Những ngôi trường trong mây trắng níu chân học sinh vùng cao

Theo dõi VGT trên

Trong những ngôi trường lưng chừng đồi, học sinh được tạo mọi điều kiện học tập, sinh hoạt, văn thể mỹ. Thầy cô yêu thương và chăm lo cho học sinh hơn con đẻ.

Giáo dục gần như là con đường duy nhất để thoát nghèo

Vừ A Sinh thất thểu ôm cặp sách theo bố trở về nhà. Nó vừa đi vừa chực khóc vì về nhà giờ thì buồn lắm. Ở trường còn có bạn, có thầy cô. Về nhà thì thui thủi trông em hay lên nương rẫy phụ mẹ.

Sinh vùng vằng: ” Con thích ở lại trường, con không thích về nhà”. Thầy cô nhìn hai cha con đang đôi co, bật cười.Anh Vừ A Dong, thấy con trai tiu nghỉu bèn động viên: “Về nhà hết hè rồi lại lên”.

Cũng rất lâu rồi, phụ huynh người Mông không còn cho con nghỉ học để ở nhà chăm em hay đi nương rẫy nữa. Những đ.ứa t.rẻ người Mông, người Thái được cha mẹ cho đi học.

Trong những bản làng xa xôi nhất của huyện Trạm Tấu (huyện nghèo nhất của tỉnh Yên Bái) những ngôi trường mọc lên giữa lưng chừng đồi ngày càng khang trang và to đẹp hơn.

Tại những ngôi trường này, học sinh được thầy cô dạy văn hóa, được ăn ở, sinh hoạt với sự đầu tư rất lớn của nhà nước.

Điều chúng tôi cảm thấy phấn khởi nhất đó chính là tư tưởng của phụ huynh đã thay đổi nhiều.

Nếu như trước đây phụ huynh người Mông rất “lười” cho con đi học. Những đ.ứa t.rẻ sống một cách bản năng thích thì đi học, không thích thì nghỉ. Cha mẹ thích con ở nhà để phụ giúp việc nương rẫy hơn là cho con đi học.

Thế nhưng trong nhiều năm trở lại đây phụ huynh đã bắt đầu quan tâm hơn đến việc học hành của con.

Bởi họ nhận ra rằng: Những tấm gương thành công, có địa vị tại quê hương đều chăm chỉ học và học thành tài.

Những ngôi trường trong mây trắng níu chân học sinh vùng cao - Hình 1

Bữa ăn của học sinh trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở xã Bản Công, Trạm Tấu (Ảnh: N.D)

Chẳng hạn có đến cán bộ huyện Trạm Tấu đều thành đạt nhờ việc theo đuổi con đường học hành: Bác sĩ Sùng A Vang – Phó giám đốc trung tâm y tế huyện, Bí thư Huyện ủy Trạm Tấu Sùng A Thào… cũng thành đạt nhờ theo đuổi con đường học hành.

Những tấm gương đó ngày nào cũng được cô hiệu trưởng Huệ và các giáo viên tại trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Bản Mù đưa vào các bài giảng.

Đôi mắt các em long lanh khi nói về hai từ ước mơ. Để trở thành bác sĩ như bác Sùng A Vang, cô giáo như cô Huệ…các em hiểu rằng mình cần phải học. Học gần như là con đường duy nhất để thoát nghèo đối với học sinh nơi đây.

Tại trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Bản Mù – ngôi trường nằm giữa lưng chừng đồi.

Người ta đã từng phải đ.ánh nửa quả đồi để lấy mặt bằng xây trường học. Thế mới thấy sức người và sự đầu tư của Nhà nước dành cho giáo dục vùng cao là lớn như thế nào.

Cô Huệ hồ hởi khoe năm vừa rồi các em học sinh trồng và thu hoạch 4 tấn rau. Số rau này được bếp ăn của trường thu mua lại. Các em sẽ có t.iền để đóng vào quỹ lớp.

Những ngôi trường trong mây trắng níu chân học sinh vùng cao - Hình 2

Nhiều hoạt động được thầy cô tổ chức giúp học sinh gắn bó với trường lớp (Ảnh: N.D)

Video đang HOT

Cô Huệ tâm sự: “Điều tôi thấy đáng mừng nhất đó là nhận thức của phụ huynh đã có nhiều sự thay đổi và tiến bộ một cách rõ rệt.

Phụ huynh người dân tộc đặc biệt là người Mông họ quan tâm hơn và đầu tư nhiều hơn cho việc học của con cái. Có thể nói hiện nay tình trạng phụ huynh cho con nghỉ học gần như là không có.

Nếu muốn nghỉ thì các em cũng xin phép thầy cô. Thầy cô đồng ý cho nghỉ thì mời nghỉ chứ không nghỉ vô tội vạ như trước”.

Có đi mới thấy, chân bước thung thăng trên sân trường lộng gió, tận mắt chứng kiến sự thay da đổi thịt trong giáo dục vùng cao. Mới thấy được hết nỗ lực của Đảng, Nhà nước, chính quyền, ngành giáo dục và các thầy cô.

Đâu đó người ta vẫn kể những câu chuyện về “người Mông xuống phố”. Thế nhưng đó là câu chuyện của những năm trước.

Hôm nay những đ.ứa t.rẻ người Mông huyện Trạm Tấu xuống phố đã được trang bị hành trang đó chính là tri thức đến từ các trường học.

Trên con đường đổi đời, giáo dục chính là tác nhân quan trọng nhất thay đổi nhận thức và thay đổi cuộc đời của một đ.ứa t.rẻ vùng cao.

Ở miền xuôi người ta có thể nói: Học không phải là con đường duy nhất để thành công. Nhưng ở miền ngược học gần như là con đường duy nhất và khả thi nhất.

Muốn học sinh đến trường phải yêu thương học sinh như con

Hè về, trong nỗi buồn của học sinh trường Bản Mù không thể thiếu đi nỗi nhớ thầy cô, nhớ từng luống rau tự tay vun trồng.

Học sinh không nhớ sao được. Và cũng có như thế học sinh mới yêu trường và gắn bó với trường hơn. Đằng đẵng 9 tháng ở trường. Được thầy cô chăm nom từng bữa ăn, giấc ngủ.

Gần 33 năm công tác, thầy Nguyễn Duy Tiến vẫn không thể quên những ngày dài vất vả của học sinh bán trú.

Đó là một mùa mưa những năm 90. Khi tận mắt chứng kiến học sinh phải tự đắp bếp, nấu từng bát cơm ăn với măng cay. Thầy rưng rưng nước mắt.

Năm 1996, thầy Tiến tổ chức gom gạo rồi hướng dẫn các em trồng rau và nấu ăn. Đây chính là những đốm lửa nhỏ nhen nhóm mô hình trường bán trú sau này/

Nhưng phải mãi đến năm 2011, khi được Nhà nước đầu tư và nguồn xã hội hóa, thấy cô mới tính chuyện tổ chức các bữa ăn, phòng ốc cho học sinh ăn ở ngay tại trường.

Học sinh đến trường được ăn ngon hơn ở nhà, được ở trong những căn phòng sạch sẽ, khang trang.

Đây là lý do chính kéo các em đến trường và cũng là lý do khiến phụ huynh yên tâm giao phó con em họ cho nhà trường.

Nhiều đêm thầy Tiến thức trắng, cứ nghe tiếng điện thoại từ trường là giật b.ắn, khoác tạm cái áo lên trường ngay.

Thầy kể: “T.uổi 19 của tôi ra trường, đi làm. Lãnh đạo tín nhiệm cử vào huyện Trạm Tấu.

Sáng dậy đẹp xe đạp cơm nắm đi hơn 17 km từ Nghĩa Lộ và Trạm Tấu mà cũng phải mất nguyên ngày”.

“Làm nghề giáo viên quan trọng nhất là chữ Tâm” – thầy Tiến nói vậy.

Những ngôi trường trong mây trắng níu chân học sinh vùng cao - Hình 3

Học sinh được học văn hóa kết hợp các hoạt động văn thể mỹ (Ảnh: N.D)

Thầy xuề xòa bảo: “Kỷ niệm đáng nhớ nhất có lẽ là chăm các em lớp 1. Các cháu lớp 1 ở đây còi lắm, bé nhỏ hơn các bạn đồng trang lứa ở dưới thành phố.

Các cháu lên đây mình chăm có khi còn hơn cả con mình. Con cái đôi khi ốm đau còn để ông bà ở nhà chăm.

Có cháu lên đây do tập quán tiện đâu là nó bận đấy. Thầy cô rất vất vả. Tuy nhiên chúng tôi cũng nghĩ rằng làm nghề giáo viên vùng cao phải có chữ Tâm’.

Thầy Tiến thật thà kể: Câu chuyện về một sinh viên mới ra trường xin lên vùng cao. Chiều hôm đó lên đến Trạm Tấu. Đêm, 3-4 giờ sáng khăn gói quả mướp lặng lẽ đi thẳng về xuôi không nói một tiếng nào.

Câu chuyện vui như vậy để thấy rằng các thầy cô công tác trên vùng cao ngoài chuyên môn còn phải có nghị lực và một trái tim yêu thương học sinh hết mực.

Các thầy cô vừa là giáo viên vừa là cha là mẹ. Nhưng chỉ tình thương yêu thôi cũng là không đủ.

Để có thể giữ chân các em ở trường thầy cô phải tìm tòi tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa như các giải thể thao, cuộc thi nấu ăn…Tạo một môi trường học tập lành mạnh, gắn kết và yêu thương lẫn nhau.

Những ngôi trường trong mây trắng níu chân học sinh vùng cao - Hình 4

Môi trường học tập và tình yêu thương của thầy cô là những lý do khiến cho học sinh gắn bó với trường lớp (Ảnh: N.D)

Nhìn lại thành quả gần 33 năm công tác, thầy Tiến đúc rút được một điều:

“Con đường thoát nghèo của học sinh nơi đây gần như chỉ có thể thay đổi bằng giáo dục. Nhưng làm sao để học sinh muốn đi học và thích đi học.

Điều này thực sự cần đến sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước và đặc biệt là tình yêu thương, chữ Tâm của người thầy, người cô”.

Tháng 8 này, từ những bản làng xa xôi còn đượm mùi khói bếp. Học sinh cơm nắm măng đến ngôi nhà thứ 2 của mình – trường học. Quả thật có đến đây mới thấy hết ý nghĩa và giá trị của 2 từ giáo dục.

Biết đâu những đ.ứa t.rẻ trường thành từ những ngôi trường lưng đồi sau này sẽ trở thành Sùng A Thào, Sùng A Vang, Nguyễn Duy Tiến…lại tiếp tục hành trình mang con chữ thắp sáng Tây Bắc.

Nam Dương

Theo giaoduc.net

“Cõng chữ” lên Khe Chữ

Hơn 1 năm trước, vào chiều tối 6-11-2017, một ngọn núi bất ngờ bị sạt lở đổ xuống ầm ầm, đá lăn dữ dội, tang thương bao trùm ngôi làng dưới chân núi ở Khe Chữ vùi lấp 6 ngôi nhà tại thôn 2, khiến 4 người c.hết, 144 ngôi nhà của đồng bào dân tộc nơi đây hư hỏng.

Ngay sau đó, chính quyền các cấp ở tỉnh Quảng Nam, lực lượng vũ trang Quân khu 5 nhanh chóng vào cuộc hỗ trợ đồng bào dọn về ngôi làng Khe Chữ mới, cách làng cũ khoảng 4km. Sau ngày xảy ra sự cố đau thương này, một năm sau, Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ khánh thành và bàn giao, đưa vào sử dụng điểm trường học Khe Chữ tại thôn 2, xã Trà Vân, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Cõng chữ lên Khe Chữ - Hình 1

Lớp ghép 1 (13 em), lớp 2 (8 em) do cô Võ Thị Trinh phụ trách

Làng dân cư kiểu mẫu

Ngôi trường khởi công xây dựng từ tháng 8-2018, được thiết kế với 2 phòng học, 1 phòng công vụ, 1 khu nhà vệ sinh với tổng giá trị 1,5 tỷ đồng và hơn 130 triệu đồng đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy. Ngôi trường Khe Chữ khang trang đảm bảo việc học hành cho con em trong làng.

Chính quyền huyện Nam Trà My cũng triển khai nhiều phương án hỗ trợ bà con cải thiện đời sống; khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng, nhất là trồng cây dược liệu ngắn ngày, 3 tháng thu hoạch/lần.

Về lâu dài, những giống cây như: dổi rừng, đinh lăng, quế Trà My... cũng được chính quyền và ngành chức năng địa phương khuyến khích, hỗ trợ để bà con tham gia trồng sau khi đã ổn định đời sống tại nơi ở mới. Những ngôi nhà và nhiều công trình dân sinh được xây dựng giúp nơi đây trở thành làng dân cư kiểu mẫu.

Giao thông thông suốt đến tận làng. Lưới điện quốc gia cũng được kéo đến tận làng, phục vụ cấp điện ổn định cho 144 hộ dân với hơn 430 nhân khẩu. Với hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng xã hội như trên, việc người dân nâng cao đời sống của bản thân và gia đình sẽ thuận lợi hơn trước.

Ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết, hiện nay nhà cửa, đời sống và đất sản xuất của người dân cơ bản ổn định; đường sá, hệ thống điện đã được đầu tư.

"Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, ưu tiên các nguồn lực để hỗ trợ đầu tư cho các địa phương vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; trong đó, chú trọng sắp xếp các khu dân cư, tái định cư tại những vùng có nguy cơ sạt lở cao. Đề nghị chính quyền xã Trà Vân nói riêng và huyện Nam Trà My nói chung tiếp tục khảo sát, quan tâm hỗ trợ cho người dân tại những vùng đặc biệt khó khăn như làng Khe Chữ, không để người dân nào thiếu ăn, t.rẻ e.m phải được đến trường", ông Đinh Văn Thu nói.

10 năm lên non

Tại điểm trường cũ có 2 giáo viên, khi chuyển sang trường mới cũng vẫn 2 cô giáo đó đảm trách việc giảng dạy. Lớp mầm non có 35 em do cô Hồ Thị Ngọ phụ trách. Còn lớp ghép (13 em lớp 1 và 8 em lớp 2) do cô Võ Thị Trinh đảm nhận.

Hơn 10 năm gắn bó với nghề, cô Võ Thị Trinh chia sẻ trong xúc động khi chuyển sang điểm trường mới: "Trên này đường sá dễ đi hơn, chứ nơi dạy cũ phải đi bộ lên mấy nóc (núi - PV), mất 2 - 3 giờ, vì không thể chạy xe lên tận nơi được. Nhớ ngày trước đi bộ lên lớp, vai thì cõng ba lô, tay xách thức ăn, dầu, mắm muối... đủ thứ, trông giống đi buôn chứ không giống giáo viên chút nào. Nhà thì dựng tấm ván trống trước trống sau, xin được mấy tấm tôn che lại cho mùa mưa đỡ ướt lạnh. Thức ăn như thịt kho có khi dùng đến 2 tuần, kho đi kho lại muốn "lủng" nồi nhưng vẫn cứ ăn. Cuối tuần, cán bộ, nhân viên điểm trường về nhà hết, một mình tôi ở lại. Lúc đầu có xuống nhà dân ngủ nhưng thấy mưa gió đi lại bất tiện nên đành thui thủi một mình ở trường. Riết thành quen, nên hơn cả tháng mới "xuống núi" đi hơn 100km về nhà một lần".

Cô Trinh năm nay 42 t.uổi, quê ở huyện Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam), đã có chồng nhưng vì cuộc sống hiện tại còn khó khăn nên cô chưa tính được chuyện sinh con. Cô Trinh tâm sự: "Hiện nay thu nhập cũng chỉ đủ chi tiêu cho bản thân. Nếu sinh con nữa chắc rất khó khăn. Khi dạy ở trường cũ, tuy có cực nhọc nhưng bên cạnh đó cũng có niềm vui riêng. Nhìn những em học sinh từ lúc đến trường không biết chữ, được thầy cô tận tâm dạy dỗ, bây giờ đã biết đọc, biết viết và thậm chí có nhiều em đã học hết cấp 3, nên tôi thấy rất vui. Sau vụ sạt lở núi, để các em tiếp tục học tập, điểm trường chuyển sang bên này mượn trạm của công trình đang xây dựng học tạm và học sinh gọi là "trường tấm bạt" vì chỉ được che bằng bạt xung quanh. Bây giờ có trường bê tông thì quá sướng rồi".

Ở vùng miền núi, đối với đồng bào dân tộc thiểu số, chuyện đi học của con em không được cha mẹ quan tâm lắm. Thầy cô vận động học sinh đến lớp không dễ chút nào. Cô Trinh phải cùng học sinh đến tận nhà để vận động các em khác đi học. Khi đến nhà, nếu không gặp học sinh mà chỉ gặp phụ huynh thì họ thường bảo: "Mình không biết, tối nó không ngủ với mình nên mình không biết nó đi đâu. Mình nói nó không được, cô giáo thích làm gì thì cô làm".

Ngoài việc khuyên nhủ, nhiều lúc cô giáo phải "xuống nước" năn nỉ. Nếu được cha mẹ đồng ý thì cõng học sinh đi liền, vì lo họ đổi ý và nếu để các em nghỉ học một buổi thì sẽ có đà nghỉ tiếp. "Chuyện thiếu thốn vật chất thì thầy cô san sẻ được, nhưng chuyện các em không chịu đi học, phụ huynh không hợp tác là vấn đề đau đầu nhất hiện nay. Đặc biệt, có những phụ huynh nghiện rượu, muốn con em họ đến lớp thì phải đem rượu đến mời họ uống để nói chuyện. Nhưng là phụ nữ, chúng tôi không uống nhiều được. Tuy nhiên, cũng có một số cha mẹ rất quan tâm đến việc học của con em và đây chính là niềm vui lớn nhất của giáo viên chúng tôi", cô Trinh trải lòng.

Nhà trường khuyến khích thầy cô bồi dưỡng thêm kiến thức cho học sinh vào chiều thứ ba và thứ năm hàng tuần, nhưng chỉ có trò giỏi ở lại học, còn số trò tiếp thu bài chậm thì không muốn đi. Đa số học sinh vùng cao tiếp thu kiến thức rất chậm nên công tác giảng dạy của giáo viên cũng cần có phương pháp riêng, dễ hiểu hơn.

Nói về phương pháp giảng dạy cũng như kinh nghiệm dạy học sinh đồng bào dân tộc, cô Trinh chia sẻ: "Hiện nay, trình độ học sinh không đồng đều, vậy nên trên giấy tờ có 2 trình độ lớp 1 và lớp 2, nhưng thực tế tôi phải phân chia đến 6 trình độ. Một số em đọc tốt, số đọc chậm, số chỉ đ.ánh vần, số chưa biết chữ cái, số biết đọc nhưng không biết viết... Giáo viên thì kiêm hết tất cả các môn: tiếng Việt, toán, thể dục, múa hát, vẽ... nhưng đâu phải môn nào giáo viên cũng biết sâu và có năng khiếu. Vì vậy, chúng tôi phải tập luyện và tự nghiên cứu rất nhiều, làm sao để các em có thể tiếp thu một cách tốt nhất".

Cũng là cô giáo cắm bản, vừa dạy học vừa đến từng nhà khảo sát, vận động phụ huynh đưa các em ra lớp, cô Hồ Thị Ngọ tâm sự: "Tôi gắn bó điểm trường Khe Chữ từ khi người dân chuyển về đây. Cơ sở vật chất thiếu thốn, phải học ở ngôi trường tạm. Năm nay, cô trò đều vui mừng khi được học trong ngôi trường mới kiên cố, an toàn".

Thầy Hồ Văn Hạnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trà Vân, cho biết: "Điểm trường mới hoàn thành và được đưa vào sử dụng, giúp học sinh vùng sâu vùng xa thuận lợi hơn trong học tập, phụ huynh an tâm hơn, nhất là vào những mùa mưa bão, sạt lở núi. Mong rằng sự quan tâm đầu tư này sẽ góp phần giúp các em phấn đấu học tập, đặc biệt phụ huynh là việc động viên con em không bỏ học giữa chừng".

NGỌC PHÚC

Theo SGGP

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Miss Supranational: Indonesia đăng quang, Kim Duyên nói lý do Lydie Vũ trắng tay
17:02:19 07/07/2024
Diễn biến mới nhất drama Nam Thư: "Chính thất" bị mẹ chồng đổ lỗi, sẽ giao hết bằng chứng nếu ra toà
19:44:44 07/07/2024
Chồng thiếu gia của Midu cưng vợ ra mặt khi hẹn hò, lần đầu để lộ nhẫn cưới
17:51:07 07/07/2024
Mẹ chồng từ trong bếp phi ra với cái chảo rồi đ.ập tan tành chiếc TV mới mua
17:17:06 07/07/2024
Livestream tâm sự, Xoài Non "sượng trân" trước câu hỏi nhắc về chồng cũ
21:32:32 07/07/2024
Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tập 2 có lượt xem trực tiếp trên YouTube tăng gấp 10 lần, có thời điểm còn vượt qua show "đối thủ"
19:34:00 07/07/2024
Trước khi dính vào lùm xùm là "người thứ ba", Nam Thư thuê homestay tại Đà Lạt để làm gì?
18:04:37 07/07/2024
Hoàng Thùy đã căng: Đăng đàn ám chỉ ai đó bề ngoài tỏ ra thân thiết nhưng... thực chất bên trong nham hiểm
21:32:34 07/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tuần mới (8-14/7): 2 t.uổi nhận lộc kinh doanh lãi đậm, 1 t.uổi chịu đủ vận hạn

Trắc nghiệm

23:56:09 07/07/2024
Trong khi 2 con giáp may mắn đổi đời nhờ kinh doanh thuận lợi, 1 con giáp lại phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách.

Đến Sài Gòn ai cũng thích mê 1 món súp: Mách bạn 7 địa chỉ chất lượng nhất!

Ẩm thực

23:26:54 07/07/2024
Để tìm một quán súp cua ở Sài Gòn thì không khó, nhưng dưới đây là 7 địa chỉ bán món súp trứ danh này chất lượng nhất!

Cây hài sân khấu: Dũng Nhí - Gian khổ vẫn không ngớt tiếng cười

Sao việt

23:18:16 07/07/2024
Diễn viên Dũng Nhí có thể xem là cây hài trẻ của cải lương dù anh không còn trẻ nữa và đã lăn lóc với nghề hơn 20 năm.

Bắt trend mùa hè cùng U15

Thời trang

23:16:53 07/07/2024
Hè là khoảng thời gian để bạn tha hồ mặc đẹp. Không cần cầu kỳ, chỉ cần năng động, khỏe khoắn và bắt đúng trend của tụi mình.

'Anh trai say hi' tập 4: Chơi đùa với lửa, nóng hơn sa mạc

Tv show

23:15:41 07/07/2024
Trong tập phát sóng mới nhất của chương trình Anh trai say hi , khán giả đã được chứng kiến những tiết mục cực kỳ n.óng b.ỏng với sân khấu dàn dựng hoành tráng, ấn tượng và đầy bất ngờ.

Fan mong Daesung hát bài gì tại concert ở Việt Nam?

Nhạc quốc tế

23:09:36 07/07/2024
Tin vui dành cho các bạn fan của Daesung, nhiều bài hát nổi tiếng gắn liền với BIGBANG đã được anh chàng đem đến các concert diễn ra trước đó.

Những điều kỳ lạ nhất định phải trải nghiệm khi đi du lịch ở châu Âu

Du lịch

22:39:42 07/07/2024
Danh sách này tập hợp những điều kỳ lạ nhất mà bạn có thể trải nghiệm khi đi du lịch ở châu Âu. Lễ hội trứng tráng khổng lồ (Bessières, Pháp)

Suzy kỷ niệm 14 năm gia nhập làng giải trí

Sao châu á

22:27:29 07/07/2024
Nữ thần tượng kiêm diễn viên chia sẻ khoảnh khắc vui vẻ trên Instagram cá nhân và nhận được nhiều lời chúc mừng từ khán giả toàn cầu.

Bin đổ cho Riot "giúp" T1 dù lỗi hoàn toàn là "tự hủy"

Mọt game

22:09:20 07/07/2024
Trong cuộc đối đầu mới đây giữa hai đội Bilibili Gaming và T1 thuộc khuôn khổ Esports World Cup 2024, T1 đã giành chiến thắng với tỉ số 2-1.

Ngân Sát Thủ công khai tình mới kém 9 t.uổi

Netizen

21:14:01 07/07/2024
Hai người chia tay, bốn người tìm được hạnh phúc là mối quan hệ hiện tại mà dân tình thấy ở ViruSs và Ngân Sát Thủ.