Những nghề hot sau dịch Covid-19
Thông qua Linkedln, Microsoft muốn giúp 25 triệu người trên khắp thế giới có việc làm tốt hơn vào cuối năm nay, sau khi đại dịch toàn cầu lắng xuống.
Đây là thông tin hữu ích với những người bị mất việc làm khi Covid-19 bùng phát từ đầu năm đến nay. Ngay cả với những ai đang có việc làm, họ cũng có thể tìm được cơ hội thăng tiến và mang về thu nhập cao hơn. Sáng kiến của Microsoft tập trung vào 3 nội dung cơ bản được cung cấp trên Linkedln.
Microsoft muốn giúp hàng chục triệu người tìm được việc làm sau thời gian bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Ảnh: Unsplah.
Đầu tiên là xác định cơ hội. Công cụ phân tích dữ liệu việc làm Economic Graph của LinkedIn cung cấp thông tin về các công việc đang cần lao động, những kỹ năng để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng và làm việc.
Economic Graph đưa ra danh sách 10 công việc có nhu cầu cao nhất hiện nay và vẫn hấp dẫn trong vòng 10 năm tới, bao gồm: Chuyên viên dịch vụ khách hàng, đại diện kinh doanh, hỗ trợ công nghệ thông tin, tiếp thị kỹ thuật số, quản lý dự án, thiết kế đồ họa, chuyên gia phân tích tài chính, phân tích dữ liệu, quản trị mạng, nhà phát triển phần mềm
Phần thứ hai trong chiến lược là giúp mọi người nhanh chóng có kỹ năng cần thiết để đạt được yêu cầu của công việc. Do đó, Microsoft cung cấp các khóa học video LinkedIn Learning miễn phí, phù hợp với các kỹ năng cốt lõi cần thiết từ nay đến cuối năm. Các khóa học này hiện được trình bày bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Đức.
Video đang HOT
Cuối cùng, Microsoft tổ chức các kỳ thi và cấp giấy chứng nhận cho những người đạt kỹ năng tốt trong lĩnh vực công nghệ với giá chỉ 15 USD, trong khi mức bình thường hơn 100 USD.
Các bài kiểm tra được tổ chức trực tuyến. Người thi có thể truy cập từ bất kỳ đâu để tham dự. Microsoft cũng dự định hợp tác với chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận và tư nhân khác để thực hiện các kỳ thi tương tự.
Công ty này tuyên bố sẽ quyên góp 20 triệu USD tiền mặt và hỗ trợ vấn đề liên quan đến kỹ thuật cho các tổ chức phi lợi nhuận trên toàn thế giới.
Sinh viên năm cuối lo thất nghiệp
Sau bốn tháng thực tập không lương tại khách sạn ở Hà Nội, Lê Trang, 22 tuổi, được tuyển dụng nhưng hai tháng sau lại thất nghiệp.
Là sinh viên năm cuối ngành Khách sạn - Nhà hàng của Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Trang bắt đầu thực tập từ tháng 10/2019. Sau bốn tháng làm việc không lương, đến khi được chủ khách sạn ký hợp đồng, cô gái quê Hà Tĩnh vui mừng khoe với gia đình. "Với sinh viên chưa có bằng, mức thu nhập 7 triệu đồng một tháng là khá tốt so với mình", Trang kể.
Niềm vui của Trang không kéo dài được lâu, từ ngày 29/3 do Covid-19, Việt Nam không tiếp nhận chuyến bay chở khách quốc tế, các điểm tham quan đóng cửa. Không có khách, khách sạn nơi Trang làm việc giảm dần lương nhân viên. Đến tháng 4, khi Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội, mọi người ở trong nhà phòng dịch, khách sạn cắt giảm 50% nhân sự. Là người mới, Trang bị hoãn hợp đồng.
Không có được chu cấp, Trang ngồi lỳ ở nhà nhiều ngày, rà tất cả trang web tuyển dụng, hỏi han mối quen tìm việc, song đều không có hy vọng. Đến đầu tháng 5, nữ sinh xin làm lễ tân ở một bể bơi, lương 4 triệu đồng, đủ trả tiền ăn và thuê trọ.
Cũng học ngành du lịch, Lê Hữu Đan, sinh viên năm cuối ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Đại học Hà Nội, bị mất việc làm thêm vì Covid-19. Từ cuối năm 2019, nam sinh làm hướng dẫn viên cho khách quốc tế tham quan các địa điểm nổi tiếng của miền Bắc như vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Tràng An (Ninh Bình) và Hà Nội. Từ tháng 2, Đan đều đặn nhận 4-7 tour một tuần.
Tuy nhiên, giữa tháng 3 khi lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm mạnh do chỉ thị hạn chế nhập cảnh, công ty du lịch dừng hoạt động, Đan mất việc. Chàng trai 22 tuổi lo lắng khi ngành du lịch hoạt động trở lại, mức độ cạnh tranh việc làm sẽ cao hơn nhiều so với trước kia. "Để có việc, ngoài sinh viên tốt nghiệp cùng ngành, mình phải cạnh tranh với những người có kinh nghiệm nhưng bị mất việc trong đại dịch", Đan nói.
Không chỉ Trang, Đan, hàng nghìn sinh viên và cả những hướng dẫn viên du lịch có kinh nghiệm cũng đang bị thất nghiệp. Theo số liệu của Chính phủ vào đầu tháng 3, ảnh hưởng của Covid-19, ước tính lượng khách lưu trú tại các khách sạn giảm 60%, ngành du lịch Việt Nam thiệt hại 7 tỷ USD. Tất cả doanh nghiệp du lịch gặp khủng hoảng, buộc phải sa thải nhân viên.
Lê Hữu Đan trong chuyến đi Hà Giang. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Là sinh viên năm cuối chuyên ngành Báo truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đào Văn Long, 23 tuổi, đang thiết kế lại CV để tìm việc làm. Trong hơn ba tháng nghỉ học phòng dịch, Long đã gửi hồ sơ xin việc nhiều nơi, mong muốn được cộng tác và sau khi ra trường sẽ gắn bó lâu dài nhưng đều bị từ chối. "Mình hiểu để có thể xin được một công việc đúng chuyên ngành khi ra trường và giai đoạn sau dịch là rất khó khăn", Long nói.
Do Covid-19, năm nay sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ nhận bằng tốt nghiệp muộn hơn mọi năm ít nhất một tháng rưỡi, Long lo mình lỡ cơ hội. "Các đơn vị thường bắt đầu tuyển dụng vào tháng 5-6 khi sinh viên ra trường, năm nay tốt nghiệp muộn hơn nên mình không rõ có kịp gửi hồ sơ hay không", Long nói.
Từ nay đến khi lấy bằng tốt nghiệp, Long dự định vẫn nộp hồ sơ ứng tuyển các công việc cảm thấy phù hợp. Nếu may mắn được nhận, Long sẽ xin nộp bổ sung bằng đại học vào tháng 8. Cùng với đó, Long cũng tìm hiểu công việc tại một số báo điện tử hoặc các công ty truyền thông để chuẩn bị cho trường hợp không tìm được việc đúng ngành.
Đào Văn Long trong chuyến du lịch Quảng Nam. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Phương Thảo, quê Phú Thọ, sinh viên năm cuối Học viện Tài chính, thấp thỏm lo lắng vì đã gửi hồ sơ đến sáu công ty mà vẫn chưa tìm được việc. Tuần qua, nữ sinh đi phỏng vấn ở hai công ty. Trước khi đi, cô nghĩ sẽ ổn bởi lựa chọn rất kỹ, chỉ nộp những nơi không yêu cầu kinh nghiệm, chấp nhận cho ứng viên nợ bằng. Thế nhưng khi tới nơi, nữ sinh thất vọng hoàn toàn bởi mô tả công việc không giống với yêu cầu. Họ đăng tuyển kế toán nhưng thực tế đó chỉ là phần việc rất nhỏ, còn chủ yếu sẽ làm việc hành chính nhân sự hay nhân viên sale.
Bốn công ty còn lại chưa phản hồi dù Thảo đã nộp hồ sơ cả tháng nay. Thảo nghĩ tin đăng tuyển có từ lâu, do ảnh hưởng Covid-19, nhu cầu tuyển không còn nên họ không gọi ứng viên nữa. Những ngày này, Thảo tiếp tục tìm các công ty đang cần tuyển kế toán và gửi hồ sơ, hy vọng cơ hội sẽ đến với mình.
Theo công bố của Tổng cục Thống kê vào cuối tháng 4, Covid-19 đã khiến gần 5 triệu lao động Việt Nam bị ảnh hưởng, thậm chỉ mất việc, kéo tỷ lệ người có việc làm quý I xuống thấp nhất 10 năm. Gần 85% doanh nghiệp được hỏi trả lời gặp khó khăn, việc tuyển dụng trong thời gian tới sẽ hạn chế để tập trung khắc phục hậu quả do đại dịch.
Muốn làm nghề "hái ra tiền", có nên học nhóm ngành thiết kế - mỹ thuật? Kỳ thi THPT quốc gia 2020 đang đến rất gần, như vậy thí sinh sẽ phải đối mặt với việc chọn trường và chọn ngành như thế nào thì thỏa đam mê và bắt kịp được nhu cầu của xã hội. Nhiều thí sinh lo lắng vì cho rằng nhóm ngành thiết kế, mỹ thuật chương trình học thì khó mà khi ra...