niệu (niệu đạo).
Ăn gỏi: Thói quen nguy hiểm!
22:12:23 25/02/2021
Nhiều người Việt thích ăn các món gỏi, tái hay tiết - huyết động vật mà không biết nguy cơ nhiễm bệnh từ các món ăn này là rất cao.
Những điều bạn có thể nhận biết thông qua dịch tiết âm đạo
22:09:08 25/02/2021
Những thay đổi về màu, mùi và lượng dịch tiết âm đạo, hay khí hư, có thể nói lên nhiều điều về sức khỏe của bạn.
Ra dịch nhầy giữa chu kỳ kinh nguyệt có đáng lo?
22:07:41 25/02/2021
Khí hư hay còn gọi là dịch âm đạo thông thường có màu trắng trong như lòng trắng trứng gà và không có mùi hôi tanh. Vào mỗi thời điểm khác nhau của chu kỳ, số lượng cũng như tính chất dịch nhầy tiết ra sẽ khác nhau.
Cảnh giác với cong vẹo cột sống ở trẻ
22:03:04 25/02/2021
Cong vẹo cột sống thường gặp ở trẻ 12-15 tuổi. Nếu cong vẹo cột sống mức nhẹ thường ít gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Luyện tập thể thao mùa Covid
22:01:26 25/02/2021
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, việc tập thể dục thường xuyên, đúng cách, tích cực vận động cơ thể có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe thể lực lẫn sức khỏe tinh thần, phòng tránh dịch COVID-19.
Nguyên nhân gây viêm môi
21:58:31 25/02/2021
Viêm môi là một bệnh khá thường gặp trong bệnh lý ngoài da, giới hạn trong viền môi hoặc lan qua viền môi, diễn biến cấp hoặc mạn tính.
Nhận biết những dấu hiệu đáng sợ của phình mạch não
21:56:47 25/02/2021
Phình động mạch não gặp nhiều ở nữ hơn nam, tuổi hay gặp nhất là 40-60. Phình động mạch não hiếm khi gặp ở trẻ em.
Thiếu vitamin D gia tăng nguy cơ nhiễm virus
21:52:46 25/02/2021
Trong một nghiên cứu mới đây được thực hiện ở Armenia, các nhà khoa học đã phát hiện những người có lượng vitamin D thấp là đối tượng dễ bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus hơn và có nguy cơ nhập viện do bệnh tình xấu đi cao hơn bình thường kh...
Thuốc trị huyết áp có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm
21:48:32 25/02/2021
Nhiều người lo ngại rằng, ở những người tăng huyết áp bị trầm cảm, thuốc trị huyết áp sẽ làm trầm trọng trầm cảm ở người bệnh.
Bị “bóng đè” khi ngủ, dùng thuốc gì?
21:45:03 25/02/2021
Bóng đè là một rối loạn giấc ngủ, tên khoa học là chứng tê liệt khi ngủ. Khi gặp hiện tượng này thường xuyên người bệnh nên được tư vấn và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.
Vẫn biết ốc rất ngon nhưng những người này tuyệt đối không nên ăn kẻo rước họa vào thân
21:43:12 25/02/2021
Ốc là một loại hải sản có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, không phải ai ăn ốc cũng tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số người không nên ăn ốc, các bạn nên tham khảo để phòng tránh nhé.
Ăn bí đỏ nhớ kỹ 7 điều này kẻo rước thêm bệnh vào người
21:40:40 25/02/2021
Ăn bí đỏ sai cách vừa không thu được lợi ích về dinh dưỡng vừa có thể gây hại đến sức khỏe.