Những người cần kiêng kị sữa bò
Sữa vốn rất tốt cho sức khỏe thế nhưng không phải ai cũng có thể bổ sung sữa hằng ngày. Với một số người sữa là đồ uống cần phải kiêng kị.
Sữa bò là loại đồ uống rất giàu dinh dưỡng, uống sữa bò là cách bồi bổ sức khỏe rất tiện lợi, đơn giản.
Sữa bò còn có thể có tác dụng chữa trị bệnh như bồi bổ những hư tổn của cơ thể, ích phế lợi vị, sinh tân dịch, nhuận tràng nữa. Tuy nhiên, chất protein trong sữa bò làm một số người bị dị ứng và khó tiêu hóa. Do đó, có một số người không nên uống sữa.
1. Người bị dị ứng sữa bò
Không phải ai cũng có thể tiêu hóa được những chất có trong sữa bò. Có những người sau khi uống sữa, xuất hiện triệu chứng đau bụng, đi ngoài hoặc bị viêm mũi, suyễn. Những người bị như vậy không nên ăn sữa bò.
2. Người thiếu máu do thiếu chất sắt
Những người bị thiếu máu do thiếu chất sắt thường phải bổ sung chất sắt trong quá trình điều trị. Vì vậy họ không nên uống sữa. Kali và chất phốt pho trong sữa sẽ cản trở sự hấp thu sắt trong cơ thể càng làm bệnh thiếu máu thêm nặng.
3. Người làm việc tiếp xúc với chất chì
Chất đường sữa trong sữa bò có thể xúc tiến sự hấp thu và tích trữ chì trong cơ thể. Do đó, những người làm việc có tiếp xúc chất chì không nên uống sữa bò.
4. Người không chịu được sữa bò
Có một số người hễ uống sữa bò là bị đau bụng đi ngoài. Thực ra nguyên do không phải là khâu bảo quản sữa có vấn đề hay do chưa quen bụng. Mà thực chất đó là những người thiếu chất xúc tác dung môi trong đường sữa nên uống sữa bò không tiêu hóa hấp thu được đường sữa.
5. Người đã cắt dạ dày
Do sữa bò không lưu lại trong dạ dày được lâu, mà rất nhanh chóng đi vào đường ruột nên rất khó tiêu hóa và hấp thu.
6. Người mắc bệnh viêm túi mật và viêm tuyến tụy
Video đang HOT
Với những người mắc bệnh viêm túi mật và viêm tuyến tụy việc uống sữa bò gia tăng công suất làm việc cho mật và chất xúc tác mỡ tụy để tiêu hóa chất mỡ ở trong sữa. Khi uống sữa bò nhất là sữa có bơ sẽ làm túi mật và tuyến tụy làm việc nhiều lên, khiến bệnh nặng thêm.
7. Người mắc bệnh dễ rối loạn tiêu hóa
Triệu chứng bệnh rối loạn tiêu hóa chủ yếu là đau bụng, bị đi táo hoặc đi lỏng. Nguyên nhân gây bệnh thường liên quan đến yếu tố tinh thần, dị ứng thức ăn. Người mắc bệnh này tốt nhất là không uống sữa.
8. Người mắc bệnh viêm thực quản
Mỡ là thành phần có trong sữa bò. Với những người mắc bệnh viêm thực quản thì việc uống sữa bò có thể giảm thấp chức năng co giãn đoạn dưới thực quản, dẫn đến hiện tượng ợ chua. Các bác sỹ khuyến cáo không nên cho bệnh nhân viêm thực quản uống sữa bò.
Theo PNO
5 loại sữa tốt cho sức khỏe
Nói đến sữa, người ta thường nghĩ ngay đến sữa bò. Nhưng nếu bạn không thích sữa bò thì hoàn toàn có thể tìm những lựa chọn khác để thay thế mà vẫn rất tốt cho sức khỏe.
Nhiều protein hơn: Sữa đậu nành
Đậu nành là nguồn protein khá hoàn chỉnh, cung cấp tất cả 9 a xít amin thiết yếu. Nếu bạn lo ngại về nồng độ hoóc môn thì nghiên cứu của Trường Đại học Minnesota (Mỹ) đã cho thấy khẩu phần đậu nành không ảnh hưởng đến nồng độ hoóc môn hoặc số lượng tinh trùng.
Lựa chọn: Một sản phẩm làm từ hạt đậu nành hữu cơ, chứ đừng chọn protein tách chiết từ đậu nành vì nó sẽ chứa ít chất dinh dưỡng hơn.
Phần thưởng: Sữa đậu nành Vị sô cô la có carbonhydrat tác dụng nhanh tạo thành thứ nước uống hoàn hảo sau một buổi tập thể dục.
Cảnh giác: Sữa làm từ đậu nành biến đổi gen (chiếm khoảng 90% thị trường) có liên quan với ung thư tiền liệt tuyến.
Ít calo hơn: Sữa hạnh nhân
Hạnh nhân được ngâm trong 6 đến 8 tiếng, để ráo, sau đó cho nước vào xay nhuyễn, vì thế rất giàu hương vị mà không chứa nhiều calo (chỉ 30 calo, ít hơn 1/3 so với sữa gầy hoặc đậu nành).
Lựa chọn: Loại không đường, không phụ gia tạo mùi và được bổ sung vitamin B12 (giúp biến thức ăn thành năng lượng.
Phần thưởng: Chất béo trong sữa hạnh nhân là chất béo không no chuỗi đơn, làm giảm nguy cơ bệnh tim.
Cảnh giác: Loại sữa này không chứa nhiều protein (chỉ 1g).
Chất béo tốt: Sữa dừa
Được chế biến từ cùi dừa nạo, sữa dừa (khác với dầu dừa dùng nấu ăn) chứa nhiều các a xít béo no và triglyceride chuỗi trung bình (4,5g/cốc), dễ tiêu hóa và cung cấp nguồn năng lượng nhanh chóng.
Lựa chọn: Loại không đường và được bổ sung canxi và vitamin D.
Phần thưởng: Đây là nguồn magiê tốt, giúp giảm huyết áp, và là nguồn a-xít lauric chống lại nhiễm trùng. Thứ đồ uống này cũng chứa ít calo (45calo/cốc).
Cảnh giác: Ngay cả chất béo tốt cũng cần được ăn vừa phải.
Bổ sung carbonhydrat: Sữa gạo
Được chế biến bằng cách xay nhuyễn gạo lứt đã đồ chín, Mỗi cốc sữa gạo chứa lượng carbohydrat trước mỗi buổi tập.
Lựa chọn: Chọn loại được bổ sung can xi và vitamins A, D, và B12.
Phần thưởng: Bổ sung các chất chống ô xi hóa tăng cường miễn dịch và những vitamin như niacin giúp xử lý cholesterol. Ngoài ra đây còn là loại "sữa" rất lành, ít gây dị ứng.
Cảnh giác: Chứa nhiều calo hơn các loại khác, khoảng 120 calo mỗi cốc.
Các omega-3 thiết yếu: Sữa từ hạt cây gai dầu (Hemp)
Sữa hemp, được chế biến từ hạt cây gai dầu đã tách vỏ, chứa những a xít béo omega-3 thiết yếu giúp chống lại bệnh tim và viêm khớp.
Lựa chọn: Loại chứa dưới 12g đường mỗi phần.
Phần thưởng: Có kali, magiê và chứa ít muối natri hơn các loại "sữa" thay thế khác.
Cảnh giác: Chứa ít calo, ít protein- và giàu chất béo.
Thêm can xi: Sữa bò
Tuy gần đây bị mang nhiều tiếng xấu, song sữa bò vẫn là thứ đồ uống rất đậm đặc dưỡng chất.
Một phần sữa bò chứa 300mg can xi.
Lựa chọn: Sữa hữu cơ; a-xít béo omega-3 có thể cao hơn 60%.
Phần thưởng: Nguồn protein dồi dào và hoàn chỉnh (8g).
Cảnh giác: Sữa nguyên kem chứa nhiều chất béo no và cholesterol (đó là lý do tại sao đa số các chuyên gia dinh dưỡng ủng hộ sữa gầy) nhưng lại đang trở thành xu hướng sau khi các nhà nghiên cứu thuộc Trường Y Harvard thấy rằng loại sữa này gây no hơn.
Theo VNE
Tình dục mùa xuân: Kiêng kị điều gì? Không nên sinh hoạt TD trong những ngày lạnh lẽo hoặc trong điều kiện quá lạnh, vì có thể mắc chứng liệt dương ở nam và lãnh đạm ở nữ. Mùa xuân, tính từ tiết lập xuân đến tiếp lập hạ, là mùa khởi đầu của một năm. Đó là mùa như y thư cô Hoàng Đế Nội Kinh đã viết: "Ba tháng...