Những người bạn của Đoàn: Người lặng thầm tiếp sức học sinh đến trường
“Tôi khóc khi nhìn cô bé ấy, 18 tuổi cười ngây ngô cùng bạn bè ở ngôi trường cho trẻ chuyên biệt Rạng Đông. Trong tim tôi càng thôi thúc mình phải làm nhiều điều ý nghĩa hơn cho những em học sinh, sinh viên khắp Việt Nam”.
Chị Phương trao học bổng cho các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn – ẢNH: NVCC
Đó là bộc bạch của chị Huỳnh Thị Lan Phương, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH xử lý chất thải Việt Nam (VWS). Trong hơn 10 năm qua, chị Lan Phương và VWS đã lặng thầm đứng sau nhiều hoạt động tiếp sức học sinh đến trường, trong đó có các chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên .
Ngày 14.3 tới đây, chị được T.Ư Đoàn mời tham gia chương trình “Những người bạn của Đoàn”, nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Chị Huỳnh Thị Lan Phương – ẢNH: THÚY HẰNG
Video đang HOT
“Tôi thấy tuổi trẻ của chính mình nơi các em”
Chị Huỳnh Thị Lan Phương kể mình đã có một tuổi thơ gặp nhiều khó khăn khi cha mất sớm, phải sống cùng ông bà nội và sớm tự lập, vừa học vừa kiếm tiền. Để có ngày hôm nay, chị từng trải qua nhiều công việc khác nhau.
Tôi dự nhiều chương trình của Thành đoàn, T.Ư Đoàn và trong tôi chỉ biết 2 từ ngưỡng mộ. Thế hệ trẻ hôm nay tự tin, bản lĩnh, thông minh. Và thật sự môi trường của Đoàn đã giúp các bạn có được bản lĩnh, những trải nghiệm sâu sắc như thế
“Chính vì đi lên từ khó khăn nên tôi rất dễ động lòng với những hoàn cảnh nghèo khó. Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước. Chăm lo cho các em cũng là nuôi dưỡng những nhân tài để xây dựng Tổ quốc phồn thịnh hơn, đó là lý do chúng tôi luôn ủng hộ hành trình đến trường của các em”, chị bộc bạch.
Người đồng hành cùng các chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên chia sẻ đây là chương trình thật sự ý nghĩa cho các em ở ngưỡng cửa vào đời, để các em biết chọn lựa đúng ngành, nghề, con đường mình đi đúng với đam mê, năng lực bản thân. Từng làm việc với rất nhiều thế hệ học sinh, sinh viên, chị chia sẻ thật sự ấn tượng với lớp trẻ ngày nay.
“Tôi dự nhiều chương trình của Thành đoàn, T.Ư Đoàn và trong tôi chỉ biết 2 từ ngưỡng mộ. Thế hệ trẻ hôm nay tự tin, bản lĩnh, thông minh. Tôi từng có lúc muốn phát biểu rằng: “Tôi muốn nhận tất cả các bạn sinh viên vào công ty tôi làm việc”. Và thật sự môi trường của Đoàn đã giúp các bạn có được bản lĩnh, những trải nghiệm sâu sắc như thế”, chị nói.
Bình minh ở mái trường Rạng Đông
Một dấu ấn trên hành trình tiếp sức cho học sinh của chị Phương và VWS phải kể tới ngôi trường giáo dục chuyên biệt Rạng Đông được xây dựng ở xã Phong Phú, H.Bình Chánh, TP.HCM năm 1998 do VWS tài trợ trang thiết bị, dụng cụ học tập. Công ty còn xây dựng một thư viện để các em có nơi vui chơi, đọc sách.
Để không trò nào bị bỏ lại phía sau
Trong hơn 10 năm qua, chị Huỳnh Thị Lan Phương và VWS đã phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tại TP.HCM thực hiện các học bổng Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hữu Thọ, giúp học trò nghèo các vùng ven TP.HCM được đến trường. Đồng thời còn có học bổng “Nâng bước thủ khoa” hỗ trợ các thủ khoa đầu vào các trường khắp cả nước; các học bổng trao cho sinh viên nghèo vượt khó và nhiều chương trình chăm lo tết cho bà con khó khăn… VWS cũng phối hợp với Ủy ban Người Việt Nam tại nước ngoài tại TP.HCM tổ chức trại hè thanh thiếu niên kiều bào từ nhiều quốc gia…
Chị Huỳnh Thị Lan Phương cho hay mình nhiều lần rơi nước mắt khi những học trò khuyết tật nô đùa, và các em như tìm thấy bình minh ở ngôi trường này. “Cô bé đó đã 18 tuổi, lẽ ra em đã vào ĐH như con của tôi. Nhưng em chỉ cười ngây ngô, thầy giáo nói thương em đi lang thang bên ngoài nên vẫn cho em tới trường, để được ăn cơm, sinh hoạt cùng các bạn”, chị kể.
Hay như 2 năm trở lại đây, VWS trao học bổng cho Dương Thị Hồng Đào, cháu nội của một công nhân trong công ty. Cha mất đột ngột vì tai nạn giao thông, mẹ bỏ đi, Đào đã nghĩ tới chuyện bỏ học, nhưng chị Phương và VWS đã động viên và lo hết học phí cho em đến lớp 12. Ngày mọi người tới thăm, bé Đào khóc nghẹn bên bàn thờ cha mình.
Tất cả những câu chuyện xúc động ấy cứ thôi thúc chị Phương không dừng lại trên hành trình làm những điều tốt đẹp nhất cho cộng đồng, nhất là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
"Tác giả sách giáo khoa không hình dung được sách mình đào tạo con người nào!"
"Phản ứng của xã hội về sách giáo khoa những ngày qua cho thấy một nội dung rất quan trọng: Khi biên soạn bộ sách này, các tác giả đã không có một triết lý giáo dục đúng và tường minh dẫn dắt, nên các tác giả đã không hình dung được sách giáo khoa của mình sẽ đào tạo con người nào...
TS Giáp Văn Dương, Chủ tịch GiapGroup
... Vì thế, ngữ liệu, nội dung, hình ảnh minh họa... sẽ thiếu nhất quán, tự phát và bị giới hạn bởi trải nghiệm tuổi thơ và giáo dục của chính các tác giả. Đó chính là lý do vì sao trong sách hay có nhiều từ địa phương, xa lạ và ít sử dụng với trẻ em hiện giờ.
Ngoài ra, cách dùng từ ngữ, cách nói của các tác giả khi còn nhỏ cũng đi thẳng vào sách giáo khoa vì cho rằng trẻ con nào cũng sẽ nói năng như vậy. Nhưng thực tế không phải vậy, vì vùng miền khác nhau, thời đại khác nhau, nên cách dùng từ của trẻ hiện nay sẽ rất khác so với cách dùng từ của các tác giả khi còn nhỏ trước kia.
Khi đã thiếu triết lý giáo dục dẫn dắt, tự phát và bị giới hạn bởi quá khứ như thế, những gì được viết ra trong sách giáo khoa sẽ là những gì thuộc về tiềm thức và trải nghiệm tự nhiên của chính các tác giả, những người đã rất cũ, đã thuộc về quá khứ, chứ không phải những gì dành cho các thế hệ tương lai, thuộc về một thời đại hoàn toàn mới.
Chưa kể, điểm yếu cốt tử của việc biên soạn sách giáo khoa từ xưa đến nay vẫn chưa khắc phục được, đó là: Không có một tổng công trình sư chỉ huy việc biên soạn sách giáo khoa cho toàn cấp học.
Việc này dẫn đến một thực tế rằng các tác giả trong cùng một bộ sách nhưng thuộc các bộ môn khác nhau, hiếm khi làm việc cùng nhau để đồng bộ hóa, dẫn đến nhịp đi của các bộ sách bị vênh nhau, gây khó cho học sinh và giáo viên, làm giảm chất lượng giáo dục rất nhiều.
Những điều này chỉ có thể khắc phục khi: Xác lập được một triết lý giáo dục đúng để dẫn dắt việc biên soạn sách giáo khoa, bộ giá trị cốt lõi làm khung tham chiếu, một nhóm phương pháp giáo dục tiên tiến để truyền tải các nội dung này, và một tổng công trình sư đủ tầm vóc để chỉ huy việc biên soạn sách giáo khoa cho toàn cấp học. Nếu không thì các bộ sách giáo khoa của năm sau cũng không hy vọng sẽ khắc phục được các sai sót này".
(TS GIÁP VĂN DƯƠNG nêu quan điểm về nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 đang vấp phải phản ứng dư luận hiện nay).
Tuyên dương 130 học sinh, sinh viên các trường dạy nghề 130 học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc được tuyên dương tại Nhà hát lớn Hà Nội, tối 9/10. Đây là lần đầu tiên sự kiện được Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức. Trong 130 em có 112 sinh viên, 18 học sinh của 70...