Những ngôi trường từ chối hoa hồng, tặng sách giáo khoa mới cho học sinh lớp 1
Sách bổ trợ, tham khảo nếu mua nhiều quá sẽ làm phân tâm các em học sinh, sách giáo khoa có 1 quyển trong khi sách bổ trợ nhiều gấp mấy lần thì khổ các cháu quá.
Hơn 23 triệu học sinh trên cả nước đã chính thức bước vào năm học mới 2020-2021. Đây là năm học được đặt nhiều kỳ vọng, mở đầu chặng đường đổi mới giáo dục, chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh.
Nhưng hình ảnh những đứa trẻ lớp 1 phải “cõng” tới 23 đầu sách mà 2/3 trong số đó là sách tham khảo, theo ý kiến phụ huynh và chuyên gia giáo dục thì đây là đang đi ngược với mục tiêu.
Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020 – 2021 thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được phê duyệt, gồm 8 môn học bắt buộc: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên – Xã hội, Giáo dục Thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Âm nhạc, Mỹ thuật và 1 môn học tự chọn là tiếng Anh.
Hiện nay sách giáo khoa theo chương trình mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt thì bộ sách ít nhất là 9 cuốn và bộ nhiều nhất là 11 cuốn.
Quá nhiều sách tham khảo bán kèm bộ sách giáo khoa chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: PV.
Tuy nhiên theo phản ánh của một số phụ huynh, có tình trạng một số trường tiểu học yêu cầu phụ huynh học sinh mua sách giáo khoa, tài liệu tham khảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1 năm học 2020-2021 không đúng quy định.
Cụ thể có những trường yêu cầu phụ huynh mua sách và tài liệu, tổng cộng tới trên 800.000 đồng 1 bộ.
Phụ huynh phản ánh là không được nhà trường, hay đơn vị phát hành thông báo, giải thích rõ ràng đâu là sách giáo khoa (bắt buộc phải mua) và đâu là sách bổ trợ, tham khảo (không bắt buộc phải mua).
Kết quả thông qua nhà trường, phụ huynh phải mua cả “combo” sách và đồ dùng lớp 1 cho con do Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Hà Nội phát hành, với 19 cuốn, có giá là 305.000 đồng.
Cộng thêm bộ hình khối môn Toán, bộ đồ dùng Toán – tiếng Việt cũng với giá vài trăm nghìn đồng.
Đồ dùng cá nhân của học sinh thì nhà trường không nên can thiệp vào mà hãy để gia đình các em tự mua. Ảnh: PV.
Số lượng sách giáo khoa mới phải mua vượt cả về số lượng và giá tiền. Ảnh: PV.
Lớp 1 chưa cần phải có quá nhiều sách tham khảo
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, nhà giáo Đào Thị Thủy – Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội, cho biết: “Bao nhiêu năm nay cứ đầu năm vào lớp 1 thì nhà trường chúng tôi tặng cho mỗi con 1 bộ sách giáo khoa mới đầy đủ các đầu sách tối thiểu và một vài tài liệu in lưu hành nội bộ.
Trong quá trình học nếu học sinh cần thêm các bài tập bổ sung, bổ trợ để rèn luyện kỹ năng, mở rộng thêm thì giáo viên chủ nhiệm sẽ in phiếu, phô tô phát cho học sinh chứ các con không phải mua bất kỳ một sách tham khảo nào ngoài thị trường.
Video đang HOT
Toàn bộ giáo viên nhà trường đã được quán triệt tuyệt đối không khuyến khích, yêu cầu hay vận động tư vấn cho phụ huynh mua bất cứ loại sách tham khảo nào.
Trước đây các nhà xuất bản cũng thường vận động chúng tôi hướng dẫn các con mua nhiều loại sách tham khảo và có trích lại phần trăm cao cho nhà trường, nhưng vì chúng tôi không có chủ trương đó nên những năm sau họ không đến mời nữa.
Đối với cá nhân tôi thì những loại sách tham khảo cho học sinh bán ngoài thị trường bao giờ cũng có 2 mặt, có ích nhiều hay ít mà thôi.
Nhiều phụ huynh được sự “vận động” của nhà trường, hoặc không nắm rõ nên đã vội mua dẫn đến không dùng tới, lãng phí vì những sách đó không hề rẻ.
Ngoài việc các con học ở trường và giáo viên đã nắm được khả năng tiếp thu kiến thức của con đến đâu, mạnh hay yếu môn nào, cần nâng cao hay bổ sung… thì các cô đều có giáo trình điều chỉnh phù hợp.
Nếu ngay từ đầu năm nhiều phụ huynh đã mua ồ ạt các loại sách đó thì theo tôi là chưa sát thực. Còn nếu phụ huynh dành nhiều thời gian đồng hành với con thì phần nào sách tham khảo đó cũng có tác dụng, còn với đại trà thì không.
Tất nhiên là sách thì có tác dụng, tuy nhiên là học sinh hay phụ huynh có sử dụng sách tham khảo đó hiệu quả đến đâu nếu không sẽ dẫn đến lãng phí, có tình trạng là nhiều em học sinh mua rất nhiều sách tham khảo theo đề nghị của nhà trường về rồi cả năm không dùng đến.
Kiến thức trong sách giáo khoa của Bộ là phủ rộng khắp các chương trình cơ bản, nhưng đưa những kiến thức đó đến được các con lại tùy thuộc vào cách giảng dạy của giáo viên, cũng như khả năng tiếp thu của từng học sinh.
Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm của chúng tôi yêu cầu giáo viên chủ nhiệm chia các em học sinh trong lớp thành nhiều nhóm, căn cứ vào trình độ của từng nhóm thì giáo viên sẽ có cách đưa kiến thức hoặc giao bài phù hợp.
Còn về đồ dùng học sinh như bút, thước kẻ…thì đó là đồ dùng cá nhân của các con và các gia đình tự mua chứ nhà trường không bán hoặc mua hộ, tuy nhiên nhà trường vẫn bố trí mỗi lớp có một số đồ dùng sơ cua phát miễn phí phòng khi các con bị hỏng hoặc quên khi đến lớp.
Những đồ dùng cho các con học theo dự án hoặc dạy STEM thì yêu cầu phải đảm bảo an toàn nên với những dụng cụ này nhà trường sẽ tự mua và các con cũng không phải đóng góp gì”.
Nhà giáo Đào Thị Thủy – Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội. Ảnh: Tùng Dương.
Theo cô Thủy: “Đối với sách giáo khoa cho học sinh từ lớp 2 trở lên thì vào cuối năm theo hướng dẫn của phòng giáo dục cũng có tên các loại sách giáo khoa tối thiểu, trường chúng tôi dựa vào đó để thông báo cho các phụ huynh.
Phụ huynh sẽ tự đi mua cho các con ngoài thị trường, và nhà trường rất khuyên khích các bậc phụ huynh dành thời gian đưa các con đến hiệu sách để mua sắm các vật dụng chuẩn bị cho năm học mới.
Việc được bố mẹ đưa đi hiệu sách khiến các con có cảm xúc rất vui sướng, đó cũng là một tâm lý có lợi để các con có tâm thế bước vào năm học.
Hiện nay có nhiều trường hướng dẫn phụ huynh học sinh mua rất nhiều loại sách tham khảo thì tôi cũng không rõ mục đích của các trường đó thế nào?
Nhưng theo tôi thì học sinh lớp 1 cũng chưa cần phải có quá nhiều sách tham khảo như vậy và quan trọng nữa là mua nhưng không dùng đến cũng như có hiệu quả hay không?
Chúng ta hướng đến mục tiêu giảm tải, giảm áp lực học hành cho học sinh, việc phải mua nhiều sách như vậy là đi ngược chủ trương này.
Quá nhiều sách tham khảo sẽ làm phân tâm học sinh
Đồng quan điểm trên về vấn đề này, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Võ Thế Quân – Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Đông Đô (Hà Nội), chia sẻ: “Tôi biết việc nhiều trường mua sách giáo khoa cho học sinh mà không phải chỉ riêng lớp 1 đâu mà còn tất cả các cấp học phổ thông nữa.
Tiến sĩ Võ Thế Quân – Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Đông Đô (Hà Nội). Ảnh: Tùng Dương.
Thứ nhất về phía nhà trường có trách nhiệm thông báo, và có thể giúp phụ huynh làm việc với công ty phát hành sách để chọn được bộ sách phù hợp với học sinh.
Nên hướng dẫn mua đúng bộ sách chuẩn theo quy định của Bộ và trách nhiệm của nhà trường nên dừng ở đó. Còn những em học sinh hoặc gia đình có nhu cầu tự mua thì hãy để gia đình các em quyết định, nhà trường không nên can thiệp vào.
Nhiều gia đình có nhu cầu khác nhau và cũng có nhiều em không cần sách bổ trợ, phụ huynh hiện nay đều có trình độ và họ muốn dạy con định hướng, phát triển theo cách riêng của họ.
Mà theo tôi các sách bổ trợ, tham khảo nếu mua nhiều quá còn làm phân tâm các em học sinh, sách giáo khoa có 1 quyển trong khi nhìn cả chồng sách bổ trợ nhiều gấp mấy lần thì quả là vất vả cho các cháu.
Tôi thấy việc mua sách bổ trợ tham khảo là thực sự không cần thiết vì hiện nay rất nhiều phương pháp học mới, dạy mới cũng như lượng kiến thức có rất nhiều trên Interrnet và cần thì có thể tham khảo ở đó.
Việc nhà trường mua hộ sách giáo khoa cho học sinh cũng có mặt tích cực bởi khi nhà trường đặt mua số lượng lớn thì thường được giảm giá, thứ hai nữa là tránh tình trạng học sinh tự đi mua nhưng lại mua phải sách in lậu.
Nhưng nhà trường cũng nên hướng dẫn và chỉ mua hộ sách giáo khoa theo đúng quy định của Bộ thôi, còn các sách tham khảo thì không nên mua bởi có thể việc đó lại khuyến khích các nhà xuất bản ra thêm nhiều sách chạy theo lợi nhuận nhưng tác dụng lại không nhiều, vô tình tạo thêm gánh nặng về kinh tế cho các gia đình.
Theo tôi được biết sách bổ trợ và sách tham khảo có phần trăm hoa hồng sau bán hàng rất lớn, hơn rất nhiều so với phần trăm bán sách giáo khoa”.
Giá sách giáo khoa mới cao hơn giá sách cũ, hiện giá của các bộ sách mới không chênh nhau nhiều.
Giá cụ thể của 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 năm nay như sau:
Bộ Cánh Diều của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh phát hành với 8 cuốn có giá 199.000 đồng.
4 bộ còn lại của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam gồm Kết nối tri thức với cuộc sống 10 cuốn giá 179.000 đồng, Chân trời sáng tạo gồm 9 cuốn giá 186.000, Cùng học để phát triển năng lực 10 cuốn giá 194.000, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục 9 cuốn giá 189.000 đồng.
Giá của bộ sách giáo khoa lớp 1 năm học 2019 – 2020 theo chương trình hiện nay là 54.000 đồng, thấp hơn nhiều so với sách mới nhưng chỉ có 6 cuốn: tiếng Việt (hai tập), toán, tự nhiên và xã hội, tập viết (hai tập).
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường tiểu học phải cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin về sách giáo khoa sử dụng tại trường để học sinh và gia đình học sinh biết, mua sắm.
“Nhà trường trang bị tài liệu tham khảo phục vụ hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên, khuyến khích giáo viên sử dụng tài liệu tham khảo để nâng cao chất lượng giáo dục.
Mọi tổ chức, cá nhân không được ép buộc học sinh phải mua tài liệu tham khảo, phụ huynh, học sinh tự mua sắm theo nhu cầu thực tế và quyền tự chọn, không bắt buộc”. Bộ Giáo dục và Đào tạo nhắc nhở trong văn bản gửi các sở Giáo dục và Đào tạo.
Sách giáo khoa cho năm học mới: Vừa thừa, vừa thiếu
Câu chuyện thiếu sách giáo khoa (SGK) nhiều môn lớp 6 hiện nay ở các nhà sách không khác gì so với tình trạng đỏ mắt tìm SGK lớp 2 của năm học trước, cũng thời điểm này. Điệp khúc nhà trường bán SGK kèm sách bổ trợ nhập nhèm, thiếu rõ ràng vẫn diễn ra ở một số nơi.
Ảnh minh họa.
Tại sao cùng một câu chuyện vẫn lặp đi lặp lại từ năm học này qua năm học khác trong khi việc bảo đảm đủ chỗ học, sách học cho học sinh là những yêu cầu cơ bản đặt ra đối với ngành giáo dục?
Đỏ mắt tìm mua sách
Có con bắt đầu vào cấp THCS, chị Lan Anh (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết năm nay ảnh hưởng của dịch bệnh nên con nhập học muộn hơn so với mọi năm. Phải đến khi nhận lớp, trước khai giảng mấy hôm, nhà trường mới hướng dẫn danh sách các SGK, sách tham khảo cần mua để phục vụ cho việc học nên các bố mẹ lúc này mới bắt đầu đi mua sách. Tuy nhiên, một số cuốn đặc biệt khan hiếm như bộ 4 cuốn SGK tiếng Anh lớp 6 đã hết từ đầu tháng 9 tại nhiều cửa hàng sách lớn tại Hà Nội. Đáng chú ý, ngay cả các cửa hàng sách và thiết bị trường học thuộc hệ thống Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) - đơn vị phát hành sách này cũng không sót cuốn nào để mua.
"Năm học mới đã bắt đầu được 1 tuần nhưng nhiều học sinh trong lớp con gái tôi cũng chưa có đủ sách để học. Giải pháp tạm thời trong những ngày này được phụ huynh lớp tôi bàn nhau là photo cho các con học tạm và tiếp tục... lùng mua sách ở các địa chỉ khác nhau", chị Lan Anh cho biết.
Về phía NXBGDVN, đơn vị này thừa nhận: Trong vài ngày qua, có hiện tượng thiếu cục bộ một số đầu SGK lớp 6, tại một số cửa hàng thuộc hệ thống NXBGDVN ở khu vực Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Nguyên nhân là năm học 2020 - 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên nhu cầu mua sắm ở các địa phương có biến động so với mọi năm, giảm ở các vùng có dịch, tăng ở một số TP lớn. Việc mua sắm sách vở, đồ dùng học tập diễn ra chậm hơn mọi năm và dồn dập vào dịp sau khai giảng (so với mọi năm là trước khai giảng). Hiện đơn vị này đang gấp rút điều chuyển sách giữa các địa phương và khu vực, in bổ sung gấp để đáp ứng nhu cầu phát sinh để có đủ sách trong 1 - 2 ngày tới.
Trên thực tế, đây là năm học cuối cùng dùng SGK lớp 2 và lớp 6 theo chương trình hiện hành nên các nhà sách đều cân đối số lượng nhập về, tránh tồn đến năm sau. Tuy nhiên, do khối lớp 2 thường các trường đã thông báo danh sách SGK cần mua từ cuối năm ngoái trong khi học sinh lớp 6 là khối lớp đầu cấp, nhập học muộn nên mua sách muộn, dẫn đến hiện tượng khan hiếm sách ở một số địa phương.
Tuy nhiên, câu chuyện này không mới khi cả năm học 2018-2019 và 2019-2020, nhiều phụ huynh phải chạy đôn chạy đáo tìm mua sách cho con, nhất là các lớp đầu cấp mỗi khi năm học đã bắt đầu. Có ý kiến cho rằng nguyên nhân là do năm 2019-2020, Bộ GDĐT thay đổi SGK lớp 1 và các cấp khác kể từ các năm sau đó nên các nhà sách nhập cầm chừng. Song, ngay cả NXBGDVN là đơn vị cung ứng sách cũng... hết sách thì phụ huynh biết đi đâu để tìm mua sách? Trong khi trách nhiệm đáp ứng đủ nhu cầu SGK cho học sinh là việc năm nào cũng được Bộ GDĐT lưu ý song lịch sử cũ vẫn lặp lại? Trách nhiệm của các cơ quan quản lý ra sao khi 3 năm qua, cứ đến đầu năm học là lại thiếu SGK? Giải pháp nào để hiện tượng này chấm dứt ở các năm sau khi việc thay SGK của chương trình hiện hành bằng SGK của chương trình giáo dục phổ thông mới rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Vẫn bán SGK kèm sách bổ trợ
Câu chuyện bán SGK kèm sách bổ trợ nhưng không hề ghi rõ đâu là sách bắt buộc theo chương trình của Bộ GDĐT, đâu là sách bổ trợ không bắt buộc phải mua của nhiều nhà trường vẫn tiếp diễn qua nhiều năm dù đầu năm học nào, Bộ GDĐT cũng có văn bản chỉ đạo về việc này.
Đơn cử, danh mục SGK của một số nhà trường ở Hà Nội đối với lớp 1 năm nay phát cho phụ huynh có giá lên tới 600 nghìn đồng tới 800 nghìn đồng khiến các bậc phụ huynh đều sốc. Bởi theo thông báo của Bộ GDĐT, giá các bộ SGK theo chương trình GDPT mới chỉ hơn 200 nghìn đồng. Như bộ sách "Cánh Diều" gồm 9 cuốn đã được Bộ Tài chính chấp thuận giá bán ở mức 199.000 đồng/bộ; Bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" gồm 10 cuốn có giá 179.000 đồng; Bộ sách "Chân trời sáng tạo" gồm 9 cuốn giá 186.000 đồng; Bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực" gồm 10 cuốn giá 194.000 đồng; Bộ sách "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" có 9 cuốn, giá 189.000 đồng...
Kể cả khi các trường chọn các cuốn sách độc lập từ 5 bộ sách này thì giá cũng không thể đội lên gấp 3, 4 lần như vậy. Nhìn vào danh mục các sách nhà trường bán cho phụ huynh, có thể thấy bao gồm cả vở bài tập, sách tham khảo, các bộ dụng cụ học tập và vở viết... nhưng không hề được ghi cụ thể cái nào là bắt buộc, cái nào là tự chọn. Đó là chưa kể, nếu đăng ký mua ở trường, phụ huynh không được chọn mua cuốn này, bỏ cuốn kia mà phải mua nguyên bộ theo quy định. Nên dù có biết, phụ huynh cũng khó lòng từ chối nhà trường không mua trọn bộ sách vì tâm lý, có thể cô sẽ dạy đến cuốn này, lúc ấy biết đi đâu mà mua...
Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến nhấn mạnh, do đặc thù năm nay mỗi trường được quyền chọn cho mình một hoặc nhiều hơn một bộ SGK nên rất cần sự thống nhất với phụ huynh. Về mặt nguyên tắc, học sinh phải được trang bị đầy đủ SGK. Còn sách tham khảo, bổ trợ và một số loại khác thì căn cứ nhu cầu thực tế, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Phụ huynh hoàn toàn có thể chỉ đăng ký mua SGK ở trường, còn sách tham khảo ra hiệu sách mua để cho con làm thêm vào cuối tuần, nhà trường tuyệt đối không được bắt phụ huynh mua cả sách tham khảo ở trường.
Không được ép học sinh mua sách tham khảo dưới mọi hình thức là điệp khúc nhiều năm nay từ các cơ quan quản lý giáo dục nhưng trên thực tế, hiện Bộ GDĐT cũng không có quy định nào yêu cầu NXB, các Sở GDĐT, các Phòng GDĐT phải tách riêng SGK và sách bổ trợ. Và các nhà trường, mỗi khi bị truyền thông phản ánh, lại có nghiêm túc kiểm điểm và rút kinh nghiệm nhưng đến năm sau, chuyện cũ vẫn xảy ra...
Sách bổ trợ núp bóng SGK: Ai dung túng? Bộ GD&ĐT nói không được ép học sinh mua sách tham khảo, nhưng tại nhiều trường học, sách tham khảo, bổ trợ được trộn chung sách giáo khoa khiến không ít phụ huynh tưởng tất cả là sách bắt buộc. Phụ huynh bó tay trước số lượng SGK và sách bổ trợ được trộn chung Ảnh: Như Ý Có con năm nay lên...